LMHT: Top tướng hỗ trợ tốt nhất phiên bản 5.15
Hãy cùng lướt qua Top 5 vị tướng hỗ trợ tốt nhất thời điểm hiện tại trong phiên bản 5.15.
- Cờ lệnh hiệu triệu và Điềm báo Zeke: xu thế mới của hỗ trợ
- Tuyển tập Teemo 2015
- Top các xạ thủ tốt nhất phiên bản 5.15
- Easyhoon: “Azir vẫn rất mạnh”
Nautilus
Video đang HOT
Nautilus là một vị tướng rất mạnh ở nhiều vị trí, điển hình là đường trên và hỗ trợ. Ở vị trí đường dưới, Nautilus cũng sở hữu kỹ năng dạng kéo như Thresh hay Blitzcrank. Nếu Thresh là tiến tới áp sát kẻ địch, còn Blitzcrank là kéo chúng về, thì Nautilus lại kéo cả mình và kẻ địch lại gần nhau hơn. Điều này khiến cho kẻ địch rất khó có thể trốn thoát sau khi bị dính Phóng Mỏ Neo (Q) của hắn. Bên cạnh đó, Nautilus cũng là một vị tướng rất “trâu bò” nhờ vào kỹ năng Cơn Giận Của Người Khổng Lồ (W).
Tuy nhiên lý do gì khiến Nautilus trở thành vị tướng rất mạnh ở vị trí hỗ trợ như vậy? Sát thương không cao, độ trâu bò cũng không thể bằng Alistar hay Braum, hay không hề có khả năng hồi phục. Đó chính là nhờ vào bộ kỹ năng “siêu khống chế” của hắn. 4 kỹ năng của Nautilus, đều thuộc dạng khống chế cực mạnh, khiến cho những vị tướng cơ động dạng như Ahri cũng khó có thể chạy thoát. Ngược lại thì khả năng bảo vệ xạ thủ cũng như bảo kê đồng đội khác của Nautilus không thực sự tốt lắm, thay vào đó hắn chỉ dùng tấm thân to lớn của mình để ngăn chặn các sát thương nhiều nhất có thể mà thôi.
Thresh
Thresh là một tướng hỗ trợ chuẩn mực nhất trong số các tướng hỗ trợ hiện nay. Công thủ toàn diện, thậm chí độ dài của đòn đánh thường cũng 450, nằm ở mức giữa các tướng đánh xa và đánh gần. Khả năng cấu rỉa có, đỡ đòn tốt, hiệu ứng khống chế rất nhiều, và quan trọng nhất là Con Đường Tăm Tối (W), đưa đồng đội về với ánh sáng. Sức mạnh của Thresh trong giao tranh cũng rất tốt.
Nếu kéo trúng, Án Tử (Q) sẽ choáng kẻ địch trong 1,5 giây, và giảm thời gian hồi chiêu đi, chỉ còn vào khoảng 5 giây mà thôi. Chiếu cuối Đóng Hộp cũng rất quan trọng, có thể chặn ở một số các địa hình nhỏ hẹp để đồng đội tập trung ăn các mục tiêu lớn, hay ngăn các tướng đỡ đòn của kẻ địch chạm vào tuyến sau.
Thresh gần như không có nhược điểm. Có chăng thì cũng chỉ là đòi hỏi kỹ năng của người chơi phải tốt mà thôi. Bởi hầu hết kỹ năng của Thresh đều là dạng kỹ năng định hướng, đòi hỏi tính chính xác cực cao. Thậm chí chiêu cuối của Thresh, chiêu Đóng Hộp (R) chỉ là dạng nhấn nút, nhưng nó cũng đòi hỏi sự tính toán cực tốt.
Alistar
Bên cạnh Thresh, Alistar cũng là một vị tướng hỗ trợ rất tốt: Có khả năng hồi phục, hiệu ứng khống chế cực mạnh, cực trâu bò, có thể bảo kê xạ thủ tốt cũng như càn quét vào đội hình kẻ địch. Nếu để tìm ra được điểm yếu của Alistar, thì chắc chỉ có duy nhất 1, đó là bộ kỹ năng đòi hỏi kỹ năng của người chơi khá cao để có thể thành thạo.
Trong các phiên bản gần đây, Alistar đã được nâng sức mạnh khi chiêu cuối mặc định là giảm sát thương 70% ngay từ cấp độ 1 của chiêu cuối Bất Khuất (R). Điều này khiến cho Alistar càng trở nên mạnh mẽ và đáng tin cậy hơn trong tay những người chơi có trình độ. Bộ combo Bò Húc (W) Nghiền Nát (Q) khá khó để thực hiện, nhưng lại rất dễ để có thể luyện tập thành công. Trong giao tranh, khả năng chịu đưng của Alistar là rất tốt nhờ vào Bất Khuất (R), có thể chặn rất nhiều sát thương cho các đồng đội.
Janna
Không như các vị tướng hỗ trợ mang thiên hướng “trâu bò” và càn lướt như hiện tại, Janna là một tướng hỗ trợ thiên về khả năng phòng ngự và bảo kê xạ thủ cũng như pháp sư ở tuyến sau. Nhờ vào kỹ năng Mắt Bão (E). Janna cũng có thể sử dụng Gió Lốc (Q) để bảo kê các xạ thủ mỗi khi có rừng đối phương xuống “hỏi thăm”. Trong các giao tranh lớn, Janna chỉ cần tập trung vào các mục tiêu là kẻ địch như sát thủ Zed hay đỡ đòn Maokai, sử dụng Gió Mùa (R) để hất chúng ra và bảo vệ đồng đội.
Đó cũng chính là điều khiến cho Janna vẫn nằm trong top các vị tướng hỗ trợ ở phiên bản hiện tại. Không nói đến đầu trường chuyên nghiệp làm gì cho xa xôi, đơn giản như ở trong các trận đấu xếp hạng đơn, Janna cũng là một vị tướng rất dễ sử dụng. Cô chỉ có duy nhất một kỹ năng dạng định hướng, đó là Gió Lốc (Q), tuy nhiên chiều dài và chiệu rộng của nó khá lớn. Còn lại 3 kỹ năng kia đều là dạng đơn mục tiêu và ấn-1-nút.
Braum
Không được sử dụng sau khi bị giảm sức mạnh khá nhiều ở phiên bản 4.11, Braum dường như biến mất khỏi đầu trường công lý để nhường chỗ cho các “hot” hỗ trợ khác. Tuy nhiên sau khi được tăng một chút sức mạnh ở phiên bản 5.12, Braum đã bắt đầu quay trở lại, và cho đến phiên bản 5.15 này, Braum xuất hiện ở khắp mọi nơi.
Không sở hữu kỹ năng dạng kéo, không sở hữu khả năng hồi phục tốt, nhưng bù lại sức mạnh đến từ nội tại Đánh Ngất Ngư khiến cho mọi kẻ địch thực sự khó chịu. Trong giao tranh Braum chỉ cần cố gắng đánh mỗi kẻ địch một phát, việc còn lại là nhờ đồng đội. Tuy nhiên đó chưa phải là những gì giúp Braum trở lại đấu trường công lý. Khả năng bảo vệ đồng đội của Braum là rất rất tốt, thậm chí còn hơn Thresh rất nhiều. Nó đến từ 2 chiêu thức Nấp Sau Ta (W) và Tối Kiên Cường (E), trong đó W thì giúp anh và đồng đội tăng giáp và kháng phép, còn Tối Kiên Cường tạo 1 chiếc khiên, có thể chặn rất nhiều sát thương.
Chiêu cuối Băng Địa Chấn (R) của Braum cũng là dạng chiêu cuối cực mạnh trong giao tranh. Ngoài việc bảo vệ đồng đội mỗi khi có kẻ địch nào tới gần, kỹ năng này còn có thể mở giao tranh rất tốt nếu có tên nào di chuyển lỗi. Braum rất mạnh, nhưng lại khá dễ chơi, và lối chơi phù hợp với những người mang thiên hướng xả thân bảo vệ đồng đội. Vì vậy nếu muốn chơi hỗ trợ, bạn biết phải lựa chọn ai rồi đấy.
Theo lienminh360