Lộ diện ông trùm thịt thối
Chỉ đạo vụ cướp 2,2 tấn chân trâu bò thối trong lúc tiêu hủy ở Đồng Nai hôm 18-4, có thể là một người liên quan đến vụ 97 tấn chân trâu bò thối đã bị cơ quan chức năng phát hiện ở TPHCM trước đây
Tuần này, Công an thị xã Thuận An – Bình Dương sẽ kết hợp với Công an tỉnh Đồng Nai làm rõ vụ cướp 2,2 tấn chân trâu bò thối trong lúc tiêu hủy ở Đồng Nai hôm 18-4, sau đó nghi đưa về Thuận An để trữ bán (Báo Người Lao Động đã thông tin). Nghi can chỉ đạo vụ cướp này là ông Nguyễn Hiệp Hương (40 tuổi, quê huyện Thanh Oai – Hà Nội).
Công an thị xã Thuận An – Bình Dương đang lấy lời khai của ông Nguyễn Hiệp Hương (phải)
“Tang vật” trong kho
Công an thị xã Thuận An cho biết đến nay, ông Hương vẫn không thừa nhận mình liên quan đến việc cướp 2,2 tấn chân trâu bò nói trên. Tuy nhiên, trước đó, phóng viên một số báo đã phát hiện xe tải chở các bao chứa chân trâu bò thối cướp từ hố tiêu hủy chạy thẳng vào cơ sở do ông Hương quản lý (ở phường Bình Hòa, thị xã Thuận An). Về việc này, lý giải với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Hương nói: “Xe đó vào đây để lấy tiền cước vận chuyển chứ không xuống hàng, tôi làm toàn hàng lòng (lòng heo – PV) chứ không dính dáng gì… Các anh cậy nhà báo làm rùm beng lên là không được!”.
Tuy nhiên, đến nay, ông Hương chưa lý giải được vì sao trong kho lạnh của ông lại chứa nhiều bao tải bị cháy nham nhở (bên trong đựng chân trâu bò, rất giống với các bao tải bị cướp khi tiêu hủy). Ngoài ra, ông Hương cho rằng số chân trâu bò này không phải là của ông mà của một người bạn gửi trữ lạnh giùm.
Trong khi đó, camera của một phóng viên quay được hình ảnh ông Hương xuất hiện gần hố tiêu hủy trước khi xảy ra cướp. Theo một nhân chứng, ông Hương là người trực tiếp chỉ đạo dập lửa, bốc các bao chứa chân trâu bò đang tiêu hủy lên xe chở đi.
Đầu mối cung cấp thịt thối
Video đang HOT
Ông Hương khai với cơ quan chức năng số chân trâu bò thối được trữ ở kho của ông được vận chuyển từ Bắc vào và chỉ làm thức ăn chăn nuôi, cụ thể là thức ăn cho tôm. Tuy nhiên, ông không cho biết nơi chế biến, tiêu thụ số chân trâu bò này.
Tuy nhiên, qua tìm hiểu của chúng tôi, chủ lô hàng 97 tấn chân trâu bò thối đã bị cơ quan chức năng ở TPHCM tịch thu trước đây cũng là của ông Nguyễn Hiệp Hương. Lúc đó, số hàng thối này khai mục đích sử dụng trong giấy kiểm dịch là “thương phẩm” (theo cơ quan chức năng là làm thức ăn cho người – PV).
Cụ thể, khoảng tháng 8 – 2007, dư luận ở TPHCM xôn xao việc cơ quan chức năng phát hiện một kho lạnh ở quận 9 trữ đến 97 tấn chân trâu bò thối để bán cho các nhà hàng, điểm kinh doanh ăn uống. Theo cơ quan chức năng, chủ lô hàng này là ông Nguyễn Hiệp Hương (tên gọi khác là Nguyễn Văn Tuấn, số CMND: 111545909). Lúc đó, ông Hương khai với cơ quan chức năng kho lạnh chứa hàng của ông là kho thuê, ông quê Hà Tây (nay là Hà Nội), tạm trú huyện Bình Chánh – TPHCM. Trong một tờ trình, Trạm Thú y quận 9 nhận định về lô hàng thối của ông Hương như sau: “Qua quá trình làm việc, đại diện chủ hàng không xác định rõ nguồn gốc, xuất xứ của lô hàng, không xác định được khối lượng hàng đã xuất cho những người kinh doanh, chế biến để làm thực phẩm cho người; nhân thân của chủ hàng không rõ ràng”. Do đó, Trạm Thú y quận 9 đã có công văn đề nghị công an vào cuộc.
Chân trâu bò thối trong bao bị cháy nham nhở ở kho của ông Nguyễn Hiệp Hương
Trốn về Bình Dương
Do lô hàng của ông Hương đã bốc mùi thối, để có cơ sở xử lý, cơ quan chức năng phải lấy mẫu kiểm nghiệm và có kết quả: Lô hàng không đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Sau đó, UBND quận 9 đã ra quyết định tịch thu, tiêu hủy lô hàng này.
Đến lúc tiêu hủy, ông Hương không đến cơ quan chức năng để nộp phạt và đóng tiền tiêu hủy. Vì vậy, Công an quận 9 phải tìm đến nơi tạm trú của ông Hương ở Bình Chánh thì phát hiện ông đã “biến” mất. Ngay sau đó, cơ quan chức năng truy tìm tung tích ông Hương theo địa chỉ trong CMND của ông thì được chính quyền địa phương ở Hà Tây thông báo: Ông Nguyễn Hiệp Hương đi khỏi nơi cư trú từ lâu, không rõ đang ở đâu.
Do nhận định vụ việc không mang dấu hiệu hình sự nên cơ quan công an không truy nã ông Hương.
Hậu quả là UBND TPHCM phải chấp thuận chi khoảng 300 triệu đồng để tiêu hủy hàng chục tấn chân trâu bò thối “giùm” ông Hương.
Có thể truy thu, khởi tố
Nhận định việc ông Nguyễn Hiệp Hương bỏ trốn khiến ngân sách TPHCM phải chi hàng trăm triệu đồng tiêu hủy thịt thối (số tiền đáng lẽ ông Hương phải chịu – PV), luật sư Trịnh Thanh, Trưởng Văn phòng Luật sư Người nghèo, cho rằng cơ quan chức năng hoàn toàn có thể cưỡng chế, truy thu số tiền này.
Riêng hành vi cướp thịt thối khi tiêu hủy, luật sư Trịnh Thanh cho rằng đã có dấu hiệu hình sự của tội “trộm cắp tài sản” nên cơ quan công an có thể khởi tố vụ án. Cũng theo luật sư Thanh, thịt thối định tiêu hủy không có giá trị sử dụng nhưng có giá trị tài sản. Có thể dựa vào giá thịt mua và bán của chủ hàng, hội đồng định giá có thể xác định giá trị của 2,2 tấn thịt thối này để làm cơ sở xử lý vụ án. Riêng về việc cán bộ chức năng của Đồng Nai không hoàn thành nhiệm vụ để thịt tiêu hủy bị cướp lại, luật sư Thanh nhận định có dấu hiệu phạm tội: “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Nếu có đủ chứng cứ về việc cán bộ nhận tiền để cho các đối tượng “cướp” hàng hóa bị tiêu hủy thì dính đến tội danh “nhận hối lộ”.
Theo NLD
Đình chỉ công tác 4 cán bộ vụ cướp thịt thối
Chi cục Quản lý thị trường Đồng Nai đã tạm đình chỉ công tác 4 cán bộ liên quan đến vụ để 2,2 tấn thịt thối trong hố tiêu hủy bị "cướp" hôm 18/4. Trạm Thú y Biên Hòa cũng yêu cầu nhân viên tường trình để xử lý kỷ luật.
Trao đổi với VnExpress.net sáng nay, ông Dương Minh Dũng, Trưởng Phòng Nghiệp vụ tổng hợp Chi cục Quản lý thị trường Đồng Nai cho biết, lãnh đạo chi cục đã chỉ đạo cấp dưới xác minh làm rõ trách nhiệm các cán bộ có liên quan đến vụ "để mất" 2,2 tấn thịt lò, trâu hôi thối ngay trong hố tiêu hủy hai ngày trước.
Theo đó, có 4 cán bộ thuộc Đội Quản lý thị trường cơ động cùng với một cán bộ thú y thuộc Trạm thú y thành phố Biên Hòa, tham gia tiêu hủy. Tuy nhiên lô hàng chưa cháy hết thì các cán bộ đã ra về. Lợi dụng sơ hở, một nhóm người đã bốc số thịt này lên xe chở vào một xưởng chế biến lòng lợn ở Bình Dương.
Theo ông Dũng, hiện đơn vị đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với 4 cán bộ của mình, đồng thời yêu cầu làm tường trình, kiểm điểm để có hướng xử lý nghiêm. "Xử phạt như thế nào phải chờ xác minh thu thập chứng cứ cụ thể từ nhiều nguồn mới có kết luận. Tất nhiên để xảy ra vụ việc cho thấy sự lỏng lẻo, thiếu sót, lơ là trong công tác, nên các cán bộ tham gia sẽ phải chịu trách nhiệm", ông Dũng nói.
Lô hàng thịt trâu, bò và lòng heo đang bốc mùi hôi thối bị phát hiện và tiêu hủy.
Giải thích về quy trình xử lý tiêu hủy những thực phẩm như trường hợp trên, ông Dũng cho biết, theo đúng quy định, khi Quản lý thị trường phát hiện và bắt giữ sản phẩm kém chất lượng liên quan đến gia súc, gia cầm thì sẽ gọi điện để yêu cầu hỗ trợ từ phía đơn vị thú y. Nếu quá trình kiểm tra kết luận sản phẩm đó kém chất lượng, các cán bộ có nhiệm vụ thông báo cho chính quyền địa phương (cụ thể là UBND Phường) để phối hợp tiến hành tiêu hủy. Đồng thời các cán bộ cũng phải ở lại hiện trường để giám sát toàn bộ quá trình này.
"Những sản phẩm như thịt gia súc gia cầm ẩm mốc phải đốt trong vài ba ngày mới cháy hết nên rất cần sự hỗ trợ của địa phương giám sát để tiêu hủy triệt để. Thiếu sót của nhóm cán bộ lần này là không thông báo cho chính quyền địa phương", ông Dũng nhận định. Ông cũng cho rằng, nguyên nhân một phần do nhóm cán đã mệt mỏi khi theo vụ dõi vụ chuyên chở thịt thối này suốt mấy ngày trước nên lơ là mất cảnh giác.
Còn theo ông Trần Ngọc Sơn, Trạm trưởng Thú y thành phố Biên Hòa, thông thường trong những trường hợp tương tự, đơn vị thú y địa phương chỉ đóng vai trò hỗ trợ về mặt chuyên môn còn Quản lý thị trường "chủ trì" từ quá trình bắt giữ đến tiêu hủy sản phẩm. "Tuy nhiên để xảy ra vụ việc đáng tiếc này có một phần lỗi của cán bộ thú y tham gia tiêu hủy", ông Sơn nhìn nhận. Cán bộ này đã được yêu cầu viết tường trình và kiểm điểm, chờ xem xét xử lý.
Theo ông Sơn, theo quy trình, khi nhận được thông báo bắt giữ thịt thối từ Quản lý thị trường, Trạm Thú y sẽ cử cán bộ đến hỗ trợ về chuyên môn như kiểm định sản phẩm có đủ chất lượng bán tươi, giấy tờ kinh doanh hợp pháp... Nếu các điều kiện này không được đáp ứng, thú y sẽ đề nghị tiêu hủy lô hàng và tham gia công tác này.
"Theo quy định thì các cán bộ phải ở lại giám sát cho đến khi sản phẩm được tiêu hủy hoàn toàn, nhưng lần này cả cán bộ thú y và đội quản lý thị trường đều bỏ về khi hàng chưa tiêu hủy xong. Điều đó cho thấy cán bộ chưa làm tròn trách nhiệm của mình", ông trưởng trạm thú y nói.
Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, ông Hoàng Sơn Hải, Chi cục trưởng Thú y Đồng Nai cho biết, từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh chưa từng xảy ra vụ "cướp" hàng hóa từ hố tiêu hủy như trên.
Về mặt chuyên môn, ông Hải cho rằng, để tiến hành tiêu hủy một lô hàng kém chất lượng nào đó đòi hỏi các cán bộ phải tính toán kỹ xem cần dùng bao nhiêu nguyên nhiêu liệu (như củi, xăng, dầu, vỏ bánh xe...). Đồng thời phải sắp xếp theo trình tự các lớp nhiêu liệu phía trên và dưới để đảm bảo đốt cháy hết lô hàng mà ít gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước. Sau khi sản phẩm đã được đốt cháy hoàn toàn thì phải tiến hành san lấp hố...
"Chúng tôi đã yêu cầu cán bộ cấp dưới làm tường trình, kiểm điểm để có hướng xử lý. Nếu trong quá trình điều tra mà thấy có dấu hiệu tiêu cực hay móc nối với người vi phạm thì chúng tôi sẽ xử lý nghiêm, còn trường hợp do lỗi cá nhân chủ quan thì tùy mức độ để xử phạt", ông Hải nói.
Theo VNExpress
Phát hiện 2 container chứa thịt thối Ngày 19.4, Lực lượng Cảnh sát kinh tế (Công an thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương) qua theo dõi đã phát hiện 2 container chứa một lượng lớn chân trâu, bò, lòng heo bốc mùi hôi thối. Tại địa chỉ 21G/3E khu phố Bình Đáng, phường Bình Hòa (TX.Thuận An), lực lượng chức năng phát hiện 2 container chứa 4.905 kg ruột...