‘Lỗ hổng’ biên giới ở Baltic trong lệnh trừng phạt Nga
Các quan chức hải quan ở các quốc gia tuyến đầu của EU biết rằng các tài xế xe tải đang vận chuyển hàng bị trừng phạt vào Nga, nhưng họ không thể làm gì nhiều.
Trạm kiểm soát Terehova ở Latvia. Ảnh: POLITICO
Nếu mọi việc suôn sẻ, ông Mazhit Ismailov đã có thể lái chiếc xe tải vượt qua một trong những lỗ hổng lớn nhất trong lệnh trừng phạt Nga mà Liên minh châu Âu (EU) áp đặt.
Xe của ông Ismailov đã bị lính biên phòng Latvia chặn lại khi tìm cách vào Nga. Vấn đề không phải là tải trọng mà là chính chiếc xe. Những chiếc xe tải như của ông Ismailov đã bị cấm qua biên giới vì lo ngại chúng có thể được triển khai tới chiến trường ở Ukraine.
Tuy nhiên, ông Ismailov không quá lo lắng. Ông có thể đi qua nếu thuyết phục được lính biên phòng rằng đang chở hàng hóa hợp pháp đến một quốc gia khác như Kazakhstan. Ngoài ra, ông Ismailov vẫn có lựa chọn khác: “Nếu họ không cho tôi qua đây, tôi sẽ tìm cách đi qua một trạm kiểm soát biên giới khác”.
Estonia, Latvia và Litva nằm trong số những quốc gia EU có quan điểm cứng rắn nhất về các biện pháp trừng phạt Nga, nhưng họ đã gặp khó khăn khi quản lý đường biên giới dài 1.600 km chung với Nga và Belarus. Theo các quan chức chính phủ, nhân viên hải quan và chuyên gia, các cửa khẩu biên giới ở Baltic đã trở thành điểm đến hàng đầu cho những người tìm cách lách các biện pháp trừng phạt áp lên hàng hóa có thể sử dụng cho cả mục đích dân sự và quân sự, cũng như các mặt hàng xa xỉ như ô tô.
Ngày này qua ngày khác, hàng trăm xe tải bị kiểm tra và rà soát. Những chiếc xe tải này có thể chở ma túy hoặc hàng hóa bị trừng phạt liên quan đến cuộc xung đột Nga – Ukraine, hoặc hàng xuất khẩu của châu Âu đến các thị trường ở Minsk (Belarus), hoặc các trung tâm mua sắm ở Almaty (Kazakhstan).
Nếu không có đủ nhân lực, kinh phí hoặc hỗ trợ hành chính, những người chịu trách nhiệm thường không thể biết được loại hàng hóa gì được và không được thông quan.
Video đang HOT
Darius Binkys, một trong những quan chức hải quan ở thủ đô Vilnius của Litva, cho biết: “Các chính trị gia không muốn chi tiền cho hải quan để thực hiện các biện pháp trừng phạt. Tất cả chúng tôi đều rất mệt mỏi. Tất cả chúng tôi đều phải làm việc ngoài giờ”.
Rolandas Jurgaitis, đồng nghiệp của ông Binkys, cho biết do nguồn lực có hạn và họ không có quyền truy cập vào các nền tảng trả phí có thể cung cấp cho họ thông tin như chủ sở hữu thực sự của công ty, danh sách cổ đông có thể làm rõ ai có thể hưởng lợi từ giao dịch hoặc thực tế là thực thể nào đã bị xử phạt.
Một quan chức hải quan biên giới Latvia kiểm tra hàng lậu. Ảnh: POLITICO
Điểm đến Nga
Việc kiểm tra xe tải để ngăn chặn ma túy hoặc hàng lậu không có gì mới. Điều khác biệt hiện giờ là danh sách dài các hàng hóa có thể bị trừng phạt và các luật liên quan.
Hàng hóa đến biên giới Baltic có nguồn gốc từ khắp châu Âu. Theo Bộ Ngoại giao Litva, chỉ 6% số hàng hóa vào Belarus hoặc Nga là có nguồn gốc từ Litva. Raimonds Zukuls, Giám đốc Ủy ban Hải quan Quốc gia Latvia cho biết, khoảng 6.000 mã hải quan nằm trong lệnh trừng phạt Nga và Belarus. Vấn đề phức tạp hơn nữa là không phải mọi thứ qua biên giới Baltic đều được tuyên bố là hướng tới Nga.
Litva có hai trạm kiểm soát với Belarus, quốc gia nằm trong liên minh hải quan với Nga. Tuy nhiên, nhiều loại hàng hóa bị trừng phạt nhằm vào Nga chứ không phải Belarus, có nghĩa là các quan chức hải quan có thể không ngăn chặn được các tài xế xe tải chở hàng qua biên giới nếu nó được khai báo là hướng đến Belarus.
Sau đó là vấn đề vận chuyển xuyên quốc gia: hàng hóa được khai báo sẽ đi qua Nga đến các nước như Kazakhstan và Kyrgyzstan – cả hai nước đều gia tăng nhập khẩu nhiều loại hàng hóa, kể từ khi lệnh trừng phạt Nga được áp dụng. Nhiều hàng hóa bị trừng phạt được cho là quá cảnh qua Nga chỉ được bốc dỡ khi chúng qua biên giới và sau đó biến mất. Một số khác đến điểm cuối rồi lại được tái xuất trở lại Nga.
Thứ trưởng Ngoại giao Litva Jovita Neliupienė cho biết trong một cuộc phỏng vấn: Nếu nhìn trên bản đồ sẽ cho thấy vấn đề. Làm thế nào để hàng hóa đến được các nước Trung Á, Nam Caucasus và một số nơi khác trên thế giới, như Trung Quốc? Không thể không qua Nga và Belarus.
Để đánh giá vấn đề, các quan chức hải quan đã so sánh số lượng hàng hóa được khai báo tại biên giới khi đến Kazakhstan với số lượng hàng hóa được báo cáo là đã đến nơi. Arturs Kovalenko, người đứng đầu đơn vị hải quan ở Latvia cho biết: “Chúng tôi thường xuyên gửi yêu cầu đến các nước thứ ba để chứng minh xem người nhận hàng có thông qua tờ khai ở đó hay không”. Ông ước tính rằng chưa đến một nửa số hàng hóa họ hỏi đã được thông quan tại các quốc gia đến.
Một phân tích về dữ liệu của Ủy ban châu Âu cho thấy EU đã đăng ký xuất khẩu hàng hóa trị giá 1,87 tỷ euro như nhiên liệu, máy móc và phụ tùng xe cộ sang Kazakhstan vào năm 2022. Trong cùng thời gian, Kazakhstan chỉ tuyên bố nhận khoảng các sản phẩm trị giá 1,1 tỷ euro: chênh lệch hơn 750 triệu euro.
Một số kế hoạch lách trừng phạt thậm chí còn công khai hơn. Các nhân viên hải quan ở cả biên giới Latvia và Litva cho biết họ thường xuyên tìm thấy bộ hồ sơ giấy tờ thứ hai được giấu trong xe tải, cho biết hàng hóa sẽ đến Nga.
Bên cạnh đó, các nước Baltic cũng phải vật lộn với nạn tham nhũng trong chính đội ngũ của họ. Ở Latvia, vấn đề này lan rộng đến mức một quy định kỷ luật đã được đưa ra đối với các hoạt động hải quan.
Ngoài ra, để giải quyết vấn đề khác biệt giữa các quốc gia, Latvia, Litva và Estonia đã ký một tuyên bố chung cam kết “thực hiện các bước hướng tới điều chỉnh các biện pháp kiểm soát hải quan” vào ngày 26/1 vừa qua.
Pháp để ngỏ khả năng công nhận Nhà nước Palestine
Ngày 16/2, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết việc công nhận Nhà nước Palestine không còn là điều cấm kị ở Pháp nữa, hàm ý rằng Paris có thể đưa ra quyết định về việc này nếu các nỗ lực hướng đến giải pháp hai nhà nước bị cản trở vì sự phản đối của Israel.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trong cuộc gặp Quốc vương Jordan Abdullah II tại Paris, ông Macron nhấn mạnh: "Các đối tác của chúng tôi trong khu vực, đặc biệt là Jordan, đang nỗ lực (để công nhận Nhà nước Palestine) và chúng tôi đang phối hợp với họ. Chúng tôi sẵn sàng góp phần thúc đẩy điều này, tại châu Âu và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc".
Ông Macron khẳng định giải pháp công nhận Nhà nước Palestine độc lập chính là đáp ứng nguyện vọng từ quá lâu của người Palestine, cũng là vì người Israel và toàn khu vực đầy bất ổn này. Tổng thống Pháp cũng cảnh báo rằng chiến dịch quân sự của Israel tại Rafah (Nam Gaza) có thể chỉ dẫn tới thảm họa nhân đạo chưa từng thấy và sẽ là điểm bước ngoặt trong cuộc xung đột này.
Đây là lần đầu tiên một nhà lãnh đạo Pháp để ngỏ khả năng công nhận Nhà nước Palestine, hành đồng có thể không thay đổi lớn tình hình trên thực địa nếu không có các cuộc đàm phán thật sự, nhưng được đánh giá có ý nghĩa biểu tượng và ngoại giao. Hiện hầu hết các nước Tây Âu chưa công nhận Nhà nước Palestine vì cho rằng điều này phải được thực hiện thông qua các cuộc đàm phán với Israel.
Trước đó, Thủ tướng Israel, ông Benjamin Netanyahu đã nhấn mạnh sẽ không thương lượng về quyền kiểm soát an ninh hoàn toàn của Israel tại phía Tây Jordan.
Tuyên bố này đồng nghĩa với việc phản đối một Nhà nước Palestine độc lập trên các phần lãnh thổ nằm bên trong đường ranh giới trước cuộc chiến tranh năm 1967.
Trong một diễn biến liên quan, theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Nga đã mời đại diện của tất cả các lực lượng chính trị Palestine, bao gồm cả các lực lượng ở Syria, Liban và các nước Trung Đông khác tới Moskva tham dự cuộc họp từ ngày 29/2 đến 2/3 tới.
Đặc phái viên của Tổng thống Vladimir Putin tại Trung Đông, Thứ trưởng Ngoại giao Mikhail Bogdanov cho biết: "Mục tiêu của Moskva là giúp các lực lượng Palestine đoàn kết hàng ngũ về mặt chính trị. Hành động của Nga xuất phát từ thực tế là Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) đã và vẫn là đại diện hợp pháp của người dân Palestine, tổ chức này đã được cộng đồng quốc tế và chúng tôi chấp nhận".
Hy Lạp hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới với các phản ứng trái chiều Ngày 15/2, Hy Lạp trở thành quốc gia Chính thống giáo đầu tiên trên thế giới hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. Hy Lạp là quốc gia Chính thống giáo đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. Ảnh: AP Theo hãng tin Guardian, Quốc hội Hy Lạp thể hiện sự đồng thuận cao khi dự luật hợp pháp hóa hôn...