Lộ diện tổ tiên chung của chúng ta và sinh vật ngoài hành tinh
Sinh vật mà các nhà khoa học gọi là “ tổ tiên chung cuối cùng của vũ trụ” này sống cách đây 4,2 tỉ năm tuổi.
Theo Sci-News, một nhóm khoa học gia từ Đại học Bristol (Anh) đã thành công trong việc đi tìm “tổ tiên chung phổ quát cuối cùng” ( LUCA), một vị thủy tổ giả thuyết của tất cả sinh vật trên Trái Đất và có thể là nhiều hành tinh khác.
LUCA là nút trên cùng của hệ sinh thái địa cầu, từ đó mà các dạng sống ban đầu bao gồm vi khuẩn và cổ khuẩn phân kỳ.
Một mầm sống kỳ lạ, phức tạp hơn chúng ta tưởng đã đến với Trái Đất và trở thành tổ tiên chung của muôn loài? – Ảnh AI: ANH THƯ
Như các lý thuyết về khởi nguồn của sự sống Trái Đất đã được chấp nhận rộng rãi, sau khi hành tinh của chúng ta hình thành, các mầm sống đầu tiên đã “du hành” từ không gian qua các thiên thạch và sao chổi.
Qua hàng tỉ năm, các mầm sống đó đã tiến hóa thành toàn bộ thế giới sinh vật ngày nay.
Mầm sống đầu tiên đó trông như thế nào, đã thành một dạng sống hay chỉ là các vật liệu tiền sinh học nguyên sơ? LUCA có thể chính là mầm sống đó.
Trong nghiên cứu mới, nhà khoa học Edmund Moody của Đại học Bristol và các đồng nghiệp đã so sánh tất cả các gien trong bộ gien của các loài còn sống, đếm các đột biến xảy ra trong trình tự của chúng theo thời gian.
Video đang HOT
Thời điểm tách biệt của một số loài được biết đến từ hồ sơ hóa thạch, giúp các nhà nghiên cứu sử dụng một phương trình di truyền tương đương với phương trình quen thuộc được sử dụng để tính tốc độ trong vật lý để tìm ra thời điểm LUCA tồn tại.
Kết quả cho thấy LUCA sống vào thời điểm 4,2 tỉ năm trước, tức 400 triệu năm sau khi Trái Đất hình thành.
TS Sandra Álvarez-Carretero, đồng tác giả, cho biết họ đã không ngờ vị tổ tiên chung này có tuổi đời lâu đến như vậy.
Tuy nhiên, kết quả này phù hợp với quan điểm hiện đại về khả năng sinh sống trên Trái Đất thời kỳ đầu.
Trước đây, người ta cho rằng cho đến khi liên đại Hỏa Thành kết thúc vào 3,8 tỉ năm trước, Trái Đất không còn là quả cầu lửa, sự sống mới bắt đầu hoài thai.
Tuy nhiên, một số bằng chứng gần đây ở Úc cho thấy dấu hiệu của vật liệu hữu cơ rất có thể xuất phát từ vi sinh vật, được “niêm phong” trong các phiến đá từ 3,8-4,1 tỉ năm tuổi.
Quá trình nghiên cứu của nhóm Bristol cũng cho thấy LUCA là một sinh vật phức tạp, không quá khác biệt so với sinh vật nhân sơ hiện đại, nhưng điều thực sự thú vị là rõ ràng là nó sở hữu hệ thống miễn dịch sớm.
LUCA đã khai thác và thay đổi môi trường sống, nhưng không có khả năng sống đơn độc. Nó dựa vào chính các sinh vật từ nó phát sinh. Chất thải của nó cũng sẽ là thức ăn cho các vi khuẩn khác, giúp tạo ra hệ sinh thái tái chế.
Theo GS Philip Donoghue, đồng tác giả, LUCA đã chứng minh hệ sinh thái được hình thành nhanh như thế nào trên Trái Đất thời kỳ đầu.
Điều này cũng cho thấy sự sống có thể phát triển mạnh mẽ trên các tầng sinh quyển giống Trái Đất, ở những nơi khác trong vũ trụ mênh mông.
Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nature Ecology & Evolution.
Rạng sáng nay, 'quả núi' ngoài hành tinh áp sát Trái Đất
Vật thể ngoài hành tinh to bằng quả núi, thuộc nhóm 'có khả năng gây nguy hiểm' vừa có cuộc đối đầu cự ly gần với Trái Đất rạng sáng 28-6.
Theo Science Alert, hai vật thể ngoài hành tinh "có khả năng gây nguy hiểm" sẽ liên tiếp áp sát Trái Đất trong những ngày cuối tháng 6. Trong đó, vật thể đầu tiên là (415029) 2011 UL21 vừa sượt qua địa cầu.
Hai mối đe dọa ngoài hành tinh sẽ liên tiếp đến gần địa cầu - Ảnh AI: Anh Thư
(415029) 2011 UL21 là là một trong những tiểu hành tinh lớn nhất đe dọa Trái Đất. Rất may, lần này nó chỉ lướt qua ở cự ly gần chứ không gây ra một vụ va chạm.
Vào lúc 20 giờ 16 phút ngày 27-6 theo giờ UTC, tức 3 giờ 16 phút rạng sáng 28-6 theo giờ Việt Nam, tiểu hành tinh khổng lồ này vừa sượt qua ở khoảng cách gần nhất là 6,6 triệu km.
Đó là một khoảng cách gần trong thiên văn học và sẽ không phải lần cuối cùng "kẻ đe dọa" này viếng thăm hành tinh của chúng ta.
Quỹ đạo của "quả núi" ngoài hành tinh (hình bầu dục lớn màu vàng) cắt ngang quỹ đạo nhiều hành tinh trong Thái Dương hệ - Ảnh: DỰ ÁN KÍNH VIỄN VỌNG ẢO
Theo Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), (415029) 2011 UL21 to bằng một quả núi, với đường kính ít nhất là gần 2 km. Cứ 10 năm sẽ có một vật thể to cỡ này tiến gần Trái Đất.
Các ước tính cho thấy nếu vật thể này lao vào Trái Đất, nó sẽ gây ra thiệt hại trên quy mô lục địa và có khả năng tạo ra đủ đá bụi để gây ra những thay đổi khí hậu đáng kể trong nhiều năm.
Trong khi đó, tiểu hành tinh thứ 2 mang tên 2024 MK, dự kiến tiếp cận ngày 29-6.
Tiểu hành tinh này nhỏ hơn nhiều với đường kính khoảng 119-270 m, nhưng sẽ sáng hơn nhiều do tiếp cận ở khoảng cách chỉ 290.000 km, bằng 77% khoảng cách giữa Mặt Trăng và Trái Đất.
Thời điểm 2024 MK đến gần địa cầu nhất dự kiến là 13 giờ 46 phút ngày 29-6 theo giờ UTC, tương ứng với 20 giờ 46 phút tối cùng ngày theo giờ Việt Nam.
Cả hai tiểu hành tinh đều sẽ được các cơ quan vũ trụ hàng đầu thế giới - bao gồm NASA và ESA - theo dõi chặt chẽ trong nhiều năm tiếp theo.
Vực thẳm ngoài hành tinh tiết lộ dấu hiệu sự sống tiềm năng Những chuyển động tinh vi trên bề mặt một thế giới ngoài hành tinh có thể là bằng chứng về một đại dương tràn ngập sự sống. Các nhà khoa học từ Viện Công nghệ California (Caltech - Mỹ) đã tiết lộ chuyển động trượt cạnh nhau dọc theo các "vằn hổ" đặc biệt trên mặt trăng Enceladus của Sao Thổ có thể...