Lộ diện ông trùm tiền giả từ Trung Quốc về Việt Nam
Mua bán tiền giả giá rẻ ở Trung Quốc rồi bán lại với giá cao, Dũng trở thành người cung cấp tiền giả cho đường dây tiền giả tại Cần Thơ.
Chiều 28/5, đại tá Trần Quang Thắng – trưởng phòng An ninh điều tra, Công an TP Cần Thơ cho biết vừa bắt giữ Nguyễn Tiến Dũng (41 tuổi, ở Vĩnh Phúc) người chủ mưu mua bán trên một tỷ đồng tiền giả xảy ra tại Cần Thơ.
Hình ảnh Nguyễn Tiến Dũng bị cơ quan An ninh điều tra Công an TP Cần Thơ phát lệnh truy nã.
Sau khi bị bắt tại khu vực biên giới giáp với Trung Quốc, Dũng được di lý về tạm giam tại Cần Thơ để phục vụ điều tra. Tên này chính là người cung cấp tiền giả cho đường dây tiêu thụ tiền giả tại Cần Thơ của Lâm Thị Xuân Thùy (đã bị công an khám phá cuối năm 2013).
Theo cơ quan an ninh điều tra, Dũng có 3 tiền án về tội Trộm cắp tài sản, Cố ý gây thương tích và Lưu hành tiền giả, ra tù năm 2010. Tên này sau đó đã sang Trung Quốc mua hơn 1 tỷ đồng tiền giả với giá 9 Nhân dân tệ (khoảng hơn 20 nghìn VNĐ) được 200.000 đồng.
Về Việt Nam, Dũng bán lại cho Lâm Thị Xuân Thùy (ngụ Cà Mau) với tỷ lệ 10 triệu đồng tiền giả đổi 3 triệu đồng tiền thật.
Video đang HOT
Thùy đưa tiền cho chồng là Võ Hồng Thắng, đi xe đò về các tỉnh miền Tây tiêu thụ. Bà này cũng bán cho nhiều người với giá 5 triệu đồng tiền thật được 10 triệu tiền giả.
Cuối năm 2013, Thùy bị cơ quan An ninh điều tra bắt. Khám xét nơi tạm trú của người này trên đường Nguyễn Văn Linh (phường An Khánh, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) cơ quan chức năng phát hiện và thu giữ rất nhiều tiền giả mệnh giá 200.000 đồng.
Mở rộng vụ án, cơ quan An ninh điều tra bắt khẩn cấp thêm những người có liên quan đến đường dây gồm: Nguyễn Văn Long, Vũ Văn Nùng, Đào Quang Đông…
Cách nhận biết tiền giả Polymer 200.000 đồng
Thời gian gần đây, trong lưu thông xuất hiện tiền giả polymer 200.000 đồng có hình thức khá giống tiền thật, NHNN đã ra thông báo một số đặc điểm nhận dạng cụ thể, phân biệt dễ dàng loại tiền giả này.
Đầu tiên, khi soi tờ tiền trước nguồn sáng, hình bóng chìm chỉ là hình mô phỏng, không có các chi tiết in tinh xảo, sáng rõ như tiền thật;
Đặc điểm thứ hai, hình định vị (hình ảnh trên mặt trước và hình ảnh trên mặt sau in trên cùng một vị trí) không khớp khít, không cân đối và không tạo thành các khe sáng trắng đều nhau như tiền thật khi soi tờ tiền trước nguồn sáng;
Thứ ba, mực đổi màu được in giả bằng mực nhũ vàng, khi chao nghiêng không đổi từ màu vàng sang màu xanh lá cây như yếu tố mực đổi màu của tiền thật (chỉ có ở tờ tiền 100.000 đồng, 200.000 đồng và 500.000 đồng);
Kiểm tra cửa sổ nhỏ (chỉ có ở tờ 50.000 đồng, 100.000 đồng, 200.000 đồng và 500.000 đồng), không có yếu tố hình ẩn như tiền thật.
NHNN lưu ý, tiền giả mới xuất hiện gần đây có làm giả nét in nổi bằng cách in thêm các ký tự tương ứng bằng mực không màu (trong suốt) tại các vị trí như: dòng chữ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, chữ và số mệnh giá (lớn) trên mặt trước; dòng chữ “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”, chữ và số mệnh giá trên mặt sau.
Khi vuốt nhẹ tại các vị trí này cũng cảm nhận được độ nổi nhưng không nhám, ráp như tiền thật, nhằm đánh lừa cảm giác của người tiêu dùng khi kiểm tra nét in nổi. Khi soi tờ tiền dưới đèn cực tím (UV), các ký tự in bằng mực không màu thường phát quang, rất dễ nhận biết.
Theo NHNN, người tiêu dùng cũng có thể kiểm tra bằng cách kéo, xé nhẹ ở cạnh (mép) tờ tiền, nếu là tiền thật sẽ rất khó rách, khó bai giãn hoặc nắm gọn tờ tiền trong lòng bàn tay, khi mở bàn tay ra, nếu là tiền thật sẽ đàn hồi về trạng thái ban đầu, như trước khi nắm.
Theo Đất Việt
Bắt thêm 2 nghi can liên quan vụ lưu hành tiền giả quy mô lớn
Sáng 31.3, đại tá Trần Quang Thắng, Trưởng phòng An ninh điều tra (ANĐT) Công an TP.Cần Thơ, cho biết cơ quan này vừa ký quyết định khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam Võ Hồng Thắng (39 tuổi), ngụ P.An Khánh, Nguyễn Rạng Tây (22 tuổi), ngụ P.Cái Khế, cùng Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ, về hành vi lưu hành tiền giả.
Ảnh minh họa
Cơ quan ANĐT xác định Thắng là chồng của Lâm Thị Xuân Thùy, nghi can chính trong vụ án, với vai trò đồng phạm đã giúp sức cho Thùy phạm tội, còn Tây là người đã mua của Thùy và đồng bọn số tiền lớn để mang đi tiêu thụ tại các tỉnh, thành ĐBSCL.
Như Thanh Niên đã thông tin, trước đó cơ quan ANĐT đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Lâm Thị Xuân Thùy, Nguyễn Văn Long (cùng 34 tuổi, tạm trú P.An Khánh), Vũ Văn Nùng (47 tuổi, tạm trú P.Hưng Lợi, Q.Ninh Kiều), Đào Quang Đông (23 tuổi, ngụ H.Mỹ Đức, TP.Hà Nội), về hành vi lưu hành tiền giả. Khám xét nơi ở của Thùy, cơ quan điều tra thu giữ 138 triệu đồng tiền giả (gồm 2 loại có mệnh giá 100.000 đồng và 200.000 đồng) và phát hiện Thùy còn giấu 6 cọc tiền giả (20 triệu đồng/cọc) trong một thùng carton cũ và 18 triệu đồng trong túi xách. Thùy khai nhận, trước đó đã từng nhiều lần mua tiền giả về lưu hành, nhưng mức chênh lệch không nhiều; sau đó được Long dẫn ra khu vực biên giới Lạng Sơn để mua tiền giả với tỷ lệ 3/10 (bỏ ra 300.000 đồng mua 1 triệu đồng tiền giả). Khi tiêu thụ tiền giả, nhóm này thường đem theo một số tiền thật có cùng mệnh giá hoặc trộn lẫn một số tiền giả trong cọc tiền thật để khi giao dịch bị phát hiện thì cho rằng mình cũng là nạn nhân, sẵn sàng đổi lại tiền thật. Ngoài việc tự đi tiêu thụ tiền giả, Thùy cùng đồng bọn còn bán "sỉ" cho "đại lý" với tỷ lệ 5/10 (500.000 đồng tiền thật mua 1 triệu đồng tiền giả).
Cơ quan ANĐT Công an TP.Cần Thơ xác định, trước khi bị phát hiện và bắt giữ, Thùy cùng đồng bọn đã mua và tiêu thụ số tiền giả trên 1 tỉ đồng tại các tỉnh miền Tây. Cơ quan điều tra đã thu hồi được trên 138 triệu đồng tiền giả.
Theo TNO
Bắt "bộ đôi" chuyên trộm cắp ở các khu nhà trọ Ngày 28-5, CAP Cổ Nhuế 1 (quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội) cho biết đã bàn giao hồ sơ, chuyển các đối tượng gồm Nguyễn Xuân Hồng và Nguyễn Tiến Dũng cho CAQ Bắc Từ Liêm để tiếp tục điều tra làm rõ về hành vi "Trộm cắp tài sản". Hồng và Dũng tại cơ quan công an Trước đó, ngày 26-5,...