Lộ diện đại gia “ngầm” của Thế giới di động sở hữu khối tài sản trị giá nghìn tỷ
Bên cạnh ông Nguyễn Đức Tài, cái tên quá quen thuộc của Thế giới di động, một nhân vật “máu mặt” khác cũng nắm trong tay khối tài sản nghìn tỉ là ông Điêu Chính Hải Triều.
Ông Điều Chính Hải Triều sinh năm 1980 tại Sơn La. Ông từng tốt nghiệp cử nhân Công nghệ thông tin tại Đại học Khoa học Tự nhiên T.P Hồ Chí Minh.
Ông Điêu Chính Hải Triều là một trong 5 thành viên HĐQT của Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động ( MWG) kiêm Giám đốc kỹ thuật. Bên cạnh các ông Trần Kinh Doanh, Nguyễn Đức Tài, Đinh Anh Huân thường xuất hiện trước truyền thông, những người khác đều kín tiếng.
Ngoài ra, ông Triều cũng là Giám đốc Công ty TNHH MTV Sơn Ban cùng một số công ty công nghệ khác. Là một trong những người sáng lập nên MWG, ông Triều đã đặt “những viên gạch” đầu tiên trong việc xây dựng hệ thống công nghệ thông tin của công ty.
Hiện ông Triều đang sở hữu khối tài sản trên sàn chứng khoán tương đương 1.240 tỷ đồng nhờ vào việc sở hữu 2.857.510 cổ phiếu MWG ( tỷ lệ sở hữu 0,89%) và gián tiếp sở hữu 8.113.630 cổ phiếu MWG (tỷ lệ sở hữu 2,51%). Điều này giúp ông lọt vào top 54 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt. Sắp tới, trong đợt chia cổ tức tháng 10, dự kiến ông Triều sẽ thu về gần 30 tỷ đồng thông qua số cổ phiếu sở hữu trực tiếp và gián tiếp.
Video đang HOT
Vì là người khá tín tiếng nên báo chí có rất ít thông tin về ông Triều. Chỉ biết rằng ông là 1 trong bộ 5 nhân vật quyền lực viết nên lịch sự của Thế giới di động gồm: ông Trần Lê Quân, Nguyễn Đức Tài, Đinh Anh Huân và Trần Huy Thanh Tùng và Điêu Chính Hải Triều.
Để xây dựng nên đế chế Thế giới di động thành công như hiện nay, ông Nguyễn Đức Tài đã nhiều lần đề cao vai trò của đội ngũ. Ông cho rằng chỉ cần một đội ngũ giỏi, đâu ra đó, mọi việc đều có thể làm được. Vốn không tạo nên đội ngũ mà đội ngũ làm nên tất cả, kể cả vốn. Vị Chủ tịch Thế giới di động từng chia sẻ về bộ 5 quyền lực :”5 người này không ai trùng lặp ai, bù cho nhau nhiều hơn là trùng lặp”.
Ông Triều và ông Tài chính là 2 người đã bỏ 6 tháng để “chiêu dụ” ông Trần Huy Thanh Tùng nghỉ công việc tại một doanh nghiệp Nhật Bản để về cống hiến tại Thế giới di động.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý II, Công ty CP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) ghi nhận 21.807 tỷ đồng doanh thu thuần, thu về khoản lãi ròng 732 tỷ đồng, so với cùng kỳ 2017 thì tăng 43,2%.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2018, Thế giới Di động đạt 44.570 tỷ đồng doanh thu, trong đó doanh thu online đạt 5.540 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hợp nhất 1.540 tỷ đồng, tương đương mức tăng trưởng 43% doanh thu thuần, 117% doanh thu online và 44% lợi nhuận sau thuế so với cùng kỳ năm 2017.
Năm 2018, Thế giới Di động đạt mức doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 86.516 tỷ đồng và 2.880 tỷ đồng. Theo đó, thực hiện 100% kế hoạch doanh thu và vượt 11% kế hoạch lợi nhuận của năm. Với kết quả này, công ty dự tính chi cổ tức năm 2018 bằng tiền mặt với tỷ lệ chi trả 15%, tương đương 1.500 đồng/cổ phiếu.
8 tháng đầu năm 2020, Thế giới Di động đạt doanh thu thuần hợp nhất 72.970 tỷ và lãi ròng 2.679 tỷ đồng. So với cùng kỳ 2019, tập đoàn vẫn tăng trưởng 6% về doanh thu nhưng lợi nhuận giảm 1%. Còn so với kế hoạch năm nay, nhà bán lẻ này hoàn thành 78% chỉ tiêu lợi nhuận sau 2/3 thời gian./.
Thế giới Di động (MWG) sắp chia cổ tức 15% bằng tiền, tăng vốn thêm 3.000 tỷ đồng cho Bách Hóa Xanh
Cổ phiếu MWG đã tăng gần 40% từ cuối tháng 7 qua đó leo lên mức 103.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng vốn hóa hơn 46.600 tỷ đồng.
Ảnh minh họa.
CTCP Đầu tư Thế giới Di động (mã MWG) vừa thông qua nghị quyết HĐQT về phương án trả cổ tức bằng tiền mặt dựa trên kết quả kinh doanh năm 2019 với tỷ lệ 15% (01 cổ phiếu nhận 1.500 đồng).
Ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông là 20/10/2020, thời gian thanh toán dự kiến vào 30/10/2020. Với gần 453 triệu cổ phiếu đang lưu hành, MWG dự kiến chi 679 tỷ đồng cho đợt cổ tức lần này.
Ngoài ra, HĐQT MWG cũng thông qua việc tăng vốn điều lệ cho CTCP Thương mại Bách Hóa Xanh thêm 3.000 tỷ đồng trong năm 2020, từ nguồn vốn tự có hoặc lợi nhuận chưa phân phối. Mục đích để phục vụ kế hoạch phát triển và mở rộng kinh doanh.
Năm 2019, MWG ghi nhận 3.836 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ, tăng trưởng 33% so với cùng kỳ. Năm 2020, doanh nghiệp bán lẻ này đặt mục tiêu doanh thu thuần tăng 8% lên 110.000 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế dự kiến lại giảm 10% còn 3.450 tỷ đồng do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Sau 8 tháng đầu năm 2020, MWG ghi nhận 72.970 tỷ đồng doanh thu thuần hợp nhất và 2.697 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tương ứng tăng 6% và giảm 1% so với cùng kỳ. Với kết quả đạt được, công ty đã thực hiện được 66% kế hoạch doanh thu và 78% kế hoạch lãi cả năm.
Bách Hóa Xanh hiện vẫn là động lực tăng trưởng chính của MWG. Theo báo cáo mới nhất cho thấy chuỗi bán lẻ này đóng góp hơn 1.980 tỷ đồng doanh thu trong tháng 8, tăng 88% so với cùng kỳ năm trước và kỷ lục của chuỗi này.
Theo phạm vi hoạt động, chuỗi có 1.107 cửa hàng ở khu vực tỉnh ngoài Tp.HCM, chiếm 69% tổng số cửa hàng (so với tỷ lệ 44% cùng kỳ năm trước). Theo loại cửa hàng, chuỗi có 277 cửa hàng diện tích từ 300m2 trở lên (bao gồm mô hình "3 tỷ" và "5 tỷ"), chiếm 17% tổng số cửa hàng (tương đương tỷ lệ cuối tháng 8/2019).
Trên thị trường, cổ phiếu MWG có nhịp tăng khá mạnh từ cuối tháng 7 qua đó leo lên mức 103.000 đồng/cổ phiếu, ghi nhận mức tăng gần 40% sau chưa đến 2 tháng. Tạm tính tại mức thị giá này, vốn hóa của MWG vào khoảng 46.630 tỷ đồng.
Chuyển động quỹ đầu tư tuần 13-19/4: Thỏa thuận lớn tại MBB và MWG Các quỹ ngoại thỏa thuận ngoài sàn 2 triệu cổ phiếu MBB và hơn 1,7 triệu cổ phiếu MWG.PYN Elite bán mạnh cổ phiếu CII, trong khi mua vào lượng lớn SCS.VinaCapital trở thành cổ đông lớn của PHR, bán ra BFC và CSV. Thỏa thuận tại MBB và MWG JPMorgan Vietnam Opportunities Fund đã chuyển nhượng 2 triệu cổ phiếu Ngân hàng...