Lộ diện gaming chuyên nghiệp nhất Việt Nam
Trong những ngày vừa qua, các game thủ Việt ngạc nhiên khi hàng loạt game thủ có tiếng tăm trong cộng đồng bỗng dưng đồng loạt thay đổi cùng một avatar trên facebook cá nhân. Đây là những game thủ chuyên nghiệp, những người từng đạt được những thành tích cao trong sự nghiệp thi đấu của mình. Đặc biệt hơn, danh sách các game thủ tham gia thay avatar này trải dài ở nhiều thể loại game khác nhau FPS, ARTS, MOBA…
Theo tìm hiểu của chúng tôi, sở dĩ có chuyện này là do các “cao thủ” của làng eSports Việt Nam đã đồng loạt qui tụ về một gaming mới, và avatar mà họ thay đổi là logo của gaming này: Aces Gaming
Aces Gaming, tên gọi lấy cảm hứng từ thuật ngữ ACE rất phổ biến trong game eSports, là một phần trong kế hoạch phát triển Thể Thao Điện Tử ở TP.HCM nói riêng cũng như Việt Nam nói chung do Sở Văn Hóa Thông Tin Du Lịch, Nhà thi đấu thể thao Phú Thọ và Công ty Cổ phần eSports cùng phối hợp thực hiện.
Trong thời gian sắp tới, một Trung tâm huấn luyện Thể Thao Điện tử cũng sẽ được mở ra như một phần trong kế hoạch này. Đây sẽ là nơi tập luyện chính thức của thành viên Aces Gaming và tất cả các game thủ trực thuộc Aces Gaming sẽ chính thức có tên trong danh sách của đội tuyển Thể Thao Điện Tử Hồ Chí Minh.
Người sáng lập ra Aces Gaming hoàn toàn không xa lạ với dân eSports Việt Nam, anh là Dương ‘Kylin’ Vi Khoa, người đã sáng lập và điều hành 1st.VN, gaming lâu đời và có bề dày thành tích nhất dải đất hình chữ S. Trao đổi với chúng tôi về mục đích và mục tiêu của kế hoạch, Vi Khoa cho biết: “eSports hiện đang phát triển rất mạnh mẽ ở Việt Nam trong thời gian gần đây, kéo theo đó là hàng loạt đội game, game thủ mong muốn lên chuyên nghiệp ra đời, nhưng do những game thủ, đội game này đa số chỉ là tự phát và còn thiếu kinh nghiệm. Tôi mong muốn Aces Gaming sẽ là nơi giúp đỡ họ trên con đường lên chuyên của mình”.
Các đội game/game thủ trong danh sách chính thức của Aces Gaming sẽ được hỗ trợ miễn phí về chi phí tập luyện, xây dựng hình ảnh, tìm kiếm tài trợ cũng như hỗ trợ về mặt kỹ thuật cả trong và ngoài game để có thể phát triển theo cách chuyên nghiệp nhất.
Tạm thời, Aces Gaming theo kế hoạch sẽ bao gồm các đội game với bề dày thành tích cụ thể như sau:
FIFA Online 3: các game thủ có thành tích tốt nhất làng FFOL3 hiện tại sẽ đầu quân cho Aces Gaming, bao gồm 2 team FFG và game thủ Thái Bảo, những nhà vô địch môn FIFA Online 3 tại giải Vô địch Thể Thao Điện Tử Quốc Tế vừa qua.
Video đang HOT
World of Tanks: hai đội WoTs hàng đầu Việt Nam là Immortal và Anubis sẽ gia nhập, đây là 2 đội WoTs với thành tích 2 lần đoạt giải Tư tại Chung Kết World Cyber Games Thế Giới trong năm 2012, 2013.
CS:GO: có thành phần bao gồm những thành viên kết hợp giữa đội FPS số một Việt Nam: 1st.VN và một số thành viên từ team CS:GO Legends.
Warface: gồm thành viên từ team Warface 1st.VN, đội đoạt giải King of FPS vừa qua.
Dota 2: có các thành viên chủ lực từ Spirit Gaming, đội game thuộc hàng Top của Dota 2 Việt Nam.
Và một số đội game khác đang trong quá trình thương thảo để gia nhập.
Có thể nói, việc tập hợp một lượng lớn các top team, top player của Việt Nam vào dưới một cái tên, cùng việc có định hướng, mục tiêu rõ ràng, cụ thể cho clan trong tương lai đã đẩy Aces Gaming trở thành gaming chuyên nghiệp nhất trong cộng đồng eSports Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại.
Aces Gaming có thể coi là một bước đi tiên phong của làng eSports Việt, mong rằng, cùng với sự phát triển của Aces Gaming, các clan/team khác trong cộng đồng sẽ có một mô hình mẫu mực để noi theo. Từ đó, phát triển nền eSports Việt Nam thêm một bước tiến, sánh ngang bạn bè thế giới.
Theo VNE
Chuyện đưa DotA 2 về Việt Nam đã đổ bể?
DotA 2 đã từng suýt về đến làng game Việt, thế nhưng câu chuyện không hề đơn giản như mong mỏi của game thủ nước nhà.
ảnh minh họa
Đã từ lâu, khi cộng đồng game thủ Việt Nam, đặc biệt là những cậu sinh viên, học trò hàng ngày sau giờ học cùng kéo nhau tới những quán game để thưởng thức game cùng nhau, WarCraft 3 cùng những map đấu custom sau này của nó là Dday Judgment, và đặc biệt hơn cả, DotA đã trở thành một trong những phần không thể thiếu trong danh sách những tựa game cần phải thưởng thức, bên cạnh những AoE, CS, StarCraft cũng như những game online...
Sở hữu gameplay yêu cầu kỹ năng cá nhân cũng như bao quát trận đấu cao, map custom DotA cũng như DotA 2 của Valve về sau đã trở thành một trong những tựa game được rất nhiều game thủ tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Hàng loạt những giải đấu lớn, quy tụ những cái tên đỉnh cao của làng eSport thế giới cũng được tổ chức thường xuyên, tạo điều kiện cho cộng đồng DotA 2 (hiện nay) được chứng kiến những cuộc so tài đỉnh cao từ những Gosu mà họ hằng ngưỡng mộ.Chính vì những lý do ban đầu như vậy, mà cộng đồng game thủ Việt hâm mộ DotA 2 cũng rất hy vọng rằng một ngày nào đó DotA 2 sẽ được một nhà phát hành đem về thị trường Việt Nam, giống như Tencent và Nexon đã lần lượt làm được tại thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc. Thế nhưng, để làm được điều này không hề đơn giản một chút nào. DotA 2 đã từng suýt về đến làng game ViệtVào đầu năm 2013, không ít trang tin game tại Việt Nam đã rầm rộ đưa ra những tin đồn về việc DotA 2 đã và đang được đàm phán để mua về thị trường nước ta. Theo thông tin vào thời điểm đó, công ty E-Club Malaysia đã bắt đầu tiến hành những bước đầu tiên nhằm thiết lập máy chủ DotA 2 riêng biệt tại Việt Nam vào cuối năm 2013.
Nhiều nguồn tin cho rằng, đứng sau sự kiện này không ai khác hơn chính là Dương Vi Khoa, một trong những game thủ nổi tiếng vì những đóng góp của mình cho nền eSport Việt Nam. Tuy nhiên từ đó tới nay, thông tin DotA 2 sở hữu server riêng tại Việt Nam đã chìm không một dấu vết, để lại cho cộng đồng game thủ một dấu hỏi lớn.
Quay trở lại thời điểm hiện tại, qua trao đổi giữa đại diện GameK với Vi Khoa, gần như không có khả năng nào cho việc một trong những game MOBA rất được game thủ Việt yêu thích cập bến làng game nước nhà. Đây có thể coi như thông tin chính thức khép lại những thắc mắc của cộng đồng gamer Việt, những người đang ngóng chờ DotA 2 về nước. Vì sao?
Có lẽ không cần phải phân tích sâu xa, game thủ nào cũng có thể nhận ra rằng trong khoảng thời gian gần 2 năm vừa qua, tựa game MOBA thu hút được sự chú ý lớn nhất của cộng đồng game thủ nước ta chính là Liên Minh Huyền Thoại. Sở hữu không ít những ưu điểm chiều lòng đại bộ phận game thủ như dễ tiếp cận, yêu cầu cấu hình nhẹ nhàng... LMHT đã và đang trở thành tựa game MOBA nói riêng cũng như game online nói chung được game thủ Việt ưa chuộng nhất.
Chính vì lẽ đó, khi đưa DotA 2 về Việt Nam, bất kỳ NPH nào cũng phải đứng trước nhiều thách thức như thu hút cộng đồng game thủ đến với tựa game, nhằm phổ biến MOBA đình đám này tại thị trường trong nước. Ấy là chưa kể, để đạt được thỏa thuận với Valve, sức mạnh tài chính cũng như khả năng hoạt động của những doanh nghiệp này cũng là điều vô cùng cần thiết, vì một trong những nhà phát triển game hàng đầu thế giới chẳng dễ dàng gì trao con cưng của họ vào tay một NPH không đủ thực lực cả.
Những nhà phát hành game trong nước cũng nhận ra một điều, lối chơi của DotA 2 không hề dễ làm quen cũng như tiếp cận. Điều này trái ngược hoàn toàn với thói quen chơi game với yêu cầu tiên quyết là dễ làm quen và dễ thưởng thức như của game thủ Việt ở thời điểm hiện tại. Không ít game thủ tìm đến game để có những phút thư giãn thoải mái, chứ không phải try hard nhằm cố gắng giành chiến thắng.
Nên vui hay buồn?
Nếu DotA 2 không về Việt Nam, chắc chắn một bộ phận không nhỏ game thủ nước nhà sẽ buồn phiền vì thường ngày, họ buộc phải thưởng thức tựa game yêu thích của mình thông qua phiên bản tiếng Anh, với server gần nhất được đặt tại Singapore (server chính thức của Valve) với đường truyền rất thiếu ổn định.
Giấc mơ sở hữu một phiên bản Việt hóa của DotA 2 cũng từ đó mà tan thành mây khói. Điều này cũng khiến cho một bộ phận game thủ với vốn ngoại ngữ mỏng cũng khó lòng mà tiếp cận cũng như tìm hiểu một tựa game có chiều sâu gameplay cao như thế này.
Tuy nhiên, cái lợi của việc tiếp xúc với server nước ngoài là game thủ hoàn toàn có thể trau dồi vốn tiếng Anh với những người chơi khác trong khu vực, kết bạn cũng như học hỏi rất nhiều điều trong cách chơi của những game thủ với kỹ năng cao hơn.
Điều đặc biệt hơn cả, theo cách diễn giải của các game thủ nước nhà, "làm vậy thì đỡ trẻ trâu". Bản thân người viết cũng từng trải nghiệm một game đấu DotA 2 nơi những game thủ Việt chẳng ngại ngần tung ra những lời lẽ thiếu văn hóa bằng tiếng Việt ngay cả khi đồng đội của họ là người nước ngoài.
Công bằng mà nói, nếu game thủ Việt có người văn hóa, kẻ sỗ sàng, thì nước ngoài cũng không hề thiếu. Bằng chứng là, những game thủ DotA 2 Việt Nam một khi đã quen với tựa game, đôi khi họ rất ngại làm đồng đội với những gamer người Philippines, vốn được ví von là "hung thần phá game". Vấn đề chỉ nằm ở ý thức tham gia game của chính những người tham gia cuộc chơi.
Tạm kết
Khi Valve vẫn chưa tỏ ý mặn mà tới thị trường Việt Nam và mong muốn đầu tư trực tiếp vào nước ta, thì trong tương lai gần, không chỉ người chơi DotA 2 mà còn cả Counter Strike:Global Offensive cũng phải chấp nhận tình trạng ping trồi sụt thất thường vì đường truyền không ổn định cũng như sự bất đồng ngôn ngữ khi thưởng thức game với những người nước ngoài cùng chung niềm đam mê.
Theo VNE
Gamers Việt sắp đón chào thêm một game thể thao điện tử? Năm Giáp Ngọ vừa bước qua chưa lâu, làng game đã đón nhận những thông tin nóng hổi của hàng loạt game mới sắp ra lò. Mới đây nhất cộng đồng game thủ rúng động truyền tay nhau đường link teaser tại địa chỉ: http://ipes.vn/teasing/ của một sản phẩm được cho là game thể thao điện tử đầu tiên của năm 2014. Nếu...