Lò bánh Trung thu cổ truyền hơn 34 năm tuổi ẩn mình trong con ngõ nhỏ ở Hà Nội, nơi làm ra những chiếc bánh nướng con cá gắn liền với tuổi thơ nhiều người
Đây là lò bánh lâu năm dành cho những ai muốn tìm về những hương vị bánh Trung thu cổ truyền.
Tình cờ biết đến bánh Trung thu Phương Thắng do một người quen giới thiệu, vừa hay lại đang cần mua bánh Trung thu để biếu bố mẹ thắp hương, chúng tôi quyết định ghé đến mua trực tiếp. Lò bánh Trung thu này nằm ở trong con ngõ 97 trên đường Văn Cao, quận Ba Đình, Hà Nội. Đi đến ngách 51 là sẽ thấy chiếc biển nhỏ của lò bánh được treo trên tường.
Mới gần đến nơi thôi mà mùi hương bánh nướng thơm nức đã phảng phất ra tận bên ngoài. Hóa ra, đây không chỉ là nơi bán bánh mà còn là nơi làm bánh của gia đình. Bánh được nướng và làm ở bên trong nhà, còn ở phía ngoài, dọc theo con ngõ nhỏ là nơi xếp những chiếc bánh đã hoàn thành để bán cho khách.
Hỏi ra mới biết, lò bánh được đặt tên theo chú Phương Thắng. Vào dịp Trung thu, chú Thắng, vợ và anh chị em cùng nhau làm bánh nướng, bánh dẻo. Chú Thắng ngày trước đi bộ đội về có học nghề từ chính nhà Bảo Phương ở Thụy Khuê, Hà Nội, bởi em gái chú Thắng chính là con dâu ông Bảo Phương. Cũng vì thế bánh Trung thu ở đây là kiểu bánh mang hương vị truyền thống của người Hà Nội xưa.
Cùng ghé lò bánh Trung thu Phương Thắng, xem cách người ta làm ra những chiếc bánh Trung thu truyền thống, đặc biệt là bánh hình cá chép và cá vàng như thế nào nhé!
Lò bánh mì Phương Thắng nằm khuất trong con ngõ nhỏ ở đường Văn Cao nên thường chỉ khách quen mới biết. Lò bánh được đặt theo tên chú Phương Thắng, những người làm cùng ông là vợ và anh chị em trong gia đình.
Tất cả mọi nguyên liệu để làm bánh Trung thu đều do nhà tự chuẩn bị. Đối với phần nhân thập cẩm, cô Hồng chia sẻ là mỡ phải mua mối quen và là mỡ thăn mới ngon. Mỡ và mứt bí được đem muối bằng đường để có độ dẻo trong. Mứt quất cũng phải chuẩn bị từ nhiều tháng trước. Riêng có lạp xưởng thì được nhà lấy loại ngon ở trong miền Trung.
Để những chiếc bánh được đồng đều thì mọi người sẽ cân phần nhân lên theo đúng trọng lượng của từng loại bánh.
Phần nhân của chiếc bánh thập cẩm sẽ có tới mười mấy nguyên liệu như lạp xưởng, hạt sen, hạt bí, hạt dưa, vừng rang, lá chanh, mứt bí, mứt quất…
Chiếc khuôn gỗ làm bánh Trung thu con cá có tuổi đời cũng hơn 30 năm.
Để làm bánh con cá, các cô chú sẽ cán bột và đặt lên chiếc khuôn. Sau đó nhẹ nhàng ấn phần con cá xuống và đặt lớp nhân vào bên trong. Trong ảnh là chiếc bánh nướng đậu xanh được làm theo yêu cầu với 3 quả trứng muối bên trong.
Video đang HOT
Cuối cùng sau khi đã xong phần nhân đắp phần bột lên trên là được. Với bánh nướng hình con cá thì sẽ được cho thêm 2 xiên que vào phần đuôi để khi cầm bánh lên phần đuôi không bị gãy. Khi bán hàng, cô chú cũng sẽ dặn khách hàng về sự có mặt của những chiếc xiên que này.
Để lấy bánh ra khỏi khuôn mà hoa văn trên con cá giữ được sự sắc nét như này cũng phải có kỹ thuật và sự khéo léo mới làm được. Cá lấy ra khỏi khuôn sẽ được phủi qua lớp bột còn dính ở trên.
Không quên chấm thêm mắt để những chiếc bánh hình con cá được sinh động hơn.
Hình ảnh con cá vàng mang nhiều ý nghĩa tinh thần. Trong văn hóa phương Đông, cá vàng được coi là biểu tượng của sự may mắn, sự phồn thịnh và thành công.
Bánh sau khi nghỉ sẽ được phun nước giữ ẩm.Việc làm này cũng giúp bánh được xốp và giữ phom trước khi quét trứng.
Những chiếc bánh cá được đem vào nướng lần 1. Việc canh thời gian cũng rất quan trọng để bánh nướng chín đều vừa tới.
Còn đây là những chiếc bánh nướng hình cá chép sau khi đã được nướng một lần. Lúc này lớp vỏ bánh mới ngả màu nâu nhẹ.
Sau đó bánh được phun lên trên bề mặt một lớp trứng để tạo lớp vỏ ngoài óng ả hơn. Thay vì quét trứng kiểu truyền thống, chú Thắng chọn cách phun trứng như này để bề mặt bánh được đều màu.
Sau đó, bánh tiếp tục được đi đem nướng thêm một lần nữa. Thế mới thấy để làm ra một chiếc bánh Trung thu là vô cùng mất công. Nhưng chính những sự cầu kỳ đó mà chiếc bánh nướng, bánh dẻo lại càng ý nghĩa hơn trong dịp Trung thu.
Lò bánh Phương Thắng bắt đầu làm bánh từ Rằm tháng 7 rồi làm cho đến hết Rằm tháng 8 là thôi. Tuy mỗi năm chỉ làm một mùa nhưng những chiếc bánh ở đây vẫn luôn được khách hàng đặt trọn niềm tin. Bởi để có được chiếc bánh ngon còn là sự đúc kết kinh nghiệm kết hợp với những bí quyết riêng.
Vợ chồng cô chú chia sẻ: “Hai cô chú là hết thời bao cấp là bắt đầu làm bánh Trung thu. Đến giờ cô chú cũng nghỉ hưu, nhớ nghề thì mình làm. Làm ra được cái bánh là sự tâm huyết và tấm lòng của mình, nhưng tất nhiên làm bánh thì là kiếm sống, nhưng cô chú cũng rất yêu nghề. Khách khen ăn ngon thì cô chú vui chứ”.
Ông Thắng sau khi vừa nướng xong mẻ bánh con cá liền ra ngoài uống cốc trà đá. Năm nay chú Thắng và cô Hồng đều 64 tuổi, cô chú cho biết con cái không theo nghề của mình nên cũng không biết sẽ làm bao lâu nữa.
Cô Hồng, vợ chú Thắng, chia sẻ: “Nhà cô chú chỉ có làm các loại bánh truyền thống bán từ năm 1990 đến giờ cũng 34 năm rồi. Toàn khách quen thôi chứ bao lâu nay cô chú chẳng quảng cáo gì hết. Cô chú cũng bán tại nhà vậy thôi”.
Bánh nướng theo kiểu truyền thống với hoa văn mộc mạc nhưng thân quen.
Bánh sau khi làm xong, để nguội, sẽ được cho vào hộp rồi đem giao cho khách. Bao bì ở đây cũng là kiểu truyền thống được giữ nguyên suốt mấy chục năm qua.
Cá chép là biểu tượng của sự đoàn kết, sức mạnh, đồng thời hình ảnh cá chép hóa rồng thể hiện sự kiên định và nỗ lực không ngừng. Vì thế trong dịp Trung thu, nhiều người chọn bánh hình cá chép để đem tặng cho người thân, bạn bè… Một chiếc bánh cá chép như này có giá 200.000VNĐ. Trước đây, lò bánh Phương Thắng còn có cả bánh cá chép cỡ đại nhưng năm nay không làm nữa.
Cặp bánh cá vàng này cũng có giá 200.000VNĐ. Khách mua có thể chọn nhân thập cẩm hoặc đậu xanh trứng muối.
Chiếc bánh Trung thu cổ truyền như là cầu nối để những mọi người có dịp được trở về quá khứ, thưởng thức món bánh mang hương vị ký ức. Còn với những người trẻ, bánh Trung thu truyền thống sẽ dành cho những ai muốn tìm về hương vị của chiếc bánh nguyên bản thời xưa.
Giờ đây, có lẽ chỉ những nhà làm bánh Trung thu truyền thống mới làm ra được những chiếc bánh chuẩn vị ngày xưa. Nhiều khách ăn quen cứ mỗi dịp Trung thu lại chẳng ngại xa xôi để đến đây mua bằng được chiếc bánh nướng, bánh dẻo hương vị quen thuộc.
Chuyện chưa kể của các chàng trai Hà Nội xuống đường dọn dẹp sau cơn bão Yagi
Sau cơn bão Yagi, những câu chuyện về lòng tốt và tinh thần đoàn kết của người dân Hà Nội tiếp tục lan tỏa. Nổi bật trong đó là câu chuyện của những chàng trai xa lạ, chưa từng quen biết nhưng cùng nhau chung tay dọn dẹp, góp phần khôi phục sự sạch đẹp cho phố phường sau khi bão đi qua.
Chuyện bắt đầu từ khi cơn bão tan tầm 30 phút. Lúc ấy, Trần Duy Tiệp (18 tuổi, ngụ ở xã Hiền Ninh, H.Sóc Sơn) chạy xe máy đến gần 35 km xuống 2 phố Nguyễn Đình Thi và Trích Sài (Q.Tây Hồ, TP.Hà Nội) để dọn dẹp vệ sinh.
Tiệp cho biết khi xem trên mạng thấy hình ảnh cây cối đổ la liệt, các mảnh ve chai từ các cửa kính, miếng tôn... bay tung tóe tại thủ đô sau bão lớn, thấy quá nguy hiểm nên quyết định đăng bài lên một hội nhóm. Sau đó, rủ rê các anh em cùng chung chí hướng tham gia dẹp các mảnh ve chai, biển quảng cáo, di dời cây bị ngã đổ ra chỗ khác... để tránh nguy hiểm cho người dân.
Các bạn trẻ hỗ trợ lực lượng chức năng thu dọn cây ngã đổ giữa đường
Bài đăng sau cơn bão này nhận được đông đảo lượt tương tác. Tiệp nhẩm đếm khoảng 40-50 người đăng ký tham gia. Tuy nhiên, anh chỉ chọn khoảng 20 người sống gần Hồ Tây (TP.Hà Nội) để họ đến cho tiện.
"Lúc đó khoảng 1 giờ 30, trời tối đen như mực và lạnh buốt. Trên đường chỉ còn mình, không một chiếc xe máy nào đi qua. Cây cối đổ ngổn ngang khiến mình liên tục phải dừng lại, xuống xe để kéo cây ra khỏi đường. Thấy vài chiếc ô tô chạy qua, mình liền nhờ họ canh xe giúp để di dời cây. Nghe vậy, các anh từ trên xe bước xuống và sẵn sàng giúp một tay", Tiệp kể.
Tiệp cho biết 25 phút sau mới đến được chỗ hẹn. Ở đó đã có sẵn một vài thành viên khác. Các anh em luân phiên nhau hỗ trợ lực lượng chức năng, thu dọn những mảnh chai vỡ, tấm băng rôn rách nát bị gió... xé, tránh gây nguy hiểm cho người qua lại. Họ dọn dẹp những cành cây gãy đổ nằm la liệt giữa lòng đường, gây cản trở giao thông. "Các cây này có tuổi thọ cao nhưng gốc lại bật lên rất dễ dàng sau cơn bão", Tiệp chép miệng nói.
Tiệp nhớ lại, cung đường này từng rất thơ mộng. Đây là tuyến đường mà mỗi lần vào trung tâm, Tiệp thường đi qua. Chàng trai luôn bắt gặp người dân tập thể dục, chạy bộ. Không ngờ bão Yagi lại tàn phá nặng nề như vậy. Không ai bảo ai, các chàng trai đều nhanh chóng làm việc hết sức để tuyến đường trở nên gọn gàng, sạch đẹp hơn. Hơn 7 giờ sáng, những anh công an còn mời các bạn này ăn sáng để cảm ơn. Các bạn trẻ dừng việc mà tay ai cũng đau rã rời sau một buổi sáng phụ cưa cây, di dời đồ đạc... Lúc ấy, họ mới có dịp làm quen, trò chuyện với nhau.
Lúc này, Đỗ Minh Trường (26 tuổi), ngụ ở Q.Hoàng Mai, TP.Hà Nội mới hé lộ lý do bạn tham gia hoạt động này là vì... ngứa chân. "Mình đọc bài của Tiệp xong không chần chừ được mà đi luôn. Tinh thần luôn sẵn sàng mà, chỉ chờ cơ hội thôi. Mình vừa dọn dẹp khu vực nhà của mình xong thì chạy xe qua đây", Trường kể.
Đường phố đã thông thoáng hơn sau cơn bão
Tường kịp hỏi thăm thông tin của các thành viên khác thì biết họ đến đây từ nhiều tỉnh khác nhau như: Nam Định, Hà Tĩnh, Hòa Bình... nhưng có điểm chung là cùng học và làm việc tại TP.Hà Nội. Trước đó, trong màn đêm mờ mịt, họ chỉ nói những câu thoáng qua: "Cho tôi mượn cái cưa", "Anh ơi phụ em kéo cái cành cây này với"... mà chưa biết gì về đối phương. Trường nhớ lại món phở được mời ăn sáng của các anh công an bản thân thấy ngon nhất trần đời.
Để tạm biệt, Trường quyết định... rút xăng trong xe phân phối lớn của mình chia cho mọi người. Vào hôm bão, các trạm xăng trong thành phố đều đóng cửa. Xe ai cũng hết sạch xăng. May mắn thay, trước đó 1 ngày, Trường vừa đổ xăng chưa kịp dùng.
Các anh công an mời các chàng trai ăn phở để cám ơn
Các chàng trai chia xăng trong niềm vui và phấn khởi rồi mới tạm biệt nhau. Họ chạy qua các tuyến phố khác để xem có ai cần thì hỗ trợ. Duy Tiệp kịp tìm thêm cho mình một "công việc" dọn dẹp trên đường Phan Đình Phùng (TP.Hà Nội) vào buổi chiều. Đến tối thấm mệt, chàng trai mới chịu chạy hơn 35 km về nhà nghỉ ngơi.
Trong khi đó, Minh Trường trên đường về nhà thì bắt gặp một bạn bị cây đổ vào xe khi trời Hà Nội đang gió to. Trường vội chạy xuống để giúp đỡ. Khi xe chưa kéo ra đường thì người bạn này đã chạy đi giúp một người khác cũng bị đổ xe. "Niềm vui cứ thế được lan tỏa", Trường nói.
Còn Tiệp tâm sự rằng khi mình giúp đỡ mọi người, mẹ rất ủng hộ. Tuy nhiên, bà luôn nhắc nhở anh phải biết lo cho sức khỏe của mình, tự lượng sức mà làm.
"Mẹ Tiệp là nhân viên vệ sinh, nên từ nhỏ mình rất thấu hiểu cho công việc của mẹ và các cô chú. Trong những ngày bão, các cô chú rất bận rộn nên mình và mọi người muốn góp một tay phụ giúp họ", Tiệp nói.
Câu chuyện về nhóm bạn trẻ xa lạ cùng nhau dọn dẹp đường phố sau cơn bão đã nhận được vô số lượt "thả tim" từ cộng đồng mạng. Nhiều người gửi lời cảm ơn đến các chàng trai, cho rằng họ đã truyền cảm hứng mạnh mẽ về tinh thần đoàn kết và trách nhiệm vì cộng đồng.
Hiện nay, trên nhiều hội nhóm tại Hà Nội, hình ảnh các người trẻ cùng bạn bè ra đường chung tay dọn dẹp, giúp thành phố trở nên sạch đẹp sau cơn bão lớn đang được chia sẻ rộng rãi. Việc này, không chỉ góp phần làm phố phường ngăn nắp, mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết đáng quý của người trẻ trong những lúc bà con gặp khó khăn.
Dân mạng 'bão like' 2 thanh niên giúp bà cụ đạp xe trước cơn bão Yagi Thấy người phụ nữ chở ve chai vất vả dựng lại xe đạp, xung quanh là các thùng giấy, đồ đạc ngổn ngang... trước cơn bão Yagi, 2 thanh niên không quen biết đã bất ngờ chạy lại giúp đỡ bà. Hình ảnh đẹp này nhận được hơn 25 nghìn lượt thích trên mạng xã hội. Mới đây, trên mạng xã hội chuyền...