Lộ diện “đại gia” bắt tay Grab xin giấy phép ngân hàng số Singapore
Grab sẽ hợp tác cùng hãng viễn thông SingTel xin giấy phép ngân hàng số đầy đủ của Singapore. Theo thông báo chung, Grab và SingTel sẽ thành lập liên minh, trong đó Grab nắm 60% cổ phần để xin giấy phép ngân hàng số Singapore.
Ảnh minh họa: Internet
Ngân hàng này tập trung vào người dùng nhỏ lẻ cũng như doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) chưa được tiếp cận các khoản vay tín dụng.
Trước đó, Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS) thông báo kế hoạch cấp 5 giấy phép ngân hàng số (ngân hàng ảo) để thúc đẩy cạnh tranh và đổi mới. Trong đó, có 2 giấy phép ngân hàng đầy đủ và 3 giấy phép ngân hàng bán buôn, chỉ phục vụ khách hàng doanh nghiệp. Loại giấy phép đầu tiên yêu cầu vốn 1,5 tỷ SGD và loại thứ hai yêu cầu 100 triệu SGD.
Video đang HOT
Theo báo cáo của Bain & Co, Google và Temasek, thị trường cho vay số Đông Nam Á dự đoán tăng gấp 4 lần, đạt 110 tỷ USD năm 2025. Hạn cuối nộp hồ sơ xin giấy phép ngân hàng số Singapore là 31/12. Một số tổ chức đã bày tỏ sự quan tâm là Ant Financial của Alibaba, công ty sản xuất điện thoại Razer.
Đối với Grab, giấy phép ngân hàng số sẽ hoàn thiện gói dịch vụ của startup dựa trên mảng gọi xe cốt lõi. Lợi thế của hãng so với các đối thủ là thị phần đáng kể trên thị trường thanh toán di động dưới thương hiệu GrabPay. Dù không tiết lộ số người dùng, Grab cho biết ứng dụng được tải trên hơn 166 triệu thiết bị tại Đông Nam Á.
Công ty khởi đầu là ứng dụng đặt xe trên điện thoại năm 2012 và sau nhiều năm hoạt động đã mở rộng sang các lĩnh vực khác. Grab hiện hợp tác với 60 tổ chức tài chính, bao gồm United Overseas Bank tại Singapore, Malayan Banking tại Malaysia. Họ thành lập Grab Financial Group năm 2018 để cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử, cho vay cá nhân. Mới đây, startup cũng phát hành thẻ cứng cùng với Mastercard và chuẩn bị triển khai dịch vụ quản trị tài sản từ năm 2020.
Về phía SingTel, theo Giám đốc bộ phận quốc tế của nhà mạng, ngân hàng số là phần mở rộng của các dịch vụ tài chính di động hiện có. Hãng viễn thông muốn thay đổi cơ bản cách người dùng và doanh nghiệp giao dịch ngân hàng.
Theo ICTNews
Grab ra mắt thẻ thanh toán vật lý, dùng tại mọi cửa hàng chấp nhận Mastercard
Grab đang mở rộng tầm với của ứng dụng thanh toán di động tại thị trường Đông Nam Á bằng cách phát hành thẻ vật lý GrabPay.
Hôm 5/12, Grab giới thiệu thẻ trả trước, hợp tác cùng Mastercard, cho phép người dùng trả tiền bằng số dư ví điện tử GrabPay tại các cửa hàng chấp nhận thẻ tín dụng trên khắp thế giới. Startup giá trị nhất Đông Nam Á muốn giúp người dùng của mình - đặc biệt là đối tượng chưa có thẻ tín dụng - mua sắm trực tuyến và ngoại tuyến.
Thẻ GrabPay. Ảnh: Grab
Thẻ GrabPay được phát hành đầu tiên tại Singapore trong tháng 12/2019 và tiếp đến là Philippines đầu năm 2020 trước khi mở rộng ra toàn khu vực. Giám đốc GrabPay Ooi Huey Tyng cho biết đây là "tiện ích" của ví GrabPay và mọi người có thể dùng nó ở bất kỳ nơi nào.
Ra mắt năm 2012 như một ứng dụng "taxi công nghệ", Grab dần đa dạng hóa hoạt động. Ngoài GrabPay, công ty còn cung cấp dịch vụ cho vay, bảo hiểm thông qua các liên doanh với Credit Saison và ZhongAn.
Để tăng cường sức mạnh cho mảng tài chính, công ty gần đây bắt đầu nghiên cứu dịch vụ quản trị tài sản và xin giấy phép ngân hàng ảo ở Singapore. Grab xem Đông Nam Á là cơ hội hiếm có trong ngành tài chính. Phần lớn các tổ chức tài chính truyền thống đều phục vụ những người có thu nhập từ trung bình trở lên và sống tại thành phố, để lại hàng trăm triệu người không được tiếp cận ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm.
Với số người sử dụng lớn - theo Grab ứng dụng đã có 166 triệu lượt tải - Grab có thể phục vụ hiệu quả những đối tượng này. Mở rộng dịch vụ tài chính là điều quan trọng đối với Grab nếu muốn cải thiện lợi nhuận khi thị trường giao đồ ăn và gọi xe trở nên bão hòa.
Doanh thu, lợi nhuận tương lai của Grab phụ thuộc nhiều vào các sản phẩm mới, chính là dịch vụ tài chính. Theo ông Ooi, thanh toán là nền tảng để công ty xây dựng các hoạt động khác (như giao đồ ăn), là thứ "keo dính" các dịch vụ với nhau.
Grab trực tiếp cung cấp dịch vụ thanh toán tại Singapore, Malaysia, Philippines và thông qua các đối tác tại Indonesia, Thái Lan và Việt Nam. Theo báo cáo tháng 11/2019 của iPrice, GrabPay là ứng dụng thanh toán phổ biến nhất tại Singapore trong quý III/2019, tiếp đến là ứng dụng của DBS Group Holdings, ngân hàng lớn nhất Đông Nam Á.
Các nhà đầu tư lớn của Grab là SoftBank, Toyota, Microsoft. Theo CB Insights, Grab có giá trị khoảng 14,3 tỷ USD, đối thủ GoJek được định giá 10 tỷ USD.
Theo GenK
Ứng dụng này có gì mà đe dọa cả Grab ở nơi tắc đường tệ nhất thế giới Hiện Angkas đã có 3 triệu lượt tải và 27.000 tài xế đăng ký. Ứng dụng gọi xe ôm của 1 cựu lãnh đạo ngân hàng người Singapore đang nổi lên là đối thủ cạnh tranh sừng sỏ đối với Grab tại Manila, nơi có những đường phố kẹt xe nặng nhất thế giới. Angeline Tham, nhà sáng lập của Angkas (trong tiếng...