Lộ diện tàu hạ cánh Blue Moon trong đại kế hoạch trở lại bề mặt Mặt Trăng của CEO Amazon Jeff Bezos
Thời gian qua, “người hàng xóm” gần gũi nhất của Trái Đất đã nhận được khá nhiều sự chú ý.
Hôm qua, ông chủ của Blue Origin, cũng là CEO Amazon – Jeff Bezos – đã công bố một chiếc tàu hạ cánh xuống mặt trăng mang tên Blue Moon.
Cụ thể, tại một trung tâm hội nghị ở Washington, cách Nhà Trắng – vốn cũng vừa bày tỏ ước vọng trở lại Mặt Trăng cách đây chưa lâu – chưa đầy một dặm, Bezos đã vén màn mô hình của Blue Moon, một chiếc tàu vũ trụ mà theo ông sẽ có thể hạ cánh xuống bề mặt Mặt Trăng vào năm 2024.
Bezos cho biết một phiên bản lớn hơn của con tàu này sẽ đảm nhận nhiệm vụ chở các phi hành gia lên Mặt trăng, đồng thời tải hàng hóa lên bề mặt của nó và triển khai 4 xe thám hiểm khám phá địa hình tại đây. Blue Moon còn kiêm luôn vai trò bệ phóng cho các vệ tinh xoay quanh Mặt trăng.
Phát biểu trước đám đông gồm các quan chức NASA và các khách hàng tiềm năng của Blue Moon, Bezos nói: “ Đã đến lúc quay lại Mặt Trăng – lần này là để ở lại”.
Trong bài thuyết trình, Bezos đã công bố một mẫu xe thám hiểm và một động cơ với mã hiệu BE-7 hoàn toàn mới được công ty của ông thiết kế để đẩy tàu hạ cánh vào không trung. Bezos cho biết Blue Origin – công ty chuyên về vũ trụ của ông – đã tập trung phát triển Blue Moon trong vòng 3 năm qua, và hi vọng sẽ thực hiện một chuyến bay thử nghiệm vào mùa hè năm nay.
Video đang HOT
Tàu hạ cánh Blue Moon
Vị tỷ phú giàu nhất thế giới cho biết quá trình nghiên cứu công nghệ tên lửa New Shepard cũng như bộ tăng tốc New Glenn mạnh mẽ hơn nhiều lần của công ty đã giúp họ biết thêm nhiều điều để có thể tiếp tục dự án tham vọng bậc nhất của Blue Origin cho đến ngày nay.
Chưa từng có người nào bước trên bề mặt Mặt Trăng kể từ nhiệm vụ Apollo cuối cùng của NASA vào năm 1972, nhưng sau bài phát biểu của Phó Tổng thống Mike Pence vào tháng 3/2019 vừa qua, trong đó nhấn mạnh ước vọng của chính phủ Mỹ trong việc trở lại Mặt Trăng, NASA đã bắt tay vào một sứ mệnh có thể sẽ diễn ra trong vòng 5 năm tới. Cơ quan hàng không vũ trụ sẽ cân nhắc mua các trang thiết bị thương mại cho sứ mệnh, và Blue Origin hi vọng sẽ là nhà cung ứng những trang thiết bị đó.
Câu hỏi lớn hiện nay là liệu Blue Origin có thể bàn giao sản phẩm đúng thời hạn hay không. Rất nhiều dự án không gian – đặc biệt là các dự án tham vọng – từng bị trì hoãn, không kịp thời hạn đề ra ban đầu, nhưng Bezos khẳng định công ty của ông sẽ không rơi vào tình huống đó.
Đây không phải là lần đầu tiên ông chủ của Blue Origin đặt Mặt Trăng lên hàng đầu và làm trọng tâm cần hướng đến cho công ty của mình. Hai năm trước, ông từng nói về việc tạo ra một cộng đồng cư dân định cư trên Mặt Trăng trong một tầm nhìn còn lớn hơn hiện nay. “ Tôi nghĩ nếu bạn lên Mặt Trăng trước tiên, và biến Mặt Trăng thành nhà, bạn có thể lên Sao Hỏa dễ dàng hơn” – Bezos nói vào thời điểm đó. Hôm qua, kế hoạch vĩ đại của ông đã đạt một bước tiến mới. Và mọi cặp mắt bắt đầu đổ dồn vào Bezos, để xem liệu ông có thực hiện được điều đó hay không.
Tham khảo: DigitalTrends
Không có thỏa thuận tiền hôn nhân, vị tỷ phú này đã mất trắng gần 1 tỷ USD khi ly dị
CEO Amazon Jeff Bezos, người đàn ông giàu nhất thế giới, vừa tuyên bố sẽ ly dị vợ là bà MacKenzie sau 25 năm hôn nhân.
Trang tin TMZ đăng tải hôm thứ 5 rằng vợ chồng nhà Bezos không hề ký kết thỏa thuận tiền hôn nhân.
Thỏa thuận tiền hôn nhân là một loại hợp đồng đặc biệt mà chủ thể có nó là các đôi nam nữ trước khi chính thức kết hôn thực hiện để thỏa thuận các vấn đề pháp lý như phân định tài sản chung, riêng, trước, trong và sau hôn nhân hoặc liên quan đến việc một hoặc hai bên muốn chấm dứt hợp đồng hôn nhân, quyền nuôi con và chia tài sản nếu vợ chồng ly hôn...
Ở một số nước trên thế giới, nhất là phương Tây, hợp đồng hôn nhân được công nhận rộng rãi. Nó cũng là một biện pháp để bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ khi chấp nhận "sống thử" trước khi kết hôn chính thức. Mặt khác, nó cũng thể hiện được sự minh bạch trong tài sản giữa vợ và chồng khi hai bên có thỏa thuận.
Một số người khi nghe tin này đã so sánh khoản tiền mà hai vợ chồng nhà Bezos sẽ tiến hành phân chia - nếu thực sự không có thỏa thuận tiền hôn nhân nào - với khoản tiền tương tự của một vị tỷ phú khác: trùm dầu mỏ Harold Hamm.
Hamm, CEO của Continental Resources, vào tháng 11/2014, đã bị tòa án yêu cầu phải trả cho người vợ cũ của ông là Sue Ann Arnall gần 1 tỷ USD tiền mặt và tài sản khi cặp đôi này ly dị sau 26 năm chung sống. Vào thời điểm đó, khối bất động sản hôn nhân của hai người này có giá trị lên đến 18 tỷ USD. Tất nhiên, giữa họ không có bản thỏa thuận tiền hôn nhân nào.
Arnall đã đòi hỏi khoản tiền ly dị hơn con số bà được hưởng là 974.790.317,77 USD hàng tỷ USD. Vụ kiện bắt đầu vào năm 2012 và kết thúc sau 2 năm rưỡi; phán quyết này là một trong những vụ ly dị lớn nhất ở nước Mỹ từ trước đến nay. Dưới đây là bản sao tờ séc mà Harold Hamm đã phải ký cho Arnall:
Nhưng trong vụ việc Bezos - MacKenzie, khoản tiền có lẽ sẽ lớn hơn nhiều. Tài sản của Jeff Bezos hiện vào khoảng 137 tỷ USD, theo bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg, biến ông thành người giàu nhất thế giới.
Hơn nữa, các phiên xử vụ ly dị này sẽ diễn ra ở Washington, nên bà MacKenzie có thể hưởng lợi từ các quy định về tài sản chung khi ly dị của bang này, trong đó các tài sản thuộc loại bất động sản phải được chia đều 50/50. Trong khi đó, cuộc ly dị của Hamm diễn ra tại Oklahoma, nơi tài sản được chia đều theo phán quyết của quan tòa.
Dù sao đi nữa, bất kỳ quyết định cuối cùng nào cũng sẽ phải phụ thuộc vào tòa án quyết định.
Tham khảo: BusinessInsider
CEO Amazon Jeff Bezos ly dị vợ sau 25 năm chung sống Họ còn cho biết thêm, "nếu biết trước mình sẽ chia tay sau 25 năm, chúng tôi vẫn sẽ lại bên nhau." Trên tài khoản Twitter của mình, CEO của Amazon, ông Jeff Bezos vừa cho biết sẽ ly dị người vợ đã chung sống với mình 25 năm nay, MacKenzie Bezos. Thông tin này được đưa ra chỉ 3 ngày trước ngày...