LMHT: Top tướng có tỉ lệ thắng cao nhất tại vòng bảng GPL Mùa Hè 2015
Hãy cùng điểm qua gương mặt các vị tướng thi đấu thành công nhất tại vòng loại GPL Mùa Hè 2015 nhé.
- Cái nhìn tổng quan về Tahm Kench
- Tahm Kench đối đầu Hecarim đường trên
- Top 20 pha xử lý Azir hay nhất
- Pha Pentakill đỉnh cao của Graves
Những tướng được sử dụng nhiều, chưa chắc đã là những tướng có tỉ lệ thắng cao nhất. Con số này ngoài phù thuộc vào trình độ, khả năng phối hợp giữa người chơi và đồng đội ra, những vị tướng đó còn phải hợp với meta, tức phù hợp với chiến thuật thi đấu hiện tại. Hãy cùng điểm qua những vị tướng có tỉ lệ thắng cao nhất trong vòng bảng GPL Mùa Hè 2015 vừa qua.
Corki (60%)
Video đang HOT
Một trong những vị tướng xạ thủ có khả năng chơi an toàn nhất.Sau Caitlyn và Kalista thì Corki là xạ thủ có thể được lựa chọn đầu tiên trong loạt “cấm và chọn” của trận đấu. Tầm đánh của Corki là 550, thuộc vào hàng tầm trung. Lối đánh của Corki cũng khá đơn giản, khi nội tại của anh ta gây thêm sát thương chuẩn bằng với 10% sát thương vật lý, điều này giúp Corki farm trong trụ một cách dễ dàng kể cả khi bị kẻ địch đẩy sâu, hay thậm chí là đẩy lính rất nhanh nhờ vào Bom Phốt-pho (Q).
Ngoài ra, kỹ năng giúp Corki giữ vị trí an toàn trong giao tranh cũng như giai đoạn đi đường, đó chính là Thảm Lửa (W), có thể lướt một khoảng cách khá xa, và chiêu cuối Tên Lửa Định Hướng (R), có thể cấu rỉa máu đối phương khá tốt. Corki thường được lựa chọn để khắc chế các vị tướng xạ thủ cần farm và có trang bị nhưbởi sức mạnh của Corki mạnh nhất ở giai đoạn giữa trận khi có
. Hãy nhìn những gì mà BKT Lloyd thẻ hiện trước BM, đó chính là sức mạnh thực sự của Corki
Alistar (64,71%)
Nói là hỗ trợ nhưng thực sự thì những gì mà Alistar có thể làm hơn rất nhiều vai trò của 1 “hỗ trợ”. Hồi phục, đỡ đòn, bảo vệ đồng đội, xông pha trong giao tranh, gây hiệu ứng khống chế…. Nói tóm lại, Alistar là một vị tướng hỗ trợ hoàn hảo. Ở giai đoạn đi đường, Alistar có khả năng hồi phục cho xạ thủ, không tốt như các hỗ trợ như Nami hay Sona, nhưng cộng thêm trang bị Khiên Cổ Vật và vài viên ngọc hồi năng lượng, có lẽ xạ thủ sẽ không bao giờ phải lo nghĩ nhiều và chỉ cần tập trung vào farm.
Đặc biệt nhất, bộ chiêu thức Bò Húc (W) Nghiền Nát (Q) làm nên tên tuổi của con bò này. Mặc dù combo khá khó để có thể thành thạo, nhưng một khi đã làm tốt, nó không khác gì Không Thể Cản Phá (R), chiêu cuối của Malphite dạng thu nhỏ. Đó là lý do mà Alistar có thể bám càng xạ thủ lấy kinh nghiệm, nhưng cũng có thể di chuyển gank cùng đồng đội. Không một ai có thể phản ứng kịp với combo Nghiền Nát (Q) Tốc biến, hoặc ngược lại. Cuối cùng là chiêu cuối Bất Khuất (R), khiến con bò này gần như bất tử trong giao tranh, giảm 70% lượng sát thương phải nhận vào.
Sejuani (72,22%)
Vắng bóng một khoảng thời gian khá lâu ở khoảng mùa 3 và mùa 4, nhưng với trang bị mới ra mắt đó là Quỷ Lửa, những tướng trâu bò như Sejuani đã trỗi dậy một cách mạnh mẽ. Nội tại của Sejuani giúp cô tăng một lượng giáp khi gây sát thương lên kẻ địch bằng 1 kỹ năng hoặc đòn đánh thường. Ngoài ra các chiêu thức Đột Kích Băng Giá (Q) và Băng Giá Vĩnh Cửu (E) giúp Sejuani gây hiệu ứng làm chậm cực tốt. Khi cô lên các trang bị đỡ đòn, sát thương và hiệu ứng khống chế gây ra là vẫn đủ để có thể kết liễu những kẻ địch mỏng manh như xạ thủ hay pháp sư của đối phương.
Chiêu cuối Nhà Ngục Buốt Giá là một trong những kỹ năng mở giao tranh tốt nhất LMHT. Quăng một chiếc Bola băng giá và làm choáng mọi kẻ địch trong một khoảng, nếu ném tốt có thể choáng đến 5 kẻ địch trong vòng 1,75 giây. Thậm chí nếu ném trượt thì chúng vẫn bị làm chậm, điều này là một trong những lý do mà Sejuani được lựa chọn để quay lại đấu trường chuyên nghiệp. Nhưng, để sử dụng chuẩn xác chiêu ném bola này thì không phải đơn giản, kể cả những tuyển thủ chuyên nghiệp cũng có thể làm hỏng như thường.
Gnar (75%)
Gnar cũng là một trong những tướng đường trên có thể được lựa chọn đầu tiên trong giai đoạn “cấm và chọn”. Mặc dù là một tướng đấu sĩ, nhưng Gnar lại sở hữu tầm đánh dài hơn các vị tướng khác, có thể gây sát thương và cấu rỉa máu rất tốt nhờ vào nội tại của Quá Khích/Đập Phá (W) và Ném Boomerang/Ném Đá (Q). Giai đoạn đi đường của Gnar cũng khá đơn giản, rất ít vị tướng có thể đấu tay đôi lại Gnar ở dạng Gnar khổng lồ.
Trong giao tranh, Gnar có thể gây đột biến mở giao tranh bằng cách Nhún Nhảy/Nghiền Nát (E) sau đó tốc biến và GNAR! (R) mọi kẻ địch và tường để làm choáng tới 1,75 giây. Đó chính là lý do khiến Gnar được ưa chuộng nhiều đến vậy tại giải GPL cũng như các giải đấu khác trên thế giới.
Ezreal (85,71%)
Ezreal đường giữa, Ezreal trừng phạt, Ezreal cổ kiếm…. cái tên “hot” nhất trong 2 phiên bản vừa qua, được lựa chọn trên khắp đấu trường, cả GPL nói riêng và thế giới nói chung. Cổ kiếm, trang bị đi rừng mới được ra mắt, nhưng lại được mang ra đường giữa để sử dụng như một trang bị pháp sư thực thụ. Các nội tại và tác dụng của Cổ kiếm có lẽ mọi người đã quá quen thuộc, không cần phải nhắc lại, và tướng đường giữa sử dụng thành công trang bị này nhất chính là Ezreal. Vậy tại sao, lý do gì khiến Ezreal và cổ kiếm lại hợp với nhau đến vậy? Mà lại không phải các vị tướng khác?
Chính là xuất phát từ nội tại của trang bị Cổ Kiếm. Khi sử dụng một kỹ năng, đòn đánh kế tiếp sẽ lập tức gây sát thương phép, và điều này vô tình kích hoạt trang bị Vọng Âm Luden. Trong khi đó, chiêu Phát Bắn Thần Bí (Q) của Ezreal được tính là 1 kỹ năng kèm theo 1 đòn đánh thường luôn. Vì vậy, kỹ năng Q khi sử dụng sẽ kích hoạt luôn Cổ Kiếm, và Cổ kiếm sẽ kích hoạt Luden. Tổng cộng, nếu kẻ địch dính phải kỹ năng Q, chúng sẽ phải nhận tới 3 nguồn sát thương. Ở phiên bản sau, trang bị Luden và Cổ kiếm đã được sửa lại, nhưng trừng phạt và khả năng quét lính nhanh khiến Ezreal vẫn chưa thể dứt ra khỏi trang bị này. Và có lẽ đến phiên bản 5,14 này, Ezreal Cổ Kiếm có thể sẽ thực sự biến mất. Tuy nhiên thì BM QTV là người đã thể hiện sức mạnh của Ezreal đường giữa khá tốt, phần nào đưa BM đến với chiến thắng trong khoảng thời gian vừa qua.
Theo lienminh360.vn