Lò bánh Trung thu cổ truyền hơn 34 năm tuổ.i ẩn mình trong con ngõ nhỏ ở Hà Nội, nơi làm ra những chiếc bánh nướng con cá gắn liền với tuổ.i thơ nhiều người
Đây là lò bánh lâu năm dành cho những ai muốn tìm về những hương vị bánh Trung thu cổ truyền.
Tình cờ biết đến bánh Trung thu Phương Thắng do một người quen giới thiệu, vừa hay lại đang cần mua bánh Trung thu để biếu bố mẹ thắp hương, chúng tôi quyết định ghé đến mua trực tiếp. Lò bánh Trung thu này nằm ở trong con ngõ 97 trên đường Văn Cao, quận Ba Đình, Hà Nội. Đi đến ngách 51 là sẽ thấy chiếc biển nhỏ của lò bánh được treo trên tường.
Mới gần đến nơi thôi mà mùi hương bánh nướng thơm nức đã phảng phất ra tận bên ngoài. Hóa ra, đây không chỉ là nơi bán bánh mà còn là nơi làm bánh của gia đình. Bánh được nướng và làm ở bên trong nhà, còn ở phía ngoài, dọc theo con ngõ nhỏ là nơi xếp những chiếc bánh đã hoàn thành để bán cho khách.
Hỏi ra mới biết, lò bánh được đặt tên theo chú Phương Thắng. Vào dịp Trung thu, chú Thắng, vợ và anh chị em cùng nhau làm bánh nướng, bánh dẻo. Chú Thắng ngày trước đi bộ đội về có học nghề từ chính nhà Bảo Phương ở Thụy Khuê, Hà Nội, bởi em gái chú Thắng chính là con dâu ông Bảo Phương. Cũng vì thế bánh Trung thu ở đây là kiểu bánh mang hương vị truyền thống của người Hà Nội xưa.
Cùng ghé lò bánh Trung thu Phương Thắng, xem cách người ta làm ra những chiếc bánh Trung thu truyền thống, đặc biệt là bánh hình cá chép và cá vàng như thế nào nhé!
Lò bánh mì Phương Thắng nằm khuất trong con ngõ nhỏ ở đường Văn Cao nên thường chỉ khách quen mới biết. Lò bánh được đặt theo tên chú Phương Thắng, những người làm cùng ông là vợ và anh chị em trong gia đình.
Tất cả mọi nguyên liệu để làm bánh Trung thu đều do nhà tự chuẩn bị. Đối với phần nhân thập cẩm, cô Hồng chia sẻ là mỡ phải mua mối quen và là mỡ thăn mới ngon. Mỡ và mứt bí được đem muối bằng đường để có độ dẻo trong. Mứt quất cũng phải chuẩn bị từ nhiều tháng trước. Riêng có lạp xưởng thì được nhà lấy loại ngon ở trong miền Trung.
Để những chiếc bánh được đồng đều thì mọi người sẽ cân phần nhân lên theo đúng trọng lượng của từng loại bánh.
Phần nhân của chiếc bánh thập cẩm sẽ có tới mười mấy nguyên liệu như lạp xưởng, hạt sen, hạt bí, hạt dưa, vừng rang, lá chanh, mứt bí, mứt quất…
Chiếc khuôn gỗ làm bánh Trung thu con cá có tuổ.i đời cũng hơn 30 năm.
Để làm bánh con cá, các cô chú sẽ cán bột và đặt lên chiếc khuôn. Sau đó nhẹ nhàng ấn phần con cá xuống và đặt lớp nhân vào bên trong. Trong ảnh là chiếc bánh nướng đậu xanh được làm theo yêu cầu với 3 quả trứng muối bên trong.
Video đang HOT
Cuối cùng sau khi đã xong phần nhân đắp phần bột lên trên là được. Với bánh nướng hình con cá thì sẽ được cho thêm 2 xiên que vào phần đuôi để khi cầm bánh lên phần đuôi không bị gãy. Khi bán hàng, cô chú cũng sẽ dặn khách hàng về sự có mặt của những chiếc xiên que này.
Để lấy bánh ra khỏi khuôn mà hoa văn trên con cá giữ được sự sắc nét như này cũng phải có kỹ thuật và sự khéo léo mới làm được. Cá lấy ra khỏi khuôn sẽ được phủi qua lớp bột còn dính ở trên.
Không quên chấm thêm mắt để những chiếc bánh hình con cá được sinh động hơn.
Hình ảnh con cá vàng mang nhiều ý nghĩa tinh thần. Trong văn hóa phương Đông, cá vàng được coi là biểu tượng của sự may mắn, sự phồn thịnh và thành công.
Bánh sau khi nghỉ sẽ được phun nước giữ ẩm.Việc làm này cũng giúp bánh được xốp và giữ phom trước khi quét trứng.
Những chiếc bánh cá được đem vào nướng lần 1. Việc canh thời gian cũng rất quan trọng để bánh nướng chín đều vừa tới.
Còn đây là những chiếc bánh nướng hình cá chép sau khi đã được nướng một lần. Lúc này lớp vỏ bánh mới ngả màu nâu nhẹ.
Sau đó bánh được phun lên trên bề mặt một lớp trứng để tạo lớp vỏ ngoài óng ả hơn. Thay vì quét trứng kiểu truyền thống, chú Thắng chọn cách phun trứng như này để bề mặt bánh được đều màu.
Sau đó, bánh tiếp tục được đi đem nướng thêm một lần nữa. Thế mới thấy để làm ra một chiếc bánh Trung thu là vô cùng mất công. Nhưng chính những sự cầu kỳ đó mà chiếc bánh nướng, bánh dẻo lại càng ý nghĩa hơn trong dịp Trung thu.
Lò bánh Phương Thắng bắt đầu làm bánh từ Rằm tháng 7 rồi làm cho đến hết Rằm tháng 8 là thôi. Tuy mỗi năm chỉ làm một mùa nhưng những chiếc bánh ở đây vẫn luôn được khách hàng đặt trọn niềm tin. Bởi để có được chiếc bánh ngon còn là sự đúc kết kinh nghiệm kết hợp với những bí quyết riêng.
Vợ chồng cô chú chia sẻ: “Hai cô chú là hết thời bao cấp là bắt đầu làm bánh Trung thu. Đến giờ cô chú cũng nghỉ hưu, nhớ nghề thì mình làm. Làm ra được cái bánh là sự tâm huyết và tấm lòng của mình, nhưng tất nhiên làm bánh thì là kiếm sống, nhưng cô chú cũng rất yêu nghề. Khách khen ăn ngon thì cô chú vui chứ”.
Ông Thắng sau khi vừa nướng xong mẻ bánh con cá liền ra ngoài uống cốc trà đá. Năm nay chú Thắng và cô Hồng đều 64 tuổ.i, cô chú cho biết con cái không theo nghề của mình nên cũng không biết sẽ làm bao lâu nữa.
Cô Hồng, vợ chú Thắng, chia sẻ: “Nhà cô chú chỉ có làm các loại bánh truyền thống bán từ năm 1990 đến giờ cũng 34 năm rồi. Toàn khách quen thôi chứ bao lâu nay cô chú chẳng quảng cáo gì hết. Cô chú cũng bán tại nhà vậy thôi”.
Bánh nướng theo kiểu truyền thống với hoa văn mộc mạc nhưng thân quen.
Bánh sau khi làm xong, để nguội, sẽ được cho vào hộp rồi đem giao cho khách. Bao bì ở đây cũng là kiểu truyền thống được giữ nguyên suốt mấy chục năm qua.
Cá chép là biểu tượng của sự đoàn kết, sức mạnh, đồng thời hình ảnh cá chép hóa rồng thể hiện sự kiên định và nỗ lực không ngừng. Vì thế trong dịp Trung thu, nhiều người chọn bánh hình cá chép để đem tặng cho người thân, bạn bè… Một chiếc bánh cá chép như này có giá 200.000VNĐ. Trước đây, lò bánh Phương Thắng còn có cả bánh cá chép cỡ đại nhưng năm nay không làm nữa.
Cặp bánh cá vàng này cũng có giá 200.000VNĐ. Khách mua có thể chọn nhân thập cẩm hoặc đậu xanh trứng muối.
Chiếc bánh Trung thu cổ truyền như là cầu nối để những mọi người có dịp được trở về quá khứ, thưởng thức món bánh mang hương vị ký ức. Còn với những người trẻ, bánh Trung thu truyền thống sẽ dành cho những ai muốn tìm về hương vị của chiếc bánh nguyên bản thời xưa.
Giờ đây, có lẽ chỉ những nhà làm bánh Trung thu truyền thống mới làm ra được những chiếc bánh chuẩn vị ngày xưa. Nhiều khách ăn quen cứ mỗi dịp Trung thu lại chẳng ngại xa xôi để đến đây mua bằng được chiếc bánh nướng, bánh dẻo hương vị quen thuộc.
Giới trẻ Trung Quốc hòa mình cùng điệu múa vuông cùng người già
Điệu múa vuông truyền thống thời 'ông bà anh' được giới trẻ Trung Quốc tái hiện lại một cách sinh động, thể hiện niềm yêu thích nét cổ truyền của dân tộc.
Giới trẻ ở Trung Quốc đang tham gia múa vuông. Ảnh: SCMP tổng hợp/Xiaohongshu
Giới trẻ ở Trung Quốc đang bị mê hoặc bởi điệu múa vuông - điệu múa truyền thống mà người lớn tuổ.i của quốc gia tỷ dân này yêu thích.
Múa vuông, hay còn gọi là "Guang chang wu" trong tiếng Trung là môn thể thao phổ biến ở người trung niên và người về hưu. Nó có tác dụng như một bài tập thú vị có lợi cho sức khỏe cũng như giúp người cao tuổ.i mở rộng quan hệ xã hội.
Các bạn trẻ đang khám phá niềm vui từ điệu múa này. Họ biến tấu nó thành những bước chuyển đa dạng và phức tạp hơn, đồng thời nhảy trên thể loại âm nhạc khác như jazz. Để thêm phần thú vị, đôi khi những người tham gia còn mặc trang phục từ bộ phim huyền thoại Trung Quốc như Tây Du Ký .
Một người đàn ông 22 tuổ.i có biệt danh là Xiaobai, đến từ Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, phía Đông Bắc Trung Quốc, đã si mê bởi điệu nhảy vuông đến mức anh ấy đã lập một tài khoản mạng xã hội để ghi lại những cảnh quay bản thân nhảy điệu múa này.
Giới trẻ Trung Quốc đang chuyển sang múa vuông kiểu cũ khi họ "tập luyện để nghỉ hưu". Ảnh: Xiaohongshu
Tài khoản này đã thu hút hơn 20.000 người theo dõi và một số người hâm mộ đã phải lái xe hơn một giờ đồng hồ chỉ để khiêu vũ cùng Xiaobai.
Sự quan tâm của Xiaobai đối với môn tập luyện này đã được khơi dậy qua bài hát Trung Quốc "Little Apple" của nhóm nhạc Phoenix Legend và Chopstick Brothers, bài hát thường được sử dụng để nhảy theo. Đặc biệt, trong lễ hội mùa xuân của địa phương vào năm 2015, khi Xiaobai chứng kiến cảnh các cô chú lớn tuổ.i nhảy điệu múa vuông đã thực sự thu hút niềm yêu thích của Xiaobai với điệu múa truyền thống này.
Lần đầu tiên tham gia đội nhảy múa vuông, dù ban đầu rất ngại ngùng và do dự nhưng nhờ thành thạo các kỹ thuật múa trong hai tháng trước nên Xiaobai đã nhanh chóng tự tin và phấn khích khi hòa mình vào âm nhạc.
Xiaobai nói rằng những người lớn tuổ.i hơn trong lớp rất yêu mến và thường tặng đồ uống để tiếp thêm năng lượng cho anh ấy. "Họ đối xử với tôi như con ruột của họ. Họ reo hò: 'Con trai chúng tôi đây rồi!' Mỗi lần bước chân đến quảng trường quen thuộc đó, tôi có cảm giác như được trở về nhà", Xiaobai hạnh phúc chia sẻ.
Theo Xu Wensheng, người sáng lập Ủy ban Chuyên môn Xã hội học Truyền thông Đầu tiên Quốc gia, có hiện tượng "hòa nhập với người già" phản ánh niềm khao khát của người trẻ đối với lối sống của người già và mong muốn có chất lượng cuộc sống tốt hơn.
"Sau khi nghỉ hưu, người cao tuổ.i có thể được miễn phí tham quan các công viên lớn và phương tiện giao thông công cộng miễn phí. Thu nhập lương hưu của họ ổn định và họ có thời gian linh hoạt. Những yếu tố này khiến người già dường như là 'người chiến thắng trong cuộc sống' trong mắt giới trẻ. Vì thế, múa vuông đã trở thành một phương tiện để họ thư giãn", Xu Wensheng nói.
Những người trẻ tuổ.i cùng những người bạn lớn tuổ.i của mình khiêu vũ ở các công viên và những nơi công cộng trên khắp đất nước. Ảnh: Xiaohongshu
Ý tưởng về việc những người trẻ tuổ.i tham gia một trò tiêu khiển truyền thống gắn liền với thế hệ lớn tuổ.i đã gây được tiếng vang lớn trên mạng xã hội Trung Quốc. Một số người tin rằng đó là một cách để thể hiện bản thân.
"Họ đang luyện tập để nghỉ hưu. Nhưng thành thật mà nói, múa vuông thực sự rất thú vị. Nó cũng giúp giấc ngủ ngon và toàn bộ cơ thể cảm thấy thoải mái", một người dân cho biết.
"Vậy các cô chú lớn tuổ.i không thể dẫn những đứa con ra ngoài nhảy cùng nhau sao? Nếu được như vậy, tôi sẽ không đơn thuần là chỉ về nhà và nằm dài trong phòng sau giờ làm việc", một người khác nói đùa.
9X từ bỏ du học, theo nghiệp 'bơ sữa đường' bán nghìn bánh trung thu mỗi ngày Với đôi tay khéo léo và khả năng sáng tạo vô tận, Trần Thuỳ Linh (SN 1996, Hà Nam) đã làm ra những chiếc bánh trung thu 3D không khác gì tác phẩm nghệ thuật tinh xảo, bắt mắt. Từ khi học cấp 3, Thùy Linh (tên thường gọi là Linh Đóm) nhận ra mình có niềm đam mê với "bơ sữa đường",...