Lỗ hổng trong câu chuyện rò rỉ tên lửa Taurus của Đức
Vụ việc rò rỉ thông tin ở Đức mới đây đang gây bão trong dư luận không chỉ trong lĩnh vực ngoại giao mà còn đặt ra câu hỏi lớn về tính bảo mật của hệ thống an ninh Đức.
Vụ việc chấn động
Vụ rò rỉ chấn động tại Đức được biết tới khi nữ nhà báo Margarita Simonyan, người đứng đầu kênh RT (Nga), đăng đoạn ghi âm dài hơn 38 phút lên Telegram vào ngày 2/3/2024 vừa qua và khẳng định nội dung đoạn ghi âm tiết lộ các sĩ quan quân đội cấp cao của Đức thảo luận cách thức tấn công các mục tiêu, trong đó có cây cầu huyết mạch kết nối giữa bán đảo Crimea với lục địa Nga. Những người tham gia thảo luận nhắc đến khả năng chuyển giao 50 tên lửa hành trình tầm xa Taurus có tầm bắn 500km của Đức cho Ukraine để nước này tập kích các mục tiêu của Nga, và cách Anh và Pháp hỗ trợ Ukraine để vận hành hệ thống.
Cũng trong đoạn hội thoại, quan chức Đức còn đề cập sự hiện diện của quân nhân nước ngoài ở Ukraine vốn được triển khai để giúp Kiev vận hành vũ khí do phương Tây cung cấp. Bà Simonyan còn tiết lộ, một trong các sĩ quan Đức đề cập chuyến đi dự kiến tới Ukraine vào ngày 21/2 để bàn phối hợp tấn công. Tạp chí điều tra Spiegel (Đức) sau đó đã dẫn lời các chuyên gia cho biết, đoạn ghi âm cuộc trò chuyện bị rò rỉ dường như là xác thực.
Năm 2016 Thủ tướng Đức Merkel cũng từng bị rò rỉ điện thoại.
Sự việc ngay lập tức gây phản ứng từ tất cả các bên. Đức phủ nhận việc xem xét trao vũ khí hiện đại hay đưa quân đến Ukraine. Anh, Pháp lên tiếng phủ nhận bất cứ sự liên quan nào, còn Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, Dmitry Medvedev thì cho rằng “Đức đang chuẩn bị gây chiến với Nga”. Nhiều chính trị gia đối lập tại Đức còn cho rằng đây là âm mưu chính trị của phe ủng hộ Ukraine để gây sức ép nhằm trao thêm vũ khí cho Ukraine. Sự chia rẽ giữa các bên liên tục đẩy lên cao khiến cho sức ép lên chính quyền Đức là rất lớn. Bộ trưởng Quốc phòng Đức, ông Boris Pistorius hôm 3/3 đã lên tiếng cáo buộc Nga đang tiến hành một “cuộc chiến thông tin” nhằm tạo ra sự chia rẽ nước Đức và phương Tây.
Kể từ khi cuộc trò chuyện bị rò rỉ, chính quyền Đức đã cố gắng giải thích sự việc đã xảy ra. Cuộc điều tra được Bộ Quốc phòng Đức tiến hành ngay lập tức. Nếu cuộc trò chuyện được xác nhận là đã bị bên ngoài thu chặn thì nó có thể đánh dấu một trong những vụ vi phạm an ninh thông tin nghiêm trọng nhất của Đức kể từ Chiến tranh Lạnh.
Hôm 10/3, Bộ Quốc phòng Đức đưa ra thông báo nói rằng họ đang điều tra xem liệu thông tin liên lạc trong khu vực không quân có bị nghe lén hay không và có khả năng nội dung đoạn ghi âm đã bị chỉnh sửa rồi mới tung lên mạng. Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ cho biết cuộc trò chuyện đã rò rỉ ở Singapore chứ không phải Berlin. Ở đó, một trong những người tham gia cuộc gọi đang tham dự Triển lãm Hàng không Singapore (diễn ra từ 19-25/2/2024) trở về phòng khách sạn của mình vào đêm khuya sau khi tham dự một bữa tiệc và đã kết nối với cuộc thảo luận bằng ứng dụng WebEx.
Chính quyền Đức cho biết nguyên nhân là do điện thoại di động sử dụng wifi khách sạn không an toàn hoặc do kết nối internet của điện thoại di động trên mạng di động. Chính phủ Đức đổ lỗi cho vấn đề an ninh thông tin liên lạc kém trong khi một trong những sĩ quan của họ đang công tác ở nước ngoài.
Video đang HOT
Lời giải thích của Bộ Quốc phòng Đức không nói gì về những lỗ hổng cụ thể của họ ở Đức, cũng như liệu những người khác trong cuộc trò chuyện có được kết nối bằng kết nối nội bộ của mình hay không. Bộ Quốc phòng Đức có văn phòng tại Berlin và Bonn. Nhưng các sĩ quan của họ cũng phục vụ tại các căn cứ quân sự khác nhau và cũng được biệt phái vào các cơ quan khác của chính phủ.
Rò rỉ do Singapore?
Singapore đã được nhắc đến như một điểm rò rỉ thông tin khiến cho vụ việc trở nên phức tạp. Dù được đánh giá cao bởi năng lực bảo mật thì đây vẫn là một thành phố mở với sự có mặt của rất nhiều những lực lượng tình báo từ khắp nơi trên thế giới. Sự rò rỉ (nếu có) ở đây có thể trở nên rất nguy hiểm bởi quốc gia Đông Nam Á này cũng đang đưa nhiều trang bị của NATO vào sử dụng trong đó có cả máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư F35. Điều này vẽ lên một bức tranh hết sức nguy hiểm về an ninh mà bất cứ lực lượng nào cũng có thể mắc phải sai lầm.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức đang đối diện nhiều sức ép.
Nhiều chuyên gia an ninh cho rằng, kết nối wifi của các khách sạn thường không an toàn. Ngay cả khách du lịch cũng được c ảnh báo tránh kết nối với khách sạn vì các loại phần mềm độc hại khác nhau có thể được đưa vào điện thoại của khách mà họ không hề hay biết.
Nhiều doanh nhân khi đi du lịch nước ngoài thậm chí còn mang theo điện thoại dùng một lần hơn chứ không sử dụng điện thoại di động cá nhân để bảo đảm an toàn thông tin cho mình. Dù vậy, những loại điện thoại này vẫn có thể bị nhiễm phần mềm độc hại và các cuộc hội thoại sẽ bị nghe lén. Ngày nay, phần mềm độc hại là một vấn đề lớn trên điện thoại di động. Cài được một phần mềm vào điện thoại của người khác, kẻ tấn công hoàn toàn có thể truy cập vào mọi thao tác trên điện thoại.
Ngoài phần mềm độc hại, còn có một thiết bị gọi là IMSI, mô phỏng một cột thu phát sóng điện thoại. Khi hoạt động, điện thoại di động sẽ tự động tìm kiếm tín hiệu di động mạnh nhất. Nếu bộ bắt IMSI tương đối gần với điện thoại di động được nhắm mục tiêu, điện thoại sẽ kết nối với nó. Bộ bắt IMSI này sẽ hoạt động như hệ thống chuyển tiếp sóng di động, truyền tín hiệu đến tháp di động hợp pháp gần đó đồng thời ghi lại mọi thông tin qua thiết bị. Bộ IMSI di động này là một công cụ gián điệp phổ biến vì chúng có thể được vận hành từ bất cứ đâu. Đây chính là lý do mà nhiều vị trí cần bảo mật cao thường có yêu cầu khóa điện thoại di động trước khi vào.
Tên lửa Taurus của Đức, thứ vũ khí được nhắc đến.
Các thiết bị như IMSI hay phần mềm mã độc ngày nay khá rẻ và phổ biến nên một sai sót nhỏ hoàn toàn có thể dẫn đến sai lầm. Stephen Bryen, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ, người hiện đang hoạt động như một chuyên gia về chiến lược an ninh cho rằng: “Từ quan điểm thực tế thì rất có thể một IMSI hoặc phần mềm độc hại đã được sử dụng để xâm nhập vào điện thoại của sĩ quan Đức”. Ông Bryen cũng khẳng định, nếu cuộc nghe lén diễn ra ở Singapore thì việc điều tra sẽ rất khó khăn bởi vì qua nhiều lớp trung gian khác nhau. Ngược lại, nếu vụ đánh chặn diễn ra ở Đức, thì “việc nhắm mục tiêu sẽ dễ dàng hơn và đường dây trực tiếp tới người Nga sẽ hợp lý hơn nhiều”.
Lỗ hổng nghiêm trọng hơn
Tuy nhiên, chính vị chuyên gia này cũng cho rằng khả năng rò rỉ ở Đức còn cao gấp ba lần so với ở Singapore (dựa trên thực tế là có bốn người tham gia cuộc trò chuyện và ba người trong số họ ở Đức). Câu hỏi đặt ra là tại sao Bộ Quốc phòng Đức không điều tra rò rỉ ở Đức hay tại sao họ lại nhanh chóng nói rằng đó là lỗi của một khách sạn ở tận Singapore?
Có một vài lý do để giải thích cho thắc mắc này. Đầu tiên là nếu một cuộc điều tra diễn ra ở Đức thì Bộ sẽ phải thừa nhận rằng họ đang sử dụng các kết nối thương mại và điện thoại di động cho tất cả các loại cuộc trò chuyện nhạy cảm. Ở đây có nhắc đến WebEx, một dịch vụ đàm thoại thương mại phổ biến có thể được truy cập từ máy tính hoặc điện thoại di động bất kỳ. Bộ Quốc phòng Đức liệu có thường xuyên sử dụng phần mềm thương mại và điện thoại di động không an toàn để thực hiện các cuộc trò chuyện quan trọng không?
Vụ rò rỉ đang gây nhiều lo ngại trong NATO.
Khả năng thứ hai, đó là Bộ Quốc phòng Đức muốn che giấu toàn bộ chuyện này. Rất có thể vụ việc còn nghiêm trọng hơn nhiều chứ không chỉ về nội dung đã rò rỉ mà còn về toàn bộ hệ thống an ninh và giám sát ở Đức. Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra những tổn hại nghiêm trọng về an ninh ở Đức, đặc biệt là liên quan đến thông tin liên lạc. Năm 2016, điện thoại di động của cựu thủ tướng Đức Angela Merkel cũng đã bị xâm phạm, ngay cả sau khi bà được cấp một chiếc điện thoại an toàn sử dụng mã hóa.
Trong trường hợp của bà Merkel, chúng ta biết rằng Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) đã đột nhập vào điện thoại của bà và gây ra cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trong quan hệ đồng minh giữa hai bên. Nhưng sự việc đó cũng mở ra nguy cơ nhiều lực lượng khác cũng có thể làm như vậy. Sau 8 năm, một vụ việc tương tự lặp lại. Nếu điều đó là sự thật, đây không còn là lỗ hổng nữa, đó thực sự là một sai lầm nghiêm trọng của người Đức trong toàn bộ hệ thống bảo mật của mình
Thủ tướng Ba Lan nói về việc Đức hỗ trợ quân sự cho Ukraine và tài sản Nga bị đóng băng
Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cho rằng Đức nên gửi thêm vũ khí, gửi thêm đạn dược và cung cấp nhiều tiền hơn cho Ukraine, đồng thời đề nghị các nước nên đẩy nhanh nỗ lực tái sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga.
Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cho biết nền kinh tế lớn nhất EU phải "bước lên và dẫn đầu". Ảnh: EPA
Trong một cuộc phỏng vấn sau hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo EU tại Brussels, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cho rằng Đức, nền kinh tế lớn nhất của EU, phải "đứng lên đi đầu" để sửa đổi các quy tắc chi tiêu của họ và giải phóng các khoản đầu tư quân sự lớn.
Ông Morawiecki đề xuất rằng các đồng minh NATO nên tăng mạnh chi tiêu quốc phòng của họ lên 3% GDP, EU nên tìm cách tăng các khoản mới cho mục đích quốc phòng và các nước nên đẩy nhanh nỗ lực tái sử dụng "tài sản bị đóng băng của Nga".
Nhưng những bình luận gay gắt nhất của Thủ tướng Morawiecki nhắm vào Đức, quốc gia gần đây có mối quan hệ căng thẳng với Ba Lan.
Theo ông Morawiecki, Đức nên "gửi thêm vũ khí, gửi thêm đạn dược và cung cấp nhiều tiền hơn cho Ukraine, bởi vì họ là quốc gia giàu nhất và lớn nhất hiện nay". Thủ tướng Ba Lan nói: "Họ (Đức) đã không hào phóng như lẽ ra phải thế. Tôi vẫn khuyến khích họ làm như vậy. Tôi không lên án họ. Tôi chỉ nói rõ ràng".
Ba Lan, quốc gia đi đầu EU trong việc hỗ trợ quân sự cho Ukraine, đã cùng với các nước khác ở Đông Âu liên tục hối thúc các nước phương Tây viện trợ riêng cho Kiev. Và trong khi các cường quốc châu Âu như Đức và Pháp lưu ý rằng họ đã cung cấp cho Ukraine vũ khí trong kho dự trữ của mình, phương tiện và tiền bạc đáng kể, thì những nỗ lực của họ vẫn khiến một số nước ở phía Đông châu Âu chỉ trích.
Ông Morawiecki cũng thừa nhận rằng Berlin đã có những thay đổi về chính sách, như các khoản đầu tư lớn để hiện đại hóa quân đội và đảo ngược lệnh cấm đưa vũ khí vào vùng chiến sự. Đặc biệt, ông Morawiecki nhấn mạnh quyết định của Đức về việc gửi xe tăng chiến đấu Leopard tới Ukraine.
"Ba tháng trước, Đức nói rằng điều đó là không thể - bây giờ, điều đó là có thể. Vì vậy, họ đang thay đổi cách tiếp cận của mình", nhà lãnh đạo Ba Lan nói.
Tuy nhiên, ông Morawiecki tiếp tục chỉ trích các chính sách năng lượng trong quá khứ của Đức, vốn phụ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu khí đốt của Nga, cho rằng chính sách này đã "dẫn châu Âu vào con đường nguy hiểm".
Ông Morawiecki nói: "Thông qua chính sách khí đốt và dầu mỏ rất sai lầm của họ đối với Nga, họ phải chịu trách nhiệm về những gì đang xảy ra, về tình trạng lộn xộn này trên thị trường năng lượng. Đức đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi hoàn toàn phụ thuộc vào Nga bằng nhiên liệu hóa thạch".
Thủ tướng Ba Lan thông báo thêm ông đã nêu quan điểm của mình về sự hỗ trợ của Berlin đối với Ukraine với Thủ tướng Đức Olaf Scholz.
Tuy nhiên, Ba Lan đang được hưởng lợi từ những đóng góp của Đức cho một quỹ chung của EU nhằm hoàn trả một phần cho các quốc gia đã chuyển giao vũ khí cho Ukraine. Berlin cung cấp phần lớn số tiền cho quỹ đó, được gọi là Quỹ Hòa bình châu Âu, và Ba Lan đã ngay lập tức chuyển giao một loạt vũ khí, trang thiết bị cũ của mình cho Ukraine.
Nhưng Thủ tướng Morawiecki cho biết ông "không ấn tượng" với đóng góp của Đức cho quỹ, gọi nó chỉ là "tỷ lệ thuận" với quy mô kinh tế của Berlin, đồng thời cho biết thêm Ba Lan sẽ tiếp tục yêu cầu EU hoàn trả một phần tất cả các khoản đóng góp của các nước thành viên, bao gồm cả xe tăng và máy bay chiến đấu - một câu hỏi chưa có lời giải vì quỹ hiện gần như hoàn toàn được dành để giúp trang trải đạn dược cho Ukraine.
Tại hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo EU mới đây, Ba Lan đã cùng với Slovakia đề xuất khoản bổ sung 3,5 tỷ euro vào năm 2023 cho quỹ này. Nhưng đề xuất đã không thút hút nhiều quốc gia khác tham gia, điều mà ông Morawiecki cho là do "căng thẳng xã hội" ở các quốc gia đó.
Lại xảy ra nổ súng ở Hamburg khiến 2 người thiệt mạng Ngày 26/3, cảnh sát địa phương xác nhận 2 người đã thiệt mạng trong một vụ nổ súng ở thành phố Hamburg (Đức). Đây là vụ nổ súng gây thương vong thứ 2 xảy ra ở Hamburg chỉ riêng trong tháng này. Cảnh sát cho biết đã hoàn tất chiến dịch lập lại trật tự tại khu vực xảy ra vụ việc và...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hy vọng mới cho hoà bình ở Ukraine

Anh tích hợp UAV vào chiến thuật hiện đại sau những bài học từ Ukraine

Mark Zuckerberg cố tình kìm hãm sự phát triển của Instagram?

Tang lễ Giáo hoàng Francis: An ninh chưa từng có với tiêm kích, chiến hạm

MRC đề nghị Campuchia bổ sung tài liệu về dự án kênh đào Phù Nam Techo

Xiaomi bị cáo buộc ép nhân viên làm thêm giờ quá mức

Bộ trưởng Mỹ tiết lộ tần suất đàm phán thuế quan với Trung Quốc cao một cách bất ngờ

Chuyên gia giải thích lệnh trừng phạt ảnh hưởng đến sản xuất máy bay quân sự Nga

Bất ngờ với tỉ lệ ủng hộ Tổng thống Trump sau 100 ngày cầm quyền

Nga liên tục tung nhóm đột kích, tìm cách mở rộng chiến tuyến ở Sumy

Thái Lan tiếp tục hỗ trợ các nạn nhân vụ động đất tại Myanmar

Ít nhất 9 người tử vong trong vụ lao xe ở Vancouver, Canada
Có thể bạn quan tâm

Bắt giữ 3 tàu cá vi phạm thiết bị giám sát hành trình trên biển Tây Nam
Tin nổi bật
08:25:10 28/04/2025
Ngăn chặn kịp thời khoảng 50 'quái xế' chuẩn bị đua xe trên QL53
Pháp luật
08:20:40 28/04/2025
Mua trọn gói combo bom tấn với khuyến mãi khủng, game thủ tiết kiệm được hơn 4 triệu
Mọt game
08:16:41 28/04/2025
"Cha đẻ" ca khúc Viết Tiếp Câu Chuyện Hoà Bình: Tưởng khó thành hit ai ngờ lan toả quốc dân, không xếp hạng bản thân với Trịnh Công Sơn
Nhạc việt
08:07:12 28/04/2025
Dấu chấm hết của 1 siêu sao: Sự nghiệp lụi tàn vì bị lộ nguyên vòng 1, visual hiện tại biến dạng nhận không ra
Nhạc quốc tế
08:04:03 28/04/2025
Màn hình Always On là kẻ thù gây hao pin điện thoại?
Thế giới số
08:02:15 28/04/2025
Bức ảnh khiến Trấn Thành bị "bão phẫn nộ"
Sao việt
07:40:52 28/04/2025
Sức mạnh ấn tượng của Xiaomi 16 lộ diện
Đồ 2-tek
07:40:50 28/04/2025
Bản chất thật của Lâm Tâm Như: Có thanh thuần vô hại như vẻ bề ngoài?
Sao châu á
07:36:47 28/04/2025
Chuyển khoản nhầm cho shipper 16K, người phụ nữ thao tác lấy lại tiền thì mất sạch 400 triệu đồng: Thủ đoạn lừa đảo tinh vi liên quan đến ship hàng
Netizen
07:01:46 28/04/2025