LNA khiến Thổ choáng váng
Quân đội Quốc gia Libya (LNA) vừa gây bất ngờ lớn khi tuyên bố bắn hạ tới 6 chiếc máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ tại Libya.
Chưa bao giờ Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ lại chịu thiệt hại nặng nề đến thế kể từ khi hoạt động ủng hộ Chính phủ Đoàn kết dân tộc (GNA) tại Libya, một trong hai mặt trận chính của Quân đội nước này, bên cạnh nguy cơ bùng nổ xung đột quy mô lớn tại Idlib, Syria.
Cụ thể, lực lượng LNA do tướng Khalifa Haftar chỉ huy tuyên bố họ đã liên tiếp bắn hạ thêm tới 4 chiếc máy bay không người lái (UAV) rất hiện đại của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang có mặt tại Libya để hỗ trợ GNA.
Phần còn lại của một số chiếc UAV Thổ bị LNA bắn hạ.
Nếu con số này được xác thực thì tổng số UAV Thổ Nhĩ Kỳ bị bắn rơi ở Libya kể từ hôm 27/02 tới nay là 6 chiếc.
Đây thực sự là con số khủng khiếp bởi phòng không Syria được trang bị hiện đại và số lượng vũ khí nhiều hơn hẳn so với LNA cũng mới chỉ bắn hạ được 1 chiếc UAV của Thổ Nhĩ Kỳ tính đến thời điểm này.
Video đang HOT
Tính chung ở cả 2 chiến trường, chỉ trong vài ngày, có tới tổng cộng 7 chiếc UAV Thổ Nhĩ Kỳ bị bắn hạ.
Đại diện Bộ Chỉ huy tác chiến phía Tây của LNA, Thiếu tướng al-Mabrouk al-Ghazwi xác nhận các máy bay UAV của Thổ Nhĩ Kỳ đã bị bắn hạ ở phía Nam Thủ đô Tripoli gần như ngay sau khi nó cất cánh khỏi căn cứ sân bay Mitiga, “đầu não của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ở Libya” do vi phạm lệnh ngừng bắn.
Phát ngôn viên của LNA, Thiếu tướng Ahmed al-Mismari dẫn lại tuyên bố của tướng Ghazwi cho biết các đơn vị đã sẵn sàng đối mặt với bất cứ mối đe dọa nào đối với an ninh và an toàn của Thủ đô và các lực lượng của họ.
Trang Southfront cho rằng, tuyên bố của LNA hoàn toàn không phải là lời nói suông bởi hiện nay lực lượng này đang sở hữu hệ thống phòng không khá tối tân được cho là có thể đánh chặn cả mục tiêu tàng hình.
Đáng kể nhất trong lsoos đó là hệ thống pháo tên lửa Pantsir-S1, hệ thống S-125 Pechora cùng nhiều hệ thống tên lửa vác vai tối tân khác.
Được biết, UEA mới chuyển giao cho LNA một số hệ thống Pantsir-S1 (không rõ số lượng). Phiên bản này dùng xe tải mang phóng MAN của Đức chứ không phải KamAZ nguyên bản như của Nga hay Syria.
Với việc được bổ sung hệ thống phòng không tầm thấp tối tân này theo đánh giá sẽ giúp cho lực lượng phòng không của LNA khóa chặt không phận Tripoli, nơi mà họ đã áp đặt lệnh cấm bay từ khi cuộc xung đột khởi phát đến nay.
Trong khi đó, với số lượng máy bay chiến đấu ít ỏi và trang bị lạc hậu của mình, phía GNA thường xuyên yêu cầu phải bổ nhào cắt bom chứ không được trang bị vũ khí dẫn đường chính xác.
Và chính cách tác chiến này sẽ dễ dàng trở thành mồi ngon cho tổ hợp Pantsir-S1 của LNA tác xạ.
Tuấn Vũ
Theo Datviet
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ quyết không đàm phán về tình hình Libya với Thống chế Haftar
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho biết, ông không cho rằng người đứng đầu Quân đội Quốc gia Libya, Khalifa Haftar, là một đối tác đối thoại.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan.
"Haftar chỉ là một người lính được trả lương, không có thẩm quyền hợp pháp ở Libya. Đây không phải là người đối thoại của chúng tôi, chúng tôi sẽ không đàm phán với ông ta", nhà lãnh đạo nói với các phóng viên.
Ông nói thêm rằng, những người kêu gọi rút quân đội Thổ Nhĩ Kỳ khỏi Libya, đã quên đi những người lính đánh thuê nước ngoài chiến đấu chống lại tướng Haftar.
Sau khi lật đổ và ám sát nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi vào năm 2011, Libya gần như không còn hoạt động như một quốc gia thống nhất. Hiện tại trong nước đang hoạt động 'quyền lực kép'. Ở phía đông là Quốc hội do người dân bầu chọn, và ở phía tây, tại thủ đô Tripoli, Chính phủ Đoàn kết Dân tộc, được thành lập với sự hỗ trợ của Liên hợp quốc và Liên minh châu Âu. Chính quyền của phần phía đông đất nước hoạt động độc lập với Tripoli và hợp tác với quân đội của Thống chế Khalifa Haftar.
Tại Berlin vào ngày 19 tháng 1, một hội nghị quốc tế về tình hình ở Libya đã được tổ chức với sự tham gia của Nga, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và một số quốc gia khác, cũng như EU và Liên Hợp Quốc. Kết quả tổng kết của hội nghị là lời kêu gọi ngừng bắn ở Libya; nghĩa vụ kiềm chế, không can thiệp vào cuộc xung đột, cũng như tuân thủ lệnh cấm vận đối với việc cung cấp vũ khí cho các bên. Ngoài ra, những người tham gia cuộc họp cũng đề xuất thành lập ủy ban giám sát ngừng bắn.
Phương Thảo
Theo GD&TĐ/Ria.ru
Bộ trưởng Nga và Tướng Haftar nhấn mạnh giải pháp chính trị cho Libya Thông báo nêu rõ tại cuộc gặp, hai bên đã thảo luận về tình hình Libya, đồng thời nhất trí rằng giải pháp chính trị là phương án duy nhất. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu. (Nguồn: Sputnik) Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Nga, ngày 19/2, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã có cuộc thảo luận với Tướng...