Lộ bảng lương của 29.000 nhân viên Facebook
Lời cam kết bảo mật thông tin người dùng của CEO Mark Zuckerberg thật khó tin khi ngay cả nhân viên Facebook cũng bị đánh cắp dữ liệu chưa mã hóa.
Bloomberg vừa chia sẻ thông tin cho thấy sự hớ hênh của mạng xã hội lớn nhất toàn cầu trong việc bảo mật thông tin. Bảng lương năm 2018 của 29.000 nhân viên được lưu trong một chiếc ổ cứng rời mà không mã hóa.
Ngày 17/11 vừa qua, tên trộm đã lấy đi thiết bị lưu trữ này từ xe hơi của một người đang làm việc cho Facebook. Đến 29/11, công ty mới phát hiện ra sự việc. Họ tiếp tục che giấu trong 2 tuần trước khi thông báo cho những người bị ảnh hưởng.
Thật khó tin vào lời cam kết bảo mật thông tin người dùng của Facebook khi ngay cả nhân viên của họ cũng bị mất dữ liệu quan trọng.
Video đang HOT
Theo Bloomberg, ổ cứng bị đánh cắp chứa dữ liệu không mã hóa gồm bảng lương, tên nhân viên, số tài khoản ngân hàng, 4 chữ số cuối của sổ an sinh xã hội, tiền thưởng…
Nhân viên bị mất cắp thuộc biên chế của Facebook. Người này đã tự ý đem ổ cứng ra khỏi văn phòng mà không được cho phép. Phát ngôn viên Facebook xác nhận sự việc, đồng thời khẳng định đây chỉ là một vụ trộm ngẫu nhiên, không chủ đích nhắm vào dữ liệu.
“Chúng tôi không tìm thấy bằng chứng về việc lạm dụng dữ liệu bị mất, nó trông giống một vụ trộm bình thường hơn là ý đồ đánh cắp thông tin nhân viên”, người phát ngôn Facebook trả lời Bloomberg.
Tuy nhiên, dù có phải là mục tiêu từ trước hay không, tên trộm vẫn đang nắm giữ khối dữ liệu riêng tư giá trị của một trong những công ty giàu nhất thế giới.
Ngoài việc hợp tác với cơ quan thực thi pháp luật để tìm lại ổ cứng bị đánh cắp, Facebook cung cấp cho nhân viên bị ảnh hưởng “dịch vụ giám sát trộm cắp và tín dụng miễn phí”.
Theo Zing
Facebook, WhatsApp có thể sắp phải chia sẻ dữ liệu cho an ninh Anh
Bloomberg dẫn một nguồn tin giấu tên cho biết Facebook và công cụ nhắn tin WhatsApp sẽ phải cung cấp cho cảnh sát Anh quyền truy cập vào tin nhắn được mã hóa theo một hiệp định sắp tới với Mỹ.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Cnet)
Bloomberg dẫn một nguồn tin giấu tên cho biết Facebook và công cụ nhắn tin WhatsApp sẽ phải cung cấp cho cảnh sát Anh quyền truy cập vào tin nhắn được mã hóa của người dùng theo một hiệp định sắp tới với Mỹ.
Hiệp định này, bao gồm cả các nền tảng truyền thông xã hội khác có trụ sở tại Mỹ, sẽ phải chia sẻ các dữ liệu liên quan đến việc điều tra các tội phạm nghiêm trọng, như khủng bố và ấu dâm.
Theo hiệp định, dự kiến hoàn tất vào tháng 10, Mỹ và Anh sẽ không điều tra công dân của nhau và thông tin thu được từ các công ty Anh không thể được Mỹ sử dụng trong các vụ án có khu hình phạt đến tử hình.
Trong thời gian qua, các quan chức thực thi pháp luật ở cả hai quốc gia đã lập luận rằng các dữ liệu mã hóa không thể bẻ khóa cung cấp vỏ bọc cho tội phạm. Cảnh sát nói rằng các công nghệ "cửa sau," hoặc cổng truy cập bí mật, nên được xây dựng thành các hệ thống để các nhân viên pháp luật có thể thực hiện các cuộc điều tra.
Tuy nhiên, các nhà phê bình lo lắng việc này có thể bị lạm dụng để giám sát người dân và nói rằng những cánh "cửa sau" như vậy cũng sẽ bị tin tặc phát hiện và sử dụng.
Vào tháng 12, Australia đã thông qua luật buộc các công ty công nghệ phải giúp các cơ quan thực thi pháp luật truy cập vào thông tin liên lạc được mã hóa của các tội phạm bị nghi ngờ, và đây là quy định pháp luật đầu tiên trên thế giới cho việc này./.
Theo VietNamPlus
Mã độc mạo danh mọi ứng dụng Android Hacker có thể lợi dụng lỗ hổng Strandhogg trong tính năng đa nhiệm của Android để tạo ra mã độc mạo danh các ứng dụng thông thường. Theo PhoneArena, lỗ hổng được phát hiện bởi công ty bảo mật Promon khi đang phân tích một ứng dụng chứa trojan chuyên tấn công ngân hàng. Malware khai thác Strandhogg sẽ núp bóng dưới dạng...