Lộ diện “quái vật” phần cứng mạnh hơn cả Galaxy Note 3
GsmArena đã vừa công bố kết quả benchmark AnTuTu của smartphone ZTE Grand S II Dual, thế hệ tiếp theo của smartphone ZTE Grand S và điểm benchmark đã cho thấy một kết quả cực kì ấn tượng.
Theo đó, điểm số mà Grand S II Dual đạt được rất ấn tượng lên tới 33.357 điểm, thậm chí còn cao hơn siêu phẩm Galaxy Note 3 của Samsung vốn bị tố là gian lận trước đó. Kết quả này có được có lẽ là do vi xử lí Snapdragon 800 góp mặt trong bộ khung phần cứng của chiếc smartphone 2 SIM này.
Bên cạnh đó, GsmArena còn cho biết ZTE có thể sẽ ra mắt thêm một phiên bản đơn SIM của Grand S II Dual cho những người không thích sử dụng smartphone 2 SIM.
Theo suy đoán, chiếc Grand S thế hệ 2 sẽ được tích hợp màn hình 5 inch độ phân giải Full HD cùng camera 13 Mpx như người tiền nhiệm. Không những thế, Grand S II còn mang thiết kế siêu mỏng với bề dày chỉ 6,9 mm nhằm giảm bớt cảm giác cồng kềnh cho người dùng do màn hình to đem lại.
Video đang HOT
Hiện tại, vẫn chưa rõ ngày ra mắt cùng mức giá của Grand S II nhưng chắc chắn smartphone này sẽ rẻ hơn một chút so với các đối thủ đến từ những thương hiệu lớn.
Theo PL&XH
Đánh giá học sinh không bằng điểm số
Với chủ trương không cho điểm học sinh lớp 1, nhiều trường tiểu học tại TP.HCM đang áp dụng hình thức đánh giá mới bằng biểu tượng hình ảnh, lời nhận xét vừa giúp học sinh biết được năng lực vừa tạo tình cảm thân thương cô trò.
Từ những ngôi sao...
Giáo viên Trường tiểu học Lương Định Của (Q.3, TP.HCM) đóng hình ngôi sao lên tập học sinh - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Ba năm trước, tại Trường tiểu học Lương Định Của (Q.3, TP.HCM), ngay học kỳ 1 xảy ra việc giáo viên có nhận xét quá dài trong bài kiểm tra của học sinh lớp 1 khiến phụ huynh không hài lòng. Bởi học kỳ đầu, học sinh còn viết bằng bút chì, ráp vần chưa chuẩn, thì không đọc được lời phê của giáo viên. Từ đó, Ban giám hiệu trường đã đề ra hình thức đánh giá mới.
Theo ông Từ Quốc Tuấn, Hiệu trưởng trường này, 3 năm qua trường đã đánh giá học sinh lớp 1 theo biểu tượng hình ngôi sao. "Trường đặt làm cho mỗi giáo viên 3 con dấu, với 3 màu tương ứng. Ngôi sao màu đỏ, biểu trưng cho việc học sinh làm bài tốt, màu xanh hoàn thành bài làm, màu vàng cần cố gắng hơn. Đồng thời, đối với ngôi sao màu vàng, giáo viên sẽ sửa lỗi cho học sinh ngay chỗ sai", ông Tuấn nói.
Tương tự, trong năm học này, Trường tiểu học Hòa Bình, Q.1 bắt đầu đánh giá học sinh lớp 1 bằng biểu tượng bông hoa theo các cấp độ: đỏ, vàng, xanh (tương ứng với các thang: giỏi, khá và cần cố gắng. "Theo tôi, việc đánh giá bằng biểu tượng trong học kỳ 1 của học sinh lớp 1 là hợp lý. Vì trong giai đoạn này các em chưa đọc chữ được, nên biểu tượng là cách để các em biết được bài làm của mình đạt loại nào", ông Lý Văn Huệ, Hiệu trưởng Trường Hòa Bình nói.
Theo ông Cao Xuân Hùng, chuyên viên Phòng Giáo dục Q.3, đã có 18 trường tiểu học (trong đó có 2 trường ngoài công lập) thực hiện theo cách đánh giá này trong nhiều năm nay. "Ngoài đánh giá bằng các biểu tượng, phòng cũng yêu cầu giáo viên có những nhận xét bằng lời, để học sinh cảm thấy bài làm của mình được thầy cô giáo quan tâm, trân trọng", ông Hùng nói
Đến lời nhận xét ấn tượng
Ở tất cả các trường tiểu học, ngoại trừ học sinh lớp 1 ở học kỳ đầu được đánh giá bằng biểu tượng, ở các khối lớp còn lại giáo viên nhận xét học sinh bằng lời phê. Theo nhiều giáo viên, lời phê, cách nhận xét của giáo viên có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực vào tâm lý và cả quá trình học tập của học sinh. Thông thường, những giáo viên có tâm sẽ chịu khó viết lời phê theo năng lực học tập, ưu điểm và khuyết điểm của học sinh.
Cô Nguyễn Thị Hồng Ngọc, giáo viên lớp 5/6, Trường tiểu học Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP.HCM, cho biết: "Lời nhận xét của giáo viên cần có chủ ngữ, vị ngữ. Và thường tôi áp dụng cách phê có kèm theo các từ ngữ thân thiện, như: em cần cố gắng hơn nhé, em còn tính nhầm phép tính nhân, lần sau em cẩn trọng hơn em nhé... Những từ thân thương đó, xét về tâm lý ai đọc vào cũng cảm thấy gần gũi. Và nếu mình có sai, thì đọc các nhận xét như vậy cũng không có tâm lý nặng nề". Ông Từ Quốc Tuấn nhìn nhận: "Sự chê bai thẳng thừng bao giờ cũng ảnh hưởng ghê gớm đến tâm lý học sinh". Chính vì vậy ông Tuấn cho rằng: "Tôi thường khuyên giáo viên hạn chế nhận xét học sinh theo kiểu vô cảm, như: giỏi, tốt khá, bài văn hay, bài làm dở... Thay vào đó, giáo viên có thể dùng những câu nhận xét như: Cô rất thích bài văn của con vì có nhiều ý hay, nên chia sẻ với các bạn con nhé; Con làm bài tốt, cô khen ngợi con...".
Không chê trách, so sánh học sinh
Đầu năm học này, Sở GD-ĐT TP.HCM đã có văn bản chỉ đạo 24 phòng giáo dục quận, huyện về việc tạm thời đánh giá không cho điểm đối với học sinh lớp 1. Theo đó, giáo viên coi trọng việc động viên, khuyến khích tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của học sinh; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan và toàn diện... Trong quá trình đánh giá, thường xuyên nhận xét bằng lời, giáo viên nên có những hình thức động viên học sinh khi các em hoàn thành yêu cầu, không được sử dụng các hình thức chê trách, so sánh học sinh trong bất kỳ hoàn cảnh nào với bất kỳ động cơ nào...
Theo TNO
TP.HCM không cho điểm học sinh lớp 1 Theo hướng dẫn tạm thời của Sở Giáo dục Đào tạo TP.HCM, ngoài bài kiểm tra cuối năm học, đối với học sinh lớp 1, tuyệt đối không cho điểm trong suốt quá trình tổ chức dạy học, kể cả bài kiểm tra thường xuyên. Học sinh lớp 1 tại TP.HCM năm học này sẽ nhận lời nhận xét từ giáo viên thay...