Lộ chuyện tiết kiệm tiền ngân hàng, tôi bị chồng ghẻ lạnh ra mặt
Anh bảo tôi, nếu không tin tưởng anh thì cứ ôm lấy khoản tiền và ký vào đơn ly dị. Sau đó, anh xách vali ra khỏi nhà.
Tôi lấy chồng khi mới tốt nghiệp đại học. Chồng tôi là kỹ sư công nghệ thông tin. Gia đình anh giàu có, bố mẹ đều công tác trong ngành dược.
Sau đám cưới, chúng tôi được bố mẹ chồng cho căn nhà 3 tầng giữa thành phố và 1 chiếc ô tô sang để tiện đi lại.
Cuộc sống của tôi những tưởng toàn màu hồng. Nhưng kết hôn rồi có con, tôi mới nhận ra chồng tôi sống thực tế và quá coi trọng đồng tiền.
Anh sẵn sàng nuôi tôi và con trong thời gian tôi bầu bì, sinh nở. Nhưng mỗi đồng anh bỏ ra, anh đều muốn tôi phải ghi chép thật tỉ mỉ.
Cuối ngày, rồi cuối tuần, cuối tháng, anh sẽ ngồi nghe tôi trình bày, tổng kết và… rút kinh nghiệm chuyện chi tiêu.
Vài năm đầu, tôi có chút chạnh lòng. Vợ chồng giận nhau liên tục nhưng sau này, tôi quen dần.
Video đang HOT
Lần nào đi chợ, tôi cũng cố gắng tiết kiệm tới mức tối đa. Cùng với đó, tôi luôn để sẵn một cuốn sổ nhỏ trong ví để ghi tất cả các khoản tiêu. Như thế, tôi sẽ không phải đau đầu giải thích với chồng về số tiền không khớp sổ sách.
Cuộc sống của tôi cũng vì thế mà dễ chịu hơn, ổn định hơn.
Trước Tết, bố mẹ đẻ của tôi bất ngờ gọi riêng tôi về, cho tôi số tiền 1 tỷ. Ông bà khuyên tôi nên gửi ngân hàng, tiền lãi lấy ra để chi tiêu cho bản thân, đỡ phụ thuộc chồng.
Mẹ tôi còn dặn, không nên nói với chồng về số tiền này. Không phải vì bà không tin tưởng chồng tôi mà vì bà muốn tôi chủ động cuộc sống của mình hơn.
Tôi nghe lời bố mẹ, gửi tiền vào ngân hàng để lấy lãi. Tuy nhiên, tôi chỉ giấu chồng được 3 tuần. Sau đó, tôi lại thỏ thẻ với anh.
Chồng tôi nghe xong sửng sốt. Anh cho rằng tôi và bố mẹ không khôn ngoan khi gửi khoản tiền như vậy chỉ để nhận chút lãi còi. Anh muốn tôi rút tiền đó ra đưa cho anh đầu tư. Anh sẽ mang về cho tôi khoản thu nhập gấp nhiều lần số tiền đó.
Tôi tin chồng tôi có thể làm được điều anh nói. Nhưng tôi lại không muốn cãi lời bố mẹ, không muốn bố mẹ phải phiền lòng.
Vì vậy tôi cứ trì hoãn ra ngân hàng khiến anh càng giận sôi sục. Anh bảo tôi, nếu không tin tưởng anh thì cứ ôm lấy khoản tiền và ký vào đơn ly dị. Sau đó, anh xách vali ra khỏi nhà.
Tôi nằm một mình lo lắng, cả đêm không thể ngủ, nước mắt cứ chảy dài. Tôi thực sự đang ở thế “ tiến thoái lưỡng nan”, không biết phải xử lý khoản tiền đó như thế nào? Mong mọi người cho tôi lời khuyên.
Minh Ngọc
Theo Công lý & Xã hội
Chồng so sánh mâm cúng nhà tôi với nhà hàng xóm
Chồng tôi nói, mâm cỗ cúng giao thừa nhà hàng xóm có bộ gương, lược, đèn đẹp, còn nhà thôi thì chỉ có xôi, gà, chè, hoa, trái cây mà thôi.
Năm nay, vợ chồng tôi ăn Tết Nguyên đán Canh Tý ba nơi. Ngày 30 và mồng một Tết, nhà tôi đón giao thừa ở Sài Gòn. Sau đó, tôi và con gái về quê ngoại, còn chồng tôi thì đi máy bay về quê nội.
Đáng lẽ, những ngày đầu năm, vợ chồng, các con phải ở bên nhau, nhưng vì kinh tế hạn hẹp, chúng tôi chấp nhận. Có một chuyện làm tôi rất buồn, đó là chồng tôi lại đi so sánh mâm cỗ cúng đêm giao thừa của nhà tôi với nhà hàng xóm. Tôi không hiểu vì sao chồng lại như vậy.
Vợ chồng tôi mới mua được nhà ở Sài Gòn hơn 3 năm nay. Xung quanh nhà tôi hàng xóm nhiều. Có nhà theo đạo Thiên chúa, nhà theo đạo Phật, còn nhà tôi thì không theo đạo gì cả.
Chồng tôi quê miền Trung. Theo phong tục ở đây, mâm cỗ cúng đêm giao thừa thường có gà luộc, xôi, chè, trái cây, hoa và bánh kẹo.
Những ngày Tết, tôi cũng tất bật với việc chuẩn bị đồ cúng, mâm cỗ cúng, dọn nhà cửa. Đêm giao thừa, tôi thức luộc gà, nấu xôi, nấu chè để chuẩn bị cho mâm cúng ngoài trời (đây là phong tục của quê chồng tôi). Còn chồng tôi thì lau chùi bàn, chén đũa, rửa trái cây.
Vợ chồng hàng xóm cạnh nhà tôi kinh tế khá giả, ngoài làm việc ở cơ quan họ còn kinh doanh thêm.
Đêm giao thừa, họ mời thầy cúng về nhà cúng. Mâm cỗ cúng của họ cũng rất đẹp. Ngoài các món truyền thống còn có gương, lược, đèn trang trí và các vật dụng khác.
11 giờ đêm, tôi đang hì hục nấu dưới bếp, chồng đi xuống nói: 'Mâm cỗ nhà hàng xóm đẹp. Vợ người ta chuẩn bị đồ cẩn thận, đẹp mắt và đầy đủ. Em nhìn mâm cỗ nhà mình đi, không có gì cả. Em là phụ nữ mà không tinh tế'. Nghe những gì anh nói giữa thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới, tôi rất buồn và chạnh lòng.
Vợ chồng tôi độc lập về kinh tế. Từ khi mua được căn nhà, chúng tôi chia, chồng trả nợ ngân hàng, vợ lo cho con, ăn uống trong gia đình. Tết, tôi nói mãi anh mới đưa cho 2 triệu đồng để sắm sửa đồ trong nhà.
Tôi nói: 'mình cúng gì cho ông bà thì ngoài lòng thành còn có tâm nữa. Mình cúng sơn hào hải vị mà tâm mình không có cũng vậy thôi'. Vậy là Tết năm nay, vợ chồng tôi không có một chút vui nào cả. Tôi thật mệt mỏi.
Phương Huyền
Theo Vietnamnet
Nước mắt chảy xuôi của dâu cả, ngày Tết 'cắm mặt' dọn dẹp từ trong ra ngoài không bằng "đô la" dâu út mang biếu Để lấy lòng dâu út, mẹ chồng tôi lại nói móc: "Đấy, con mới về mà đã có quà lớn quà bé. Còn dâu trưởng nhà này chẳng nhờ được gì. Chỉ vay tiền bố mẹ là nhanh". Từ khi đi làm dâu đến giờ, tôi luôn tự hào về cách đối nhân xử thế của mình. Mặc dù đôi lúc mẹ chồng...