Lộ diện tàu tuần tra cỡ lớn Nhật đóng cho Việt Nam
Mẫu tàu tuần tra TT-1500 lượng giãn nước 1.500 tấn đã được giới thiệu trong bộ phim tài liệu “ Cảnh sát biển Việt Nam – 20 năm xây dựng và trưởng thành”.
Hiện tại Cảnh sát biển Việt Nam đang vận hành các tàu tuần tra cỡ nhỏ với lượng giãn nước từ 200 – 400 tấn, bên cạnh đó là những tàu cỡ lớn hơn gồm lớp DN-2000 2.500 tấn và sắp tới là DN-4000 4.000 tấn.
Khoảng trống giữa những lớp tàu cỡ lớn và cỡ nhỏ mới chỉ có chiếc CSB 8003 lượng giãn nước 1.500 tấn do Hàn Quốc viện trợ, cho nên trong tương lai chúng ta có nhu cầu thêm về các loại tàu tương đương nhằm lấp đầy đội hình.
Và trong Phim tài liệu “Cảnh sát biển Việt Nam – 20 năm xây dựng và trưởng thành”, mẫu tàu tuần tra TT-1500 với lượng giãn nước khoảng 1.500 tấn đã chính thức được giới thiệu.
Tàu có các thông số cơ bản bao gồm: chiều dài lớn nhất 79 m; chiều rộng lớn nhất 11 m; chiều cao mạn 6,8 m; mớn nước thiết kế 3,3 m; vận tốc tối đa 24 hải lý/giờ; tầm hoạt động 4.000 hải lý; thời gian đi biển liên tục lên tới 30 ngày.
Hình ảnh tàu tuần tra thế hệ mới TT-1500 của Cảnh sát biển Việt Nam
Có một chi tiết cần lưu ý đó là thiết kế của chiếc TT-1500 này khác biệt với lớp tàu DN-2000 và DN-4000 hợp tác đóng mới với Tập đoàn Damen của Hà Lan, vậy nguồn gốc của con tàu này là từ đâu?
Video đang HOT
Nhớ lại hồi đầu năm 2017, ông Kawamura Yasuhisa – Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết, chính phủ nước này sẽ cung cấp cho Việt Nam nguồn tín dụng vào khoảng 38,5 tỉ yen (tương đương 320 triệu USD) để đóng mới 6 tàu tuần tra.
Như vậy có thể thấy rằng 6 tàu tuần tra dành cho Việt Nam cần 320 triệu USD để đóng mới, trong khi 10 tàu MMRV có chiều dài 40 m Nhật Bản đóng cho Philippines tiêu tốn chưa tới 200 triệu USD, cho nên tàu của chúng ta chắc chắn hơn phía bạn.
Khi đó đã có dự đoán tàu của Việt Nam có lượng giãn nước trên 1.000 tấn với chiều dài khoảng 80 m, tức là tương đối trùng khớp với thông số kỹ thuật của TT-1500.
Tàu tuần tra cỡ lớn mang trực thăng PLH01 của lực lượng tuần duyên Nhật Bản
Căn cứ vào hình ảnh đồ họa của chiếc TT-1500, có thể nhận thấy rằng thiết kế của nó có khá nhiều điểm tương đồng với những con tàu tuần tra của lực lượng tuần duyên Nhật Bản và khác hẳn sản phẩm của Damen.
Do vậy, một phương án đang thu hút sự chú ý và bình luận đó là con tàu TT-1500 này chính là nằm trong gói viện trợ của Chính phủ Nhật Bản nhằm tăng cường năng lực thực thi pháp luật trên biển cho Việt Nam.
Nếu nhận định trên là chính xác thì đội tàu TT-1500 của Việt Nam sẽ bao gồm tới 6 chiếc, đây là sự bổ sung đáng quý cho lớp DN-2000 hiện tại cũng như DN-4000 trong tương lai.
Tùng Dương
Theo baodatviet
Đã rõ đối tác nhận tàu USCGC Sherman, có phải Việt Nam?
Tàu tuần duyên cỡ lớn USCGC Sherman (WHEC 720) thuộc lớp Hamilton từng được kỳ vọng sẽ theo chân chiếc USCGC Morgenthaus gia nhập biên chế Cảnh sát biển Việt Nam.
Vào đầu năm nay trên các trang mạng quân sự quốc tế đã xuất hiện rất nhiều thông tin liên quan tới số phận của tàu tuần tra cỡ lớn USCGC Sherman (WHEC 720) thuộc lớp Hamilton sau khi nó chính thức rút khỏi Lực lượng Bảo vệ bờ biển Hoa Kỳ.
Hầu hết các ý kiến khi đó đều cho rằng con tàu này sẽ theo chân chiếc USCGC Morgenthaus gia nhập hạm đội tàu mặt nước của Cảnh sát biển Việt Nam do chúng ta đã nhiều lần bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được một chiếc Hamilton nữa và con tàu này lại nằm cùng cảng với chiếc Morgenthaus, rất tiện cho việc bàn giao.
Thậm chí trang thông tin hải quân Naval Today còn khẳng định rằng sau khi hoàn thành chuyến tuần tra cuối cùng thì con tàu sẽ làm các công tác chuẩn bị cho việc bàn giao cho lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam.
Tàu tuần tra USCGC Sherman sau khi đã tháo bỏ hết trang bị
Tuy nhiên sau đó đã có thêm một diễn biến mới rất đáng quan tâm đó là Hải quân Sri Lanka cũng ngỏ ý mong muốn sẽ được nhận chiếc tàu tuần tra cỡ lớn này để nâng cao năng lực giám sát hàng hải trên các vùng biển của mình.
Do số lượng tàu lớp Hamilton còn tại ngũ không nhiều nên khi đó đã có dự đoán cho rằng Hoa Kỳ sẽ ưu tiên quốc gia Nam Á này hơn Việt Nam do chúng ta đã nhận được một chiếc Hamilton ngay trước đó.
Đến buổi tiệc cuối cùng của thủy thủ đoàn nhằm chia tay con tàu, thông tin được đưa ra bên lề càng cho thấy viễn cảnh trên sẽ trở thành hiện thực khi đại đa số câu trả lời về số phận của chiếc Sherman đều là Đi tới Sri Lanka.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Sri Lanka ông Kapila Waidyaratne trên chiếc Sherman
Cuối cùng vào ngày 24/8 vừa qua mọi việc đã được sáng tỏ, khi cổng thông tin chính thức của Bộ Quốc phòng Sri Lanka đăng tải tấm ảnh Thứ trưởng quốc phòng nước này - ông Kapila Waidyaratne đã có chuyến thị sát trên chiếc Sherman tại cảng Honolulu.
Cùng với chuyến thăm của vị quan chức trên, các thủy thủ người Sri Lanka cũng đã thực hiện công việc huấn luyện làm quen với chiếc tàu tuần tra này, cho thấy số phận của nó đã được quyết định chính thức.
Việc chiếc Sherman không thể nối gót tàu Morgenthaus gia nhập biên chế Cảnh sát biển Việt Nam rõ ràng là một sự đáng tiếc, tuy nhiên chúng ta vẫn chưa hết hy vọng được nhận thêm tàu tuần tra lớp Hamilton do lực lượng Bảo vệ bờ biển Hoa Kỳ vẫn còn sử dụng 2 con tàu khác và chúng sẽ sớm loại biên trong năm nay hoặc năm sau.
Tùng Dương
Theo baodatviet
Mỹ nghiên cứu cung cấp máy bay huấn luyện cho Việt Nam Trong thời gian tới, Mỹ có thể sẽ bàn giao thêm một tàu tuần tra cùng với các máy bay huấn luyện, máy bay không người lái cho Việt Nam trong một động thái nhằm củng cố quan hệ quốc phòng song phương. Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch gặp song phương Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ tại Đối thoại Shangri-La....