Lo bùng phát dịch dịp Tết Nguyên đán, Bộ Y tế hỏa tốc chỉ đạo
Bộ Y tế vừa có văn bản hỏa tốc về việc tăng cường phòng chống dịch dịp Tết Nguyên Đán và mùa lễ hội đầu năm.
Trong đó lưu ý không ngăn sống cấm chợ người dân về quê dịp Tết.
Theo đó, dịch Covid-19 diễn biến dịch phức tạp, cộng thêm sự gia tăng đi lại giao lưu của người dân sẽ làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
Vì thế, Bộ Y tế đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các đơn vị phối hợp chặt chẽ với ngành y tế triển khai các giải pháp “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch” theo Nghị quyết 128 của Chính phủ và công văn của Bộ Y tế. Trong đó lưu ý không ngăn sông cấm chợ, tổ chức chăm lo cho người dân đón Tết, vận động người dân trở lại làm việc ngay sau kỳ nghỉ, nhất là việc hỗ trợ người lao động trở lại TP lớn đảm bảo an toàn, góp phần phục hồi, phát triển kinh tế- xã hội.
Theo Bộ Y tế, sự gia tăng đi lại giao lưu của người dân trong dịp Tết Nguyên đán sẽ làm tăng nguy cơ bùng phát dịch Covid-19 (Ảnh minh họa: X.S).
Sở Y tế các tỉnh thành cần xây dựng trình UBND tỉnh, thành phê duyệt kế hoạch phòng chống dịch bệnh năm 2022 để tổ chức triển khai thực hiện sớm nhất có thể, phân công cụ thể các đơn vị liên quan theo từng nội dung và địa bàn phụ trách.
Đồng thời, tăng cường triển khai công tác phòng chống dịch bệnh nguy hiểm, dịch bệnh mùa đông-xuân, tập trung giám sát các trường hợp mắc bệnh lây truyền qua đường hô hấp, nhất là Covid-19 và biến thể mới, kịp thời lấy mẫu xét nghiệm để chẩn đoán sớm nhất tác nhân gây bệnh, triển khai xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch phát triển lây lan trong cộng đồng.
Video đang HOT
Sở Y tế tiếp tục tập trung chỉ đạo, triển khai “thần tốc” và “thần tốc hơn nữa” trong việc tổ chức tiêm vaccine phòng Covid-19 mũi 3 cho người 18 tuổi trở lên và mũi 2 cho trẻ em từ 12-17 tuổi. Trong đó, đặc biệt chú ý tổ chức tiêm an toàn, thuận lợi cho người có nguy cơ cao, rà soát không để bỏ sót đối tượng chưa được tiêm chủng và đối tượng chưa được tiêm đủ liều vaccine để tập trung tiêm đủ liều cho các đối tượng từ 12 tuổi trở lên trong thời gian ngắn nhất.
Bên cạnh đó cũng cần tổ chức công tác thu dung, cấp cứu, phân tuyến điều trị bệnh nhân, thực hiện phân luồng khám chữa bệnh, thiết lập khu vực riêng khám, cách ly điều trị bệnh nhân để tránh lây nhiễm chéo trong bệnh viện.
Sở Y tế cũng cần tham mưu tổ chức các đoàn công tác liên ngành để kiểm tra, chỉ đạo kịp thời công tác phòng chống dịch bệnh, tiêm chủng phòng bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm để phát hiện sớm, chấn chỉnh kịp thời việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch không phù hợp, kiên quyết không để xảy ra các hành vi vi phạm trong công tác phòng chống dịch Covid-19.
Bộ cũng lưu ý các địa phương tăng cường, giám sát điều tra phát hiện sớm ổ dịch cúm trên các đàn gia cầm, xử lý triệt để ổ dịch tránh lây nhiễm bệnh từ gia cầm sang người.
Người dân cần lưu ý tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch, đặc biệt là 5K ngay cả khi đã tiêm đủ mũi vaccine phòng Covid-19, thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn tiết canh và không sử dụng gia cầm ốm, chết không rõ nguyên nhân…
Sở Giáo dục Đào tạo các địa phương cũng cần triển khai quyết liệt các hoạt động vệ sinh phòng bệnh tại cơ sở giáo dục, phối hợp với ngành y tế tổ chức tốt chiến dịch tiêm vaccine cho trẻ em tại trường học, xây dựng kế hoạch và chuẩn bị kỹ các hoạt động để mở cửa các cơ sở giáo dục, đào tạo, các trường học trở lại trong thời gian tới đảm bảo an toàn.
Các tỉnh, thành cũng được yêu cầu phải chỉ đạo Sở Tài chính bổ sung kịp thời kinh phí theo đề xuất của Sở Y tế và các đơn vị liên quan để đảm bảo sẵn sàng trang thiết bị, vật tư, hóa chất, thuốc đáp ứng kịp thời công tác phòng chống dịch bệnh…
33 tỉnh, thành là vùng xanh; tra cứu thông tin cấp độ dịch COVID-19 để về quê ăn Tết ở đâu?
Thống kê cấp độ dịch của các địa phương theo Nghị quyết 128 của Chính phủ cho thấy có 33 tỉnh, thành thuộc vùng xanh (Cấp độ dịch 1); 24 tỉnh, thành thuộc vùng vàng (Cấp độ dịch 2); 7 tỉnh là vùng cam (Cấp độ dịch 3), không có tỉnh vùng đỏ.
Cập nhật cấp độ dịch của Bộ Y tế đến ngày 22/1 cho thấy, số tỉnh, thành vùng xanh vẫn là 33 địa phương; số tỉnh, thành vùng vàng là 24 tăng 1 so với tuần trước, tuy nhiên số địa phương vùng cam lại giảm từ 7 tỉnh, thành xuống còn 6.
Danh sách cụ thể 33 tỉnh, thành phố thuộc cấp độ dịch 1- vùng xanh, gồm: An Giang, Bình Dương, Bình Thuận, Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Cà Mau, Hà Giang, Hà Nam, Hải Dương, TP HCM, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Long An, Lào Cai, Lạng Sơn, Nghệ An, Ninh Thuận, Phú Thọ, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Ninh, Sóc Trăng, Sơn La, Tuyên Quang, Thái Bình, Thái Nguyên, Tiền Giang, Điện Biên, Yên Bái, Đồng Nai, Đồng Tháp.
Cập nhật cấp độ dịch của Bộ Y tế đến ngày 22/1 cho thấy, số tỉnh, thành vùng xanh vẫn là 33 địa phương; số tỉnh, thành vùng vàng là 24 tăng 1 so với tuần trước, tuy nhiên số địa phương vùng cam lại giảm từ 7 tỉnh, thành xuống còn 6.
Tại TP HCM, trong ba tuần liên tiếp thành phố duy trì vùng xanh, tương đương cấp độ dịch 1. Để đạt được cấp độ này, TP HCM đã đạt được 3 tiêu chí (tỉ lệ ca mắc mới tại cộng đồng, độ phủ vaccine và khả năng, thu dung điều trị) theo nghị quyết 128 của Chính phủ và hướng dẫn 4800 của Bộ Y tế.
24 tỉnh, thành phố thuộc vùng vàng gồm: Bà Rịa- Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bến Tre, TP Cần Thơ, Hà Nội, Bắc Ninh, Gia Lai, Hoà Bình, Hà Tĩnh, Hưng Yên, TP Hải Phòng, Hậu Giang, Khánh Hoà, Lâm Đồng, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thanh Hoá, Vĩnh Phúc, TP Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông.
6 tỉnh, thành phố thuộc vùng cam gồm: Bình Phước, Bình Định, Thừa Thiên Huế, Trà Vinh, Tây Ninh và Vĩnh Long.
Cập nhật cấp độ dịch tại 63 tỉnh, thành phố cũng cho biết hiện cả nước có 131 huyện, xã, phường thuộc vùng đỏ- cấp độ 4 về dịch, trong số này có 8 huyện, gồm 1 của Thái Nguyên, 1 của Bắc Kạn và 6 của TP Hải Phòng; số xã, phường thuộc vùng đỏ là 123, trong đó riêng TP Hải Phòng có 80, tỉnh Vĩnh Long có 17, Bắc Kạn có 7, TP Cần Thơ có 4, tỉnh Trà Vinh có 4, Đắk Lắk có 4, Điện Biên có 1, Sơn La có 3, Gia Lai 1, Bình Định 1, Thanh Hoá 1 ...
Để biết được nơi mình đang sống thuộc nguy cơ nào, người dân truy cập vào bản đồ COVID-19 https://capdodich.yte.gov.vn/map. Đây là trang web do Cục Công nghệ Thông tin (Bộ Y tế) quản lý.
Tại đây, người dân tìm kiếm địa phương bạn đang sinh sống, làm việc bằng cách chọn trong danh sách ở góc trên của màn hình. Tiếp đến, chọn cấp độ hành chính quận/huyện/thành phố/thị xã và theo dõi chi tiết bên bảng thống kê cấp độ dịch theo từng xã/phường/thị trấn phía bên trái.
Theo Bộ Y tế, các địa phương căn cứ diễn biến tình hình dịch thực hiện đánh giá cấp độ dịch trên Cổng thông tin điện tử của địa phương và Bộ Y tế để có các biện pháp tăng cường đối với công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn theo quy định tại Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ
Trước đó ngày 22/1, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực về việc tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong nước về quê nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Theo Bộ Y tế, hiện nay, tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tại các tỉnh, thành phố đã đạt tỷ lệ cao: người từ 18 tuổi trở lên được tiêm 1 mũi đạt 100%, tiêm đủ 2 mũi đạt 95,6%, tiêm mũi 3 đạt 18,6%; trẻ em (12-17 tuổi) tiêm mũi 1 đạt 94,1%, tiêm đủ 2 mũi đạt 82,2%.
Vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong nước về quê nhân dịp Tết Nguyên đán năm 2022 và đảm bảo công tác phòng, chống dịch, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo triển khai các nội dung, cụ thể: Hướng dẫn người dân về quê nhân dịp Tết Nguyên đán thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 gồm thực hiện 5K, tự theo dõi sức khỏe, không phải cách ly y tế; nếu có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19 như sốt, ho, khó thở... thì hạn chế tiếp xúc và hạn chế đi lại, thông báo ngay cho y tế địa phương để được hướng dẫn, xét nghiệm SARS-CoV-2 và xử trí theo quy định.
Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo đúng quy định; kịp thời chấn chỉnh việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch không phù hợp.
Hà Nội tạm dừng các hoạt động lễ hội trong dịp Tết Nguyên đán Ngày 21-1, Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa ký ban hành chỉ thị hỏa tốc về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và đảm bảo công tác y tế dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Hàng ngàn người đi vào động Hương Tích, chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội) để hành lễ - Ảnh: MAI THƯƠNG Cụ...