Lỗ hàng nghìn tỷ đồng, TiKi tiếp tục gọi vốn thành công thêm 130 triệu USD?
“Amazon của Việt Nam” vừa gọi được thêm 130 triệu USD để tiếp tục cuộc chiến “đốt tiền” giữa các trang thương mại điện tử.
Theo nguồn tin của tờ Dealstreet Asia, hãng thương mại điện tử TiKi vừa huy động thành công thêm 130 triệu USD trong vòng huy động vốn mới nhất mà dẫn đầu là công ty quỹ tư nhân Northstar Group.
Được biết vòng huy động vốn này dự kiến sẽ có thể thu về 150 triệu USD nếu có thêm các nhà đầu tư quan tâm.
Thời gian gần đây, cũng nguồn tin của tờ Dealstreet cũng tiết lộ rằng Tiki và Sendo đã đồng ý sáp nhập. Đây là động thái hoàn toàn dễ hiểu giữa bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên trường thương mại điện tử, với đối thủ cực kỳ mạnh hiện nay là Lazada được hậu thuẫn bởi “ông lớn” Alibaba và Shopee dưới trướng SEA.
Như vậy nếu nguồn tin gọi được thêm 130 triệu USD là thật, điều này sẽ tạo lợi thế rất lớn cho TiKi trong quá trình thương thảo sáp nhập.
Tiki được ông Trần Ngọc Thái Sơn thành lập năm 2010 và được mệnh danh là “Amazon của Việt Nam” như một nền tảng bán sách ngoại ngữ online với nhà kho được đặt tại gara xe của gia đình và văn phòng ở ngay trong phòng ngủ của ông Sơn. Kể từ đó, TiKi đã thu hút được rất nhiều khoản đầu tư trong và ngoài nước.
Theo dữ liệu của Crunchbase, tháng 3/2012, Tiki được quỹ CyberAgent Ventures của Nhật Bản đầu tư 500.000 USD, sau đó tiếp tục được một tập đoàn Nhật Bản khác là Sumitomo rót vốn một triệu USD vào tháng 8/2013.
Video đang HOT
Tháng 5/2016, Tiki nhận khoản đầu tư 17 triệu USD (khoảng 384 tỷ đồng) từ VNG đổi lấy 38% cổ phần. Tính đến cuối năm 2019, VNG đang nắm 24,6% cổ phần của Tiki và là một trong 2 cổ đông lớn nhất của sàn thương mại điện tử này.
Hồi cuối năm 2017, đầu năm 2018, một số nguồn tin cho biết Tiki đã huy động thành công 54,5 triệu USD từ “đại gia” thương mại điện tử Trung Quốc JD.com, STIC từ Hàn Quốc và VNG. Con số này chưa được Tiki xác nhận.
Hồi tháng 1/2018, Sparklabs Ventures, công ty liên doanh vốn đầu tư mạo hiểm của Sparklabs Group cho biết đã đầu tư vào Tiki nhằm mở rộng sự hiện diện của mình tại Đông Nam Á. Số tiền cụ thể không được tiết lộ.
Trong một thông cáo báo chí phát đi hồi tháng 9 năm ngoái, Innoven Capital – một công ty cho vay mạo hiểm chuyên tập trung vào thị trường Đông Nam Á và Ấn Độ – cho biết đã hoàn thành 2 thỏa thuận đầu tiên tại Việt Nam. Theo đó, công ty này cung cấp cho Tiki và startup chia sẻ văn phòng UP Co-working một khoản vay nợ mạo hiểm nhưng không tiết lộ giá trị của các khoản đầu tư.
Nhận được nhiều khoản đầu tư nhưng TiKi vẫn nổi tiếng là cỗ máy “đốt tiền”. Tính đến cuối năm 2018, lỗ lũy kế của Tiki là gần 1.400 tỷ đồng còn Sendo lỗ gần 1.300 tỷ.
Covid-19 đã khiến những 'con gà đẻ trứng vàng' của Tiki, Shopee, Lazada, Sendo hết thời ra sao?
Các website thời trang giảm 38% lượng truy cập theo quý trong khi hàng di động, điện máy tăng thấp chỉ 4-5%
"Con gà đẻ trứng vàng" đã hết thời?
Trái với suy nghĩ của nhiều người về những con số phi mã mà ngành thương mại điện tử đạt được trong quý 1 vốn là giai đoạn cao đểm dịch Covid-19 tại Việt Nam, theo số liệu của bộ phận nghiên cứu của iPrice Group, lượng truy cập các chợ online trung bình theo quý đã giảm gần 10% so với cùng kỳ năm 2019. Một số ngành hàng đóng góp vào tăng trưởng thị trường trước dịch là hàng điện tử và thời trang giờ không còn là gà đẻ trứng vàng. Các website thời trang giảm 38% lượng truy cập theo quý trong khi hàng di động, điện máy tăng thấp chỉ 4-5%. Đây là ảnh hưởng của dịch Covid-19 ảnh hưởng tới sức mua các mặt hàng giá trị cao.
Báo cáo của iPrice Group cho thấy Tiki đã trở lại top 2 các sàn TMĐT Việt Nam sau hai quý bị Sendo qua mặt. Sau 3 tháng đầu năm, website của Tiki đạt 23,99 triệu lượt truy cập/tháng, giảm nhẹ 500.000 lượt/tháng so với quý 4/2019, nhưng vẫn ổn định nếu so với hai đối thủ Lazada Việt Nam và Sendo.
Lượng truy cập vào Lazada Việt Nam và Sendo trong quý 1 lần lượt giảm 7,3 triệu lượt/tháng và 9,6 triệu lượt/tháng. Hai sàn này cũng lần lượt xếp sau Tiki.
Hạng 1 toàn quốc vẫn là Shopee Việt Nam với 43,16 triệu lượt truy cập website/tháng. Shopee Việt Nam còn tăng thêm 5,2 triệu lượt truy cập website/tháng so với quý trước. Đây cũng là quý thứ 3 liên tiếp Shopee đạt tăng trưởng về lượng truy cập website.
"Các ngành hàng kinh doanh tốt vào mùa dịch này trên các trang thương mại điện tử bao gồm bách hóa và y tế. Vì vậy các sàn thương mại điện tử dần dần chuyển dịch ngành hàng của họ. Nhưng vì một số lý do việc chuyển dịch này bị chậm. Thứ nhất là chuỗi cung ứng chưa sẵn sàng với các ngành hàng này. Bản thân các doanh nghiệp thương mại điện tử cũng phải quan sát thị trường một thời gian mới đưa ra các quyết định", đại diện truyền thông iPrice trả lời phỏng vấn VTV.
Cũng theo số liệu của đơn vị nghiên cứu này, lượng truy cập vào ngành hàng bách hóa cũng tăng 45% so với quý trước. Đây cũng là ngành hàng mà theo đại diện Tiki sẽ nằm trong sự thay đổi chiến lược của đơn vị này để phù hợp với xu hướng thắt lưng buộc bụng của người dùng trong trạng thái bình thường mới.
"Ví dụ như khi khách hàng mua một cái điện thoại có giá trị cao thì phải mất 1-2 năm sau khách hàng mới có nhu cầu mua sắm một mặt hàng tương tự. Tuy nhiên khi bán mặt hàng thiết yếu có giá trị hàng ngày thì nhu cầu mua sắm lặp lại rất cao vì vậy tổng doanh số của ngành hàng này cũng không hề thua kém các mặt hàng có giá trị cao.", ông Ngô Hoàng Gia Khánh, Phó chủ tịch đầu tư và phát triển doanh nghiệp Tiki.
Qua rồi thời cạnh tranh khuyến mại
Cuộc chơi trên thị trường thương mại điện tử, thực tế hiện chỉ gói gọn trong bốn cái tên là Shopee, Sendo, Tiki và Lazada. Báo cáo thường niên của VNG - một trong những cổ đông lớn nhất nắm 24% của Tiki - vừa hé lộ con số lỗ khổng lồ của trang thương mại điện tử này năm 2019 với gần 1.800 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước công ty này chỉ lỗ hơn 750 tỷ đồng.
Nếu xét về quy mô lỗ lũy kế tổng thể, Tiki vẫn có phần lép vế hơn hai đối thủ cạnh tranh, vốn được hậu thuẫn rất mạnh từ những công ty mẹ nước ngoài. Tuy vậy những con số này cũng cho thấy, cuộc đua "đốt tiền" dường như vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, dù cách tiếp cận nay đã khác.
Và khi thị trường đã có bước chuyển, cuộc đua đốt tiền cũng thay đổi từ cạnh tranh về khuyến mại và những sự kiện mua sắm giống hệt nhau sang những hướng đi riêng.
Trước sức ép của Covid-19 bản thân các sàn thương mại điện tử cũng có xu hướng cắt giảm chi phí, không ồ ạt đổ tiền làm khuyến mãi như trước. Đổi lại các doanh nghiệp bắt đầu đổ tiền vào livestream và game trên ứng dụng và mạng xã hội tranh thủ thời điểm người dân dành nhiều thời gian cho các thiết bị di động để tăng tương tác, độ gắn kết của người dùng phục vụ cho mục tiêu dài hơn.
"Chúng tôi đầu tư rất nhiều để mỗi ngày có đến hàng trăm tập livestream được thực hiện bởi các nhà bán hàng và các thương hiệu đối tác kết hợp cùng Lazada đưa lên trên ứng dụng di động. Chúng tôi thu hút được nhiều người xem hơn và từ đó chúng tôi tiếp cận được nhiều khách hàng mục tiêu tại Việt Nam", bà Nguyễn Thị Thúy Hằng, Giám đốc Marketing, Lazada Việt Nam trả lời trên VTV.
Tương tự Lazada, Tiki tăng lỗ đột biến trong năm 2019 khi hướng đến gia tăng trải nghiệm người dùng bằng việc ra mắt tính năng mới như livestream TikiLIVE và đầu tư cho phát triển hệ thống kho bãi, giao hàng nhanh. Sàn này cũng dành một phần tiền không nhỏ để tăng mức độ nhận diện với khách hàng trẻ thông qua các MV âm nhạc.
Từ đầu tháng 4/2019, hàng loạt MV ca nhạc có sự xuất hiện "tình cờ" của Tiki được tung lên Youtube và chiếm các vị trí hàng đầu trên Youtube Trending. "Lửng lơ" (B-Ray và Masew), "Bạc phận" (K-ICM ft. Jack), "Đừng yêu nữa, em mệt rồi" (Min), "Anh ơi ở lại" (Chi Pu) và "Yêu được không?" (Đức Phúc). Điểm chung của các MV này là có cảnh nhân viên giao kiện hàng đóng logo Tiki, cuối ca khúc là thông tin thương hiệu.
Cuộc cạnh tranh thương mại điện tử tại Việt Nam vốn đang thay đổi theo từng quý. Mỗi doanh nghiệp một thế mạnh và chưa có ai là người thắng cuộc tuyệt đối. Tác động từ dịch Covid-19 có thể đóng vai trò là chất xúc tác tạo ra nhiều cơ hội mới cho những cái tên kém hạng vươn lên. Quý 1 vừa qua có ý nghĩa thăm dò là chính. Cuộc cạnh tranh sẽ rõ ràng hơn trong quý 2.
Người Việt được gì và mất gì trong chiến dịch đốt tiền của Grab Thời gian gần đầy các hãng thương mại điện tử tranh nhau "đốt tiền" nhằm thu hút thêm lượng người dùng mới và giữ chân người dùng cũ. Một cuộc cách mạng thay đổi thói quen người dùng so với cách truyền thống. Grab, Uber, Go Viet hay Be đã phần nào thay đổi thói quen di chuyển ở các thành phố lớn....