Lơ là trong hướng dẫn, thu gom rác thải của F0 điều trị tại nhà
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, những người mắc COVID-19 điều trị tại nhà cần phân loại rác thải y tế, xử lý đồ dùng để tránh lây nhiễm.
Tuy nhiên, hiện nay khi F0 điều trị tại Hà Nội tăng cao, công tác này đang bị lơ là.
Tình nguyện viên Ngọc Châu, huấn luyện viên aerobic, tại Trung tâm hồi sức tích cực Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM – Ảnh: TỰ TRUNG
Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, chị N.T.T. (phường Yết Kiêu, quận Hà Đông, Hà Nội) – một F0 đang điều trị tại nhà – cho biết gia đình không được hướng dẫn phân loại rác thải cũng như xử lý đồ dùng cá nhân của F0.
“Y tế phường đã xuống lấy mẫu xét nghiệm, hướng dẫn điều trị nhưng không nhắc đến việc xử lý rác thải của gia đình như thế nào. Tôi vẫn để chung các loại rác thải, khăn giấy, khẩu trang và thực phẩm với nhau và đăng ký giờ đổ rác với ban quản lý tòa nhà. 12h trưa, tôi để tất cả rác dùng trong ngày ở trước cửa, sau đó ban quản lý sẽ cho người lên đưa rác xuống”, chị T. nói.
Cũng đang là F0 điều trị tại nhà, anh N.T.D. (quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết gia đình chưa được hướng dẫn xử lý rác thải hằng ngày. Anh D. chia sẻ gia đình đã cẩn thận để rác y tế vào túi riêng, buộc kín, để trước cửa để nhân viên thu gom rác đến lấy.
“Tuy nhiên, gia đình tôi không thể tiếp xúc với nhân viên thu gom rác nên không thể nhắc họ đâu là túi rác có rác thải y tế. Hy vọng nhân viên thu gom rác có thiết bị khử khuẩn hay đã được tập huấn về việc thu gom rác thải để tránh lây nhiễm”, anh D. chia sẻ.
Anh Nguyễn Việt Phong (quận Hồ Tây, Hà Nội) cho biết 3 người trong gia đình đều nhiễm COVID-19 và điều trị tại nhà. Anh được y tế phường hướng dẫn chăm sóc, tuy nhiên về rác thải của gia đình cũng không có hướng dẫn cụ thể.
“Gia đình mình cũng không dùng đến khẩu trang, khăn giấy… rác thải chủ yếu là thực phẩm dư thừa hằng ngày nên mình chỉ để vào túi buộc kín và đưa ra cửa. Người ở tổ dân phố đến hỗ trợ lấy rác đưa ra khu tập kết rác của khu vực”, anh Phong nói.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bác sĩ Nguyễn Thành Hà – trưởng Trạm y tế phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa – cho biết cán bộ y tế phường khi tiếp nhận F0 điều trị tại nhà đều hướng dẫn phân loại rác thải để tránh lây nhiễm. “Chúng tôi có nhắc người bệnh phải để rác thải y tế như khẩu trang, khăn lau, kit xét nghiệm nhanh… riêng và buộc kín. Sau đó, để ra thùng rác thải y tế được phường đặt ở trước cửa”.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, nhiều gia đình F0 điều trị tại nhà trên địa bàn phường Ô Chợ Dừa không có thùng rác y tế như cán bộ y tế đã nói. Đặc biệt ở nhiều khu tập thể, những túi rác của F0 vẫn được để trước cửa, không có thùng rác chuyên dụng.
Mới đây, chia sẻ tại tọa đàm “Thực trạng và giải pháp thu gom, xử lý rác thải của F0 điều trị tại nhà”, ông Nguyễn Hữu Tiến – phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam – cho biết, do các trường hợp F0 điều trị tại nhà nằm rải rác trên từng địa bàn, nên công tác thu gom, vận chuyển gặp nhiều khó khăn.
Cụ thể, thời gian thu gom kéo dài, chi phí vận chuyển tăng cao; xe thu gom không thể di chuyển thu gom tại các hộ gia đình nằm trong ngõ nhỏ. Ngoài ra, còn khó khăn về cả lực lượng thu gom rác thải từ hộ gia đình đến điểm tập kết, thiết bị bảo hộ cho nhân viên thu gom rác.
Ông kiến nghị thành lập một tổ công tác chuyên thu gom rác thải y tế lây nhiễm (F0 tại nhà) với phương tiện chuyên dụng riêng cho công tác này.
Trong tài liệu hướng dẫn chăm sóc người mắc COVID-19 tại nhà, Bộ Y tế đưa ra những lưu ý quan trọng khi xử lý đồ dùng, rác thải của F0 để tránh lây nhiễm dịch bệnh.
Đối với rác thải, cần đặt thùng rác có nắp kín và mở bằng chân, có lót túi nilông bên trong ở phòng của người nhiễm. Rác thải cần được thu gom, xử lý hằng ngày hoặc khi thùng rác đầy.
Hằng ngày bỏ khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng vào túi đựng chất thải, thực hiện xịt cồn 70 độ để khử trùng và buộc chặt miệng túi, sau đó bỏ vào thùng đựng chất thải lây nhiễm được đặt trong phòng của người cách ly.
Video đang HOT
Hà Nội tăng vọt ca Covid-19, F0 điều trị tại nhà cần chuẩn bị những gì?
Dịch Covid-19 tại Hà Nội ngày càng diễn biến phức tạp. Mới đây, số F0 ghi nhận trong 24 giờ của Thủ đô chính thức vượt mốc 1.000 ca (1.357 ca), trong đó chiếm gần một nửa là ca cộng đồng.
Để tránh tình trạng quá tải hệ thống y tế, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, Hà Nội đã cho phép các F0 nhẹ, không triệu chứng điều trị tại nhà.
Những việc cần chuẩn bị khi là F0 điều trị tại nhà
Theo Sở Y tế Hà Nội, với các trường hợp F0 đủ điều kiện điều trị tại nhà trước hết cần chuẩn bị những việc sau:
- Lưu số điện thoại đường dây nóng phòng chống dịch; nhân viên y tế được phân công hỗ trợ theo dõi sức khỏe.
- Thống nhất với cả gia đình về vùng không gian dành riêng cho người nhiễm.
Để tránh tình trạng quá tải hệ thống y tế, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, Hà Nội đã cho phép các F0 nhẹ, không triệu chứng điều trị tại nhà (Ảnh minh họa).
- Chuẩn bị các vật dụng tối thiểu như: Khẩu trang y tế dùng một lần; găng tay y tế sạch; dung dịch sát khuẩn tay/xà phòng; dụng cụ cá nhân: bàn chải đánh răng, khăn tắm, khăn mặt, chậu tắm - giặt, bộ đồ dùng ăn uống, xà phòng (tắm, giặt), máy giặt (nếu có), dụng cụ phơi, sấy trang phục cá nhân.
- Về các thiết bị theo dõi y tế, F0 điều trị tại nhà cần có: nhiệt kế, máy đo độ bão hòa oxy đầu ngón tay (SpO2); máy đo huyết áp; điện thoại hoặc máy tính để liên lạc với nhân viên y tế; thùng rác thải y tế; túi thuốc điều trị tại nhà.
Những dấu hiệu cảnh báo bệnh diễn tiến nặng
Nếu có một trong những dấu hiệu dưới đây, F0 điều trị tại nhà cần báo ngay với nhân viên y tế:
- Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: Thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào.
- Nhịp thở tăng: Người lớn nhịp thở> 21 lần/phút; trẻ từ 1 đến dưới 5 tuổi, nhịp thở: 40 lần/phút; trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, nhịp thở 30 lần/phút.
- SpO2 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 lần/phút; huyết áp thấp: huyết áp tối đa
- Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.
- Thay đổi ý thức: Lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật.
- Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.
- Không thể uống. Trẻ em bú kém/giảm, ăn kém, nôn.
- Trẻ có biểu hiện: Sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi đỏ, ngón tay chân sưng phù nổi ban đỏ, nốt hoặc mảng xuất huyết...
Với một số triệu chứng nhẹ, người bệnh có thể tự xử trí:
Sốt
Đối với người lớn> 38,5 độ C hoặc đau đầu, đau người nhiều thì uống mỗi lần một viên thuốc hạ sốt như Paracetamol 0,5g, có thể lặp lại mỗi 4 - 6 giờ, ngày không quá 4 viên, uống Oresol nếu uống kém/giảm hoặc có thể dùng uống thay nước.
Đối với trẻ em sốt> 38,5 độ C, uống thuốc hạ sốt như Paracetamol liều 10-15mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 4 - 6 giờ, ngày không quá 4 lần.
Nếu sau khi dùng thuốc hạ sốt 2 lần không đỡ, đề nghị thông báo ngay cho nhân viên y tế quản lý người nhiễm Covid-19 tại nhà để xử lý.
Người bệnh có thể dùng thuốc giảm ho theo đơn của bác sĩ.
Cách sử dụng thuốc điều trị Covid-19 tại nhà cho người trên 18 tuổi
Theo Sở Y tế Hà Nội, thuốc dành cho F0 điều trị tại nhà gồm 3 nhóm:
Nhóm A là những thuốc thông dụng bao gồm thuốc hạ sốt và thuốc nâng cao thể trạng:
- Paracetamol 500mg: Uống một viên khi sốt trên 38,5 độ C, có thể lặp lại mỗi 4 giờ đến 6 giờ nếu vẫn còn sốt.
- Vitamin tổng hợp: Uống một viên/lần/ngày.
- Vitamin C: Sáng một viên, tối một viên.
Nhóm B là thuốc kháng viêm và thuốc chống đông chỉ sử dụng trong tình huống đặc biệt. Người bệnh khi cảm thấy khó thở (thở hụt hơi, khó thở tăng lên khi vận động, nhịp thở khi nghỉ ngơi trên 20 lần/phút hoặc đo SpO2 từ 96% trở xuống) phải liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh, nếu có chỉ định nhập viện, bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng một liều duy nhất trước khi chuyển viện:
- Dexamathasone 0,5mg x 12 viên uống một lần, (12 viên tương đương 6mg) hoặc Methylprednisolone 16mg x 1 viên uống.
- Rivaroxaban 10mg x 1 viên uống hoặc Apixaban 2,5mg x 1 viên uống hoặc Dabigatran 220mg x 1 viên uống.
Sở Y tế Hà Nội cũng lưu ý các thuốc trên không sử dụng cho phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú, người có mắc một trong những bệnh (viêm loét dạ dày tá tràng, suy gan, suy thận, các bệnh lý dễ gây chảy máu đường tiêu hóa, đường tiết niệu và các bệnh lý gây chảy máu khác).
Nhóm C là thuốc kháng virus
- Molnupiravir viên 200mg hoặc viên 400mg uống ngày 2 lần: sáng 800mg, chiều 800mg, uống 5 ngày liên tục.
- Hoặc Favipiravir viên 200mg. Ngày đầu 1.600mg/lần x 2 lần/ngày, các ngày sau uống 600mh/lần x 2 lần/ngày, uống từ 7 - 14 ngày.
Thuốc nhóm C không sử dụng trong trường hợp phụ nữ đang có thai hoặc có kế hoạch có thai, đang cho con bú.
Trẻ em mắc Covid-19 cần theo dõi, điều trị tại nhà thế nào?
Trẻ em khi điều trị tại nhà cần được nằm phòng riêng. Với trẻ em từ 2 tuổi trở lên cần được đeo khẩu trang.
Để điều trị triệu chứng, gia đình cho trẻ hạ sốt khi nhiệt độ từ 38,5 độ C trở lên bằng cách cho uống thuốc Paracetamol liều 10 - 15 mg/kg/lần mỗi 6 giờ.
Trong trường hợp trẻ bị ho, Sở Y tế Hà Nội khuyến cáo ưu tiên dùng các loại thuốc ho thảo dược.
Bên cạnh đó, để nâng cao thể trạng, trẻ cần được uống nhiều nước; đảm bảo dinh dưỡng, vệ sinh thân thể, răng miệng, mũi họng.
Gia đình cần đo thân nhiệt tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ sốt; đo SpO2 (nếu có thiết bị) tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ mệt, thở nhanh/khó thở.
Bên cạnh đó, gia đình cần chú ý các dấu hiệu cảnh báo ở trẻ:
- Triệu chứng bất thường cần báo nhân viên y tế: Sốt trên> 38,5 độ C; tức ngực; đau rát họng, ho; cảm giác khó thở; tiêu chảy; SpO2
- Dấu hiệu chuyển nặng cần báo cấp cứu 115 hoặc tổ y tế cộng đồng để được cấp cứu tại nhà hoặc đưa trẻ đến bệnh viện ngay: Thở nhanh; cánh mũi phập phồng; rút lõm lồng ngực.
Phương pháp xác định trẻ thở nhanh:
- 1 - 5 tuổi: từ 40 lần/phút;
- 5 - 12 tuổi: từ 30 lần/phút;
- Trên 12 tuổi: từ 20 lần/phút.
Tự chữa Covid, bệnh trở nặng Tự test nhanh phát hiện dương tính, người phụ nữ ngụ phường 11, quận 3, mua thuốc điều trị tại nhà, đến khi khó thở, SpO2 tụt thấp mới gọi y tế địa phương. Bác sĩ Lê Thị Bảo Yến (phụ trách Trạm y tế lưu động số 1) kể, khi chị và đồng nghiệp mang bình oxy tới nhà, yêu cầu test...