Lộ danh sách 38 dự án chậm triển khai trên “đất vàng” Hà Nội bị thu hồi
Trong số các doanh nghiệp có dự án bị UBND Hà Nội thu hồi trong giai đoạn 2012-2017 có thể kể đến những cái tên đáng chú ý như Công ty Lã Vọng, Cty cổ phần đầu tư phát triển Contrexim, Cty triển đô thị UDPI….
Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội vừa có báo cáo số 57 về Kết quả giám sát của HĐND thành phố về tình hình quản lý các dự án sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn thành phố.
Theo đó, trong danh mục 38 dự án chậm triển khai đã có quyết định thu hồi có 16 dự án có quyết định thu hồi đất hoặc thu hồi bãi bỏ quyết định giao đất cho thuê đất, 22 dự án UBND Hà Nội có quyết định thu hồi đất, hiện tổ chức được giao quản lý đất thu hồi đang làm thủ tục nhận bàn giao và thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.
Trong số 38 dự án này có thể kể đến những dự án của các doanh nghiệp nổi bật như:
1. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hồng Hà bị thu hồi dự án tại số 33 Tân Ấp, Phường Phúc Xá, Quận Ba Đình, diện tích thu hồi 1.472,20m2
2. Công ty cổ phần Xà Phòng Hà Nội bị thu hồi dự án tại số 14 ngõ 312 và 320 Nguyễn Trãi với diện tích 206,7m2.
3. Tập đoàn điện lực Việt Nam bị thu hồi dự án Khu nhà ở Thanh Xuân Bắc, phường Thanh Xuân với diện tích 1.487m2.
4. Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Lã Vọng với dự án 30.619m2 tại xã Phú Cát, huyện Quốc Oai.
5. Công ty cổ phần đầu tư phát triển Contrexim bị thu hồi dự án tại xã Thượng Cát, huyện Từ Liêm với diện tích 16.000m2
6. Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình bị thu hồi dự án 2.658m2 tại thị trấn Phú Xuyên, Huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
7. Công ty cổ phần Tập đoàn Ba Đình bị thu hồi dự án 2.862m2 tại phường Kim Mã, quận Ba Đình.
8. Công ty cổ phần tổng công ty công trình đường sắt với dự án 713m2 tại số 33 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội.
Video đang HOT
9. Công ty TNHH nhà nước MTV cơ khí Hà Nội có dự án 121m2 tại số 129A Nguyễn Trãi, Thanh Xuân bị thu hồi.
10. Công ty cổ phần đầu tư dự án phát triển đô thị UDPI có dự án 1.166m2 tại số 11 Láng Hạ, phường Thành Công, Quận Ba Đình bị thu hồi.
11. Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội có dự án 1.298m2 tại ngõ 84 chùa Láng, phường láng Thượng, quận Đống Đa bị thu hồi.
12. Công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội với dự án 1.944m2 tại phường Láng Hạ, quận Đống Đa bị thu hồi.
13. Công ty TNHH MTV môi trường đô thị Hà Nội với dự án 3366m2 tại số 18 phố Cao Bá Quát, phường Điện Biên, quận Ba Đình bị thu hồi.
14. Công ty TNHH MTV quản lý và phát triển nhà Hà Nội bị thu hồi dự án 565m2 tại địa chỉ 35 Điện Biên Phủ, Ba Đình.
15. Công ty TNHH Anh Trí bị thu hồi dự án 172.943m2 tại xã Yên Sơn, huyện Quốc Oai.
16. Công ty TNHH một thành viên môi trường đô thị Hà Nội với dự án có diện tích 4453m2 tại phường Phú Thượng, Tây Hồ bị thu hồi.
17. Công ty cổ phần kinh doanh xây dựng nhà bị thu hồi dự án 3.161m2 tại phường Ngọc Hà, Ba Đình.
…..
Ngoài 38 dự án đã có quyết định thu hồi trong giai đoạn 2012-2017, sáng 13/8, tại kỳ họp Thường trực HĐND TP Hà Nội ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã khẳng định thời gian tới, TP sẽ kiên quyết thu hồi 47 dự án “đắp chiếu” nhiều năm.
Lan Nhi
Theo Trí thức trẻ
"Đất vàng" Mê Linh ngủ quên sau 10 năm sáp nhập, Hà Nội sẽ thu hồi?
Hàng trăm hecta đất vàng của huyện Mê Linh (Hà Nội) bị bỏ hoang, người dân không có đất canh tác khiến dư luận bất bình, còn cơ quan chức năng thì viện ra hàng loạt vướng mắc.
Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, trong 46 dự án chậm triển khai của huyện Mê Linh (được cấp phép vào tháng 7.2008), có 8 trường hợp thành phố (TP) đã 10 lần mời lên đối thoại, nhưng chủ đầu tư (CĐT) không lên, buộc phải thu hồi. 38 dự án còn lại đang vướng mắc về chính sách GPMB, giá đất... TP sẽ phối hợp với các bộ, ngành để có câu trả lời thỏa đáng cho các CĐT.
Giấc ngủ 10 năm
Năm 2008, khi Mê Linh chính thức sáp nhập về Hà Nội, thị trường bất động sản (BĐS) nơi đây trở thành một trong những điểm nóng và giá nhà đất nhanh chóng được đẩy lên cao ngất. Vào thời điểm đó, giá đất các dự án tại Mê Linh từng gây sốt trên thị trường BĐS phía Bắc Hà Nội với giá đạt ngưỡng từ 18 - 22 triệu đồng/m2.
Nhiều dự án tại Mê Linh từng gây sốt trên thị trường BĐS phía Bắc Hà Nội thời điểm 2008-2009 ngủ quên đến nay. Ảnh: Thành An
Rất nhiều CĐT đã đổ về Mê Linh để chọn lựa những mảnh đất vàng, vị trí đẹp, đắc địa để đầu tư xây dựng các khu đô thị (KĐT), nhưng sau đó gần như tất cả đều phải ngậm trái đắng. Hiện tại, các dự án án nhà tại khu vực các xã Tiền Phong, Mê Linh, Đại Thịnh, Thanh Lâm vẫn là khu đất trống, hoang vu, cỏ dại um tùm, những khu nhà xây thô dang dở không một bóng người.
Thậm chí, nhiều nơi được đầu tư cơ sở hạ tầng nhưng đến nơi trở thành bãi đất trống, cỏ mọc um tùm, là nơi thả trâu, bò như dự án Spring Hill City, dự án KĐT Hà Phong với quy mô trên 41ha do Cty Hà Phong làm CĐT.Điển hình, tại xã Tiền Phong, nơi được cho là tập trung nhiều dự án nhất của huyện Mê Linh, với gần 20 dự án nhà ở, KĐT có quy mô hàng trăm ha như Khu nhà nghỉ và biệt thự Nam Sơn của Công ty cổ phần (Cty CP) Vinh Sơn trên 60ha; Khu biệt thự sinh thái Phúc Việt của Cty CP Đầu tư xây dựng (ĐTXD) và Thương mại Phúc Việt quy mô 24,3 ha; Khu chung cư cao tầng và nhà ở cho công nhân khu công nghiệp (KCN) của Cty CP ĐTXD số 18 quy mô gần 16 ha; KĐT Minh Giang Đầm Và (2 giai đoạn) của Cty TNHH Minh Giang gần 22ha; dự án làng hoa Tiền Phong của Cty TNHH Tiền Phong trên 40ha; Làng Quốc tế Tiền Phong gần 30ha.., đều trong tình trạng đắp chiếu, án binh bất động.
Đặc biệt, trên địa bàn giáp ranh giữa hai xã Đại Thịnh và Thanh Lâm, Tổng công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Hà Nội (HUD) đang ôm nhiều dự án KĐT với hàng trăm hecta đất như KĐT Thanh Lâm - Đại Thịnh 1 (53,57ha); KĐT Mê Linh -Đại Thịnh (141,84ha); KĐT Thanh Lâm - Đại Thịnh 2 trên 55ha được triển khai từ lâu nhưng đến giờ vẫn đang GPMB dang dở (0,18ha chưa GPMB) đã chục năm nay chìm trong giấc ngủ.
Dự án KĐT mới Thanh Lâm - Đại Thinh 2 (Mê Linh) nằm ở vị trí đắc địa nhưng nhiều năm nay việc triển khai chưa được đầu tư mạnh mẽ, thậm chí án binh bất động. Ảnh: Thành An
Ghi nhận của PV cho thấy, tại khu vực này, đường nội bộ đã được xây dựng, đất đã được chia khu, tấm biển lớn giới thiệu dự án hoành tráng bạc đi vì thời gian đặt ngay mặt đường nhưng phía trong vẫn chỉ là một bãi đất hoang vu đầy cỏ dại, trâu, bò được chăn thả tự nhiên; dọc theo phía hàng rào giáp với những thửa ruộng chỉ còn trơ những thanh sắt hoen gỉ,... Điểm sáng tại dự án này cũng chỉ là một số hạ tầng giao thông, một số cây xanh được trồng, mặt bằng được san lấp. Song, thực trạng nơi đây cho thấy dường như chủ đầu tư đã bỏ quên dự án này trong nhiều năm qua.
Người dân nơi đây cho biết, họ bị thu hồi đất cả chục năm nay, nhưng dự án thì vẫn bỏ hoang. Ngay trên địa bàn xã Mê Linh, khu vực trước lối rẽ vào đền thờ Hai Bà Trưng, hay dự án KĐT Quang Minh của Cty CP Đầu tư xây dựng Long Việt vẫn vắng như chùa Bà Đanh với một loạt khu đất bỏ hoang cho cỏ dại mọc, trong khi diện tích đất canh tác của người dân ngày càng bị thu hẹp.
Kìm hãm phát triển kinh tế địa phương
Ông Tạ Quang Thái - Chủ tịch UBND xã Mê Linh cho biết, Mê Linh cùng một số xã như Tiền Phong, Đại Thịnh, Tráng Việt, Văn Khê... đã được quy hoạch thành KĐT nên có rất nhiều dự án, thậm chí dự án rất lớn. Tuy nhiên, có những dự án quyết định thu hồi đất từ năm 2008 không thấy được triển khai hoặc triển khai chậm tiến độ, ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế nói chung của xã, đặc biệt là đất này lại nằm trong diện tích trồng hoa, hệ thống giao thông thủy lợi. Người dân Mê Linh dù mất đất nhưng rất ủng hộ phát triển các dự án, thậm chí còn đi thuê đất ở các tỉnh Lào Cai, Sơn La... để trồng hoa, nhưng đất ở địa phương thì lại bỏ hoang..., ông Thái nói.
Nhiều dự án bỏ hoang, trở thành bãi thả trâu, bò tại huyện Mê Linh. Ảnh: Thành An
Một lãnh đạo UBND xã Thanh Lâm thừa nhận, trên địa bàn xã có một số dự án chậm triển khai nhiều năm nay, thậm chí có dự án còn không biết là của ai. Các dự án đã có quyết định, trong quy hoạch năm 2008 đã có nhưng đến nay không thấy đả động gì. Thu hồi đất rồi mà không thực hiện thì rất lãng phí, vị này nói.
Ông Hoàng Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh cho biết, hiện có 47 dự án phát triển bất động sản chưa được đầu tư vì liên quan tới nhiều vấn đề.
Huyện cũng đã nhiều lần có văn bản đôn đốc, đề nghị với TP làm việc trực tiếp với doanh nghiệp để họ vào đầu tư.
Theo lãnh đạo huyện Mê Linh, hiện nay huyện cũng đang gặp khó khăn, vướng mắc đó là cơ chế, cách thức bàn giao đất, trong đó có việc giao đất dịch vụ. Bởi vậy, huyện cũng đang có báo cáo TP để tìm giải pháp khắc phục.
Trước đó, trao đổi với báo giới, ông Bùi Xuân Quang - Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh cho biết: Địa phương rất muốn các dự án sớm triển khai, sớm đưa vào hoạt động để tạo ra sản phẩm cho xã hội, đồng thời tránh gây bức xúc cho dân. Còn 240ha quỹ đất giải phóng mặt bằng dở dang phải làm tiếp của 18 dự án, nếu thúc đẩy lên được sẽ thu thêm được 2.400 tỷ đồng, góp phần rất lớn vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương, ông Quang nói.
Hà Nội sẽ xử lý, giám sát 383 dự án chậm triển khai
Tại phiên họp giải trình về tình hình quản lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật đất đai trên địa bàn, ngày 13.8, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, TP sẽ công bố danh sách 47 dự án chậm tiến độ, cần thu hồi sau phiên giải trình.
Theo kết quả giám sát của Thường trực HĐND TP.Hà Nội tổng số dự án chậm triển khai, có dấu hiệu vi phạm lên tới 383. Một số quận, huyện có số dự án chậm nhiều là Hoài Đức với 51 dự án; Mê Linh 50; Nam Từ Liêm 48; Hoàng Mai 25; Bắc Từ Liêm 23...
Chủ tịch HĐND TP.Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc cho rằng, việc để tồn đọng 383 dự án chậm do nhiều nguyên, trong đó có việc cơ quan quản lý các sở ngành, quận huyện chưa làm hết trách nhiệm, nể nang, né tránh. Bà Ngọc đưa ra ví dụ, từ tháng 10.2012 đến 3.2018, UBND TP ban hành 38 quyết định thu hồi dự án, nhưng đến nay còn 22 dự án chưa được thực hiện. Theo đó, Chủ tịch HĐND TP.Hà Nội cho biết, sẽ giám sát việc tham mưu, xử lý 383 dự án chậm, đồng thời xem xét đưa vào nội dung chất vấn tại kỳ họp HĐND cuối năm 2019.
Theo Danviet
"Siêu dự án" rộng 4.690m2 của Tập đoàn Hạ Long bị thu hồi UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ra quyết định thu hồi dự án Khu dịch vụ thương mại tổng hợp rộng 4.690m2 của Tập đoàn Hạ Long tại thị trấn Quảng Hà, huyện Hải Hà do chậm triển khai hơn 5 năm. Quyết định thu hồi dự án được Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Vũ Văn Diện ký ngày 1/8/2018, nêu rõ,...