LMHT: Top 5 lựa chọn thông dụng tại CKTG 2015 Đi rừng
Cùng nhìn lại những lựa chọn thông dụng nhất ở vị trí đi rừng tại CKTG 2015.
LMHT: Sự đa dạng về tướng của Chung Kết Thế Giới 2015
Top 5 lựa chọn thông dụng tại CKTG 2015 – Đường trên
LMHT: Tuyển tập xử lí Yasuo version Trung Quốc
LMHT: Top 15 pha xử lí hay nhất tại Chung Kết Thế giới 2015
Những sự thay đổi về cân bằng tướng và tăng chút sức mạnh cho trang bị đi rừng chiến binh tại phiên bản 5.18 – phiên bản chính thức của CKTG 2015 đánh dấu sự trở lại của những tướng đi rừng ăn thịt như Elise hay Lee Sin. Những lựa chọn ăn cỏ thiên về chống chịu như Sejuani hay Gragas phần nào đó tỏ ra kém hiệu quả hơn.
Nhìn vào top 5 tướng đi rừng xuất hiện nhiều nhất tại CKTG 2015, chúng ta có thể thấy có 2 xu hướng chính ở vị trí đi rừng tại CKTG năm nay. Đầu tiên là nhóm tướng mạnh ở giai đoạn đầu, có thể gank và tạo áp lực từ sớm như Elise, Lee Sin, và Jarvan. Nhóm còn lại thiên về khả năng chống chịu, kiểm soát bản đồ, và đóng góp hiệu ứng trong giao tranh như Rek’sai, Gragas.
Elise
Số trận được chọn: 39
Tỉ lệ bị cấm: 43.8%
Tỉ lệ xuất hiện (tính cả cấm/chọn): 97.3%
Tỉ lệ thắng: 66.7%
Tỉ lệ có mạng/hỗ trợ chiến công đầu: 46.2%
Tỉ lệ tham gia hạ gục: 62.1%
Elise với tỉ lệ xuất hiên 97.3% cùng với Gangplank và Mordekaiser là 3 lựa chọn xuất hiện nhiều nhất tại CKTG 2015. Tuy nhiên, khác với 2 con bài được cho là quá mạnh kia, Elise được thả ra khá nhiều lần và được chọn tới 39 lần. Điều đó chứng tỏ sức mạnh và độ hiệu quả của Nữ Chúa Nhện lớn đến thế nào. Đồng thời, Elise sở hữu tỉ lệ thắng rất cao (66.7%) và tỉ lệ có điểm hạ gục/hỗ trợ chiến công đầu ấn tượng (46.2%).
Elise trong tay Mountain có những pha câu kéo và kén nhện cực hay xoay chuyển cục diện giao tranh
Sở hữu khả năng ăn rừng cực nhanh lại không tốn máu ở dạng nhện, Elise còn đặc biệt hiệu quả ở những pha băng trụ với Kén Nhện (E) làm choáng rất lâu và kĩ năng Đu Lưới (E ở dạng nhện) để tẩu thoát khỏi tầm bắn của trụ. Với các kĩ năng gây sát thương theo % máu, Elise có thể lên toàn bộ trang bị chống chịu mà vẫn gây ra lượng sát thương lớn kể cả lên dàn chắn của đối phương. Khác với Lee Sin, sức mạnh của cô nàng nhền nhện tỏ ra vượt trội ở bất cứ giai đoạn nào của trận đấu.
Rek’sai
Số trận được chọn: 37
Tỉ lệ bị cấm: 26%
Tỉ lệ xuất hiện (tính cả cấm/chọn): 76.7%
Tỉ lệ thắng: 40.5%
Tỉ lệ có mạng/hỗ trợ chiến công đầu: 43.2%
Tỉ lệ tham gia hạ gục: 72.6%
Rek’sai được coi là đối trọng duy nhất của Elise tại CKTG 2015 năm nay. Nếu Đội Đỏ quyết định cấm Elise, gần như ngay lập tức Đội Xanh sẽ chọn hắn ở lựa chọn đầu tiên. Dù bị giảm chút sát thương và tầm hoạt động của kĩ năng Trồi Lên, Rek’sai vẫn rất hiệu quả ở nhiều phương diện. Kĩ năng Đào Hầm khiến hắn có thể gank từ những vị trí không ai ngờ tới. Đào Hầm Tốc Biến Trồi lên là combo tiếp cận con mồi từ rất xa và hiệu quả. Hơn hết là khả năng kiểm soát bản đồ với chiêu cuối và tầm quan trọng trong giao tranh với độ cứng cáp cũng như kĩ năng hất tung nhiều thành viên đối phương.
Pha cướp rồng ấn tượng của Flash Wolves Karsa
Dù Rek’sai có tỉ lệ thắng không quá ấn tượng, nhưng những thông số khác chứng tỏ giá trị của hắn. Tỉ lệ có điểm hạ gục/hỗ trợ chiến công đầu không hề kém cạnh so với Elise (43.2%) nhưng tỉ lệ tham gia hạ gục (72.6%) lại cao hơn khá nhiều. Không vượt trội ở khía cạnh nào, nhưng toàn diện là những gì một người đi rừng có thể trông đợi từ Rek’sai.
Gragas
Video đang HOT
Số trận được chọn: 29
Tỉ lệ bị cấm: 5.5%
Tỉ lệ xuất hiện (tính cả cấm/chọn): 45.2%
Tỉ lệ thắng: 44.8%
Tỉ lệ có mạng/hỗ trợ chiến công đầu: 24.1%
Tỉ lệ tham gia hạ gục: 64.9%
Gragas là trường phái khác so với Elise và Rek’sai. Bị giảm sức mạnh khá nhiều với kĩ năng Say Quá Hóa Cuồng và chỉ số gốc khiến hắn dọn dẹp quái rừng khá chậm và thiếu đi lượng sát thương cần thiết để tổ chức những pha gank sớm. Nhưng với lượng hiệu ứng khống chế khổng lồ và chiêu cuối có thể sử dụng để rút lui, Gragas vẫn có rất nhiều đất diễn tại CKTG 2015 cho đến khi bị cấm vì lỗi kĩ năng Q.
Triple Kill của Gragas trong tay EDG.Clearlove
Những người sử dụng Gragas nhiều nhất là Score, Clearlove và Amazing. KT Rolster và Origen đều là những đội có xu hướng kéo dài trận đấu và tập trung vào những pha giao tranh nên Gragas rõ ràng là lựa chọn tối ưu. Trong khi đó, Edward Gaming của Clearlove có vẻ như cho đến khi bị loại họ vẫn chưa thể thích nghi với meta mới nên Clearlove chỉ chọn Gragas để đảm bảo an toàn.
Lee Sin
Số trận được chọn: 18
Tỉ lệ bị cấm: 13.7%
Tỉ lệ xuất hiện (tính cả cấm/chọn): 38.4%
Tỉ lệ thắng: 50%
Tỉ lệ có mạng/hỗ trợ chiến công đầu: 22.2%
Tỉ lệ tham gia hạ gục: 75.3%
Vị tướng được yêu thích cũng như phổ biến nhất trong LMHT đã trở lại đấu trường chuyên nghiệp sau khi mất hút trong suốt cả năm 2015. Chiêu cuối Nộ Long Cước được tăng sức mạnh và phù phép chiến binh được tăng sát thương giúp Lee Sin hiệu quả hơn đáng kể trong những pha giao tranh. Dù được coi là lựa chọn mạo hiểm khi cần lăn cầu tuyết từ sớm để tỏ ra hiệu quả, nhưng độ cơ động cực cao và sức mạnh đầu trận của Thấy Tu Mù phần nào bù đắp điều đó.
Màn trình diễn đỉnh cao của Hojin
Lần đầu tiên Lee Sin khiến mọi người phải ngỡ ngàng đó là trong tay Hai đối đầu với ahq ở lượt đi bảng B. Hai liên tục có những pha insec chuẩn xác những vị trí trọng yếu đối phương giúp đội thắng giao tranh. Sau đó rất nhiều cao thủ đi rừng đã sử dụng Lee Sin cho đến tận những trận đấu cuối cùng. Ván thắng duy nhất của KOO Tigers trước SKT T1 ở Chung Kết có công không nhỏ của Lee Sin trong tay Hojin.
Jarvan IV
Số trận được chọn: 4
Tỉ lệ bị cấm: 0%
Tỉ lệ xuất hiện (tính cả cấm/chọn): 6.8%
Tỉ lệ thắng: 75%
Tỉ lệ có mạng/hỗ trợ chiến công đầu: 50%
Tỉ lệ tham gia hạ gục: 74.2%
Jarvan IV chỉ xuất hiện duy nhất 1 lần trong tay Clearlove ở thất bại của EDG trước SKT ở vòng bảng. Tuy nhiên, khi Gragas bị cấm kể từ sau trận Tứ Kết giữa Fnatic và Edward Gaming, Bengi đã quyết định sử dụng Jarvan IV khi Elise và Rek’sai bị cấm đi. Và lựa chọn đó tỏ ra rất phù hợp với lối chơi tấn công chủ động của Bengi. Jarvan có thể gank ngay từ cấp độ 2 với combo E Q và khi đạt cấp độ 6, khó có con mồi nào có thể thoát khỏi Hoàng Tử Demacia.
Lần đầu sử dụng Jarvan IV thành công mỹ mãn của Bengi
Tỉ lệ thắng 100% của Jarvan trong tay Bengi quả thực rất ấn tượng. Đặc biệt là khi Jarvan IV được sử dụng trong những trận quan trọng ở Bán Kết và Chung Kết. Từng là trào lưu ở vị trí đi rừng, hy vọng chúng ta sẽ sớm thấy sự trở lại của Jarvan IV ở đấu trường chuyên nghiệp.
Theo lienminh360
Top 5 lựa chọn thông dụng tại CKTG 2015 Đường trên
Cùng nhìn lại những lựa chọn thông dụng nhất ở đường trên tại CKTG 2015.
LMHT: Tuyển tập xử lí Yasuo version Trung Quốc
LMHT: Top 15 pha xử lí hay nhất tại Chung Kết Thế giới 2015
LMHT: Top pháp sư gây sát thương theo thời gian mạnh nhất
LMHT: Tìm hiểu cô nàng ngổ ngáo Vi
Phiên bản thi đấu chính thức tại CKTG 2015 - 5.18 có khá nhiều sự thay đổi và ưu ái cho đường trên khiến nơi đây từng được coi là ốc đảo trở thành tâm điểm của những trận chiến. Không thể phủ nhận vai trò to lớn của cá nhân những người chơi đường trên trong chiến thắng của tập thể. MVP của CKTG 2015 cũng là một đường trên xuất sắc - Marin của SKT T1. Trong khi đó, meta tại CKTG 2014 làm nổi bật vai trò của người đi rừng và hỗ trợ, chúng ta chứng kiến hỗ trợ Mata của Samsung White giành ngôi MVP.
Với rất nhiều sự thay đổi về cân bằng tướng và trang bị, các đấu sĩ gánh đội thay thế cho xu hướng đường trên chống chịu đã lỗi thời. Nhìn vào top 5 tướng được chọn nhiều nhất ở đường trên, chúng ta có thể nhận thấy đường trên năm nay chia làm 2 xu hướng: đẩy lẻ với khả năng tay đôi mạnh, đẩy lính và phá trụ nhanh. Tiêu biểu là Fiora và Riven. Nhóm còn lại thiên về lối chơi an toàn, đi hòa đường và chủ yếu đóng góp vào giao tranh tổng như Gnar và Malphite.
Darius
Số trận được chọn: 38
Tỉ lệ bị cấm: 20.5%
Tỉ lệ xuất hiện (tính cả cấm/chọn): 72.6%
Tỉ lệ thắng: 50%
Lượng sát thương lên tướng mỗi phút: 317
Tỉ lệ lượng tiền so với cả đội: 21.5%
Darius là đường trên xuất hiện nhiều nhất tại CKTG 2015. Được coi là lựa chọn an toàn với khả năng đi đường mạnh mẽ, hồi phục dồi dào, đẩy lẻ không quá tệ, và đóng góp trong giao tranh tương đối ổn, Darius đã thực sự tỏa sáng trong lần đầu tiên được ưu ái tại đấu trường chuyên nghiệp. Kĩ năng Tàn Sát (Q) vừa giúp Darius hồi phục lượng máu tương đối, vừa giúp dọn dẹp lính nhanh. Kết hợp với Bắt Giữ (E) và Máy Chém Noxian (R), Darius tay đôi vô cùng mạnh và tiềm ẩn khả năng chơi trên cơ khó lường.
Đại tướng Noxus trong tay Balls thực hiện cú Penta Kill trong trận lượt đi gặp Fnatic ở vòng bảng đầu tiên tại giải năm nay khiến mọi người phải ngỡ ngàng với sức mạnh không tưởng của hắn. Tiếp đó, SoaZ cũng quét sạch cả đội hình Flash Wolves ở hang Baron với Darius vô cùng dũng mạnh giúp Origen lấy lại thế trận và lội ngược dòng thành công. Tuy nhiên tới thời điểm cuối giải, dường như các đội tìm ra những lựa chọn đường trên mạnh mẽ hơn và một phần do sở thích cá nhân, Darius dần biến mất tại CKTG 2015.
Fiora
Số trận được chọn: 19
Tỉ lệ bị cấm: 5.5%
Tỉ lệ xuất hiện (tính cả cấm/chọn): 31.5%
Tỉ lệ thắng: 57.9%
Lượng sát thương lên tướng mỗi phút: 471
Tỉ lệ lượng tiền so với cả đội: 24.3%
Fiora được cho là lựa chọn khá mạo hiểm ở đường trên vì cô nàng không sở hữu quá nhiều hiệu ứng đóng góp trong giao tranh tổng. Và nếu bị lăn quả cầu tuyết từ sớm, Fiora sẽ tỏ ra khá vô dụng và khó có thể gượng lại. Người thấu hiểu điều đó nhất có lẽ là Koro1 của EDG, khi Fiora của anh gần như mất hút trước Fnatic. Tuy nhiên, cho đến khi Marin sử dụng Fiora chém tan nát đội hình H2K ở lượt đi bảng B, sức mạnh thực sự của Đại Kiếm Sư mới được bộc lộ.
Fiora sở hữu những thông số vô cùng ấn tượng: Tỉ lệ thắng cao nhất, lượng sát thương lên tướng khổng lồ, và tỉ lệ lượng tiền vượt trội. Nhắc đến Fiora là nhắc đến Smeb. Anh sử dụng Fiora tổng cộng 7 lần và có tỉ lệ thắng 71.5%. 4 ván chỉ đánh Fiora và hủy diệt hoàn toàn Ssumday cùng KT Rolster thực sự khiến các đối thủ phải dè chừng lựa chọn này. Ván thắng duy nhất của KOO Tigers trước SKT T1 ở Chung Kết, Fiora của Smeb đã có pha 1 đấu 2 hoàn hảo ở đường dưới giúp KOO chiến thắng và buộc SKT T1 phải giành 1 lượt cấm cho Fiora ở ván tiếp theo.
Gnar
Số trận được chọn: 19
Tỉ lệ bị cấm: 2.7%
Tỉ lệ xuất hiện (tính cả cấm/chọn): 28.8%
Tỉ lệ thắng: 42.1%
Lượng sát thương lên tướng mỗi phút: 412
Tỉ lệ lượng tiền so với cả đội: 22.1%
Điểm mạnh của Gnar là khả năng đi đường an toàn với tầm tay dài và có kĩ năng chạy trốn. Đồng thời nếu căn lượng nộ chuẩn xác, Gnar Khổng Lồ đóng góp lượng khống chế cứng khổng lồ trong giao tranh và là nền tảng cho những cú Wombo Combo. Tuy nhiên với meta ưu ái các đấu sĩ đường trên, Gnar thiếu đi khả năng đẩy lẻ khiến Mắt Xích Thượng Cổ mất dần vị thế của mình trên đấu trường công lý.
Các đội tuyển Đài Loan khá thích sử dụng Gnar. Với Steak có lẽ đây là vị tướng thuận tay nhất của anh với 3 lần lựa chọn. Gnar của Ziv cũng đã có trận đấu nổi bật đối đầu với Darius của Huni ở đường trên.
Malphite
Số trận được chọn: 10
Tỉ lệ bị cấm: 5.5%
Tỉ lệ xuất hiện (tính cả cấm/chọn): 19.2%
Tỉ lệ thắng: 30%
Lượng sát thương lên tướng mỗi phút: 286
Tỉ lệ lượng tiền so với cả đội: 19.3%
Lựa chọn Malphite hoàn toàn nhắm đến giai đoạn cuối trận và những pha giao tranh tổng. Hắn đi đường rất yếu với tầm tay ngắn và bộ kĩ năng thiếu sát thương. Điều đó thể hiên qua thông số lượng tiền chênh lệch tại phút 10 (-361) và thua thiệt trung bình 16.8 lính so với đối thủ ở đường trên ở phút 10. Tuy nhiên nếu vượt qua giai đoạn đầu trận mà không để tụt lại quá xa, chiêu cuối Không Thể Cản Phá của Malphite thực sự là chiêu thức mở giao tranh tuyệt nhất LMHT. Cú chiêu cuối trúng toàn bộ đội hình CLG của Steak là tiền đề cho cú Penta Kill của NL và chiến thắng của Flash Wolves giúp họ tiến vào Tứ Kết.
Ssumday, Steak, và Dyrus sử dụng Malphite nhiều nhất tại CKTG với 2 lần mỗi người. Steak và Dyrus ưa dùng Malphite vì Flash Wolves và Team SoloMid đều triển khai lối đánh kéo trận đấu về cuối. Trong khi đó Ssumday chọn Malphite trong loạt đấu với KOO Tigers, đội nổi danh với khả năng giao tranh tổng và giai đoạn cuối trận vô cùng mạnh mẽ.
Riven
Số trận được chọn: 10
Tỉ lệ bị cấm: 0%
Tỉ lệ xuất hiện (tính cả cấm/chọn): 13.7%
Tỉ lệ thắng: 50%
Lượng sát thương lên tướng mỗi phút: 354
Tỉ lệ lượng tiền so với cả đội: 19.3%
Riven xuất hiện ngay tại trận đấu đầu tiên của CKTG 2015 trong tay Zz1tai. Nhưng lựa chọn đó tỏ ra không hiệu quả khi Riven gần như không đóng góp được gì. Cũng giống Fiora, Riven được đánh giá là lựa chọn rất mạo hiểm khi lên toàn bộ trang bị sát thương nhưng phải lao thẳng vào đội hình đối phương để gây sát thương. Đồng thời, Riven cần vượt lên từ rất sớm và nhiều trang bị để tỏ ra hiệu quả. Tuy nhiên, khả năng đẩy lẻ và tay đôi mạnh, cùng sự cơ động khiến Riven đôi lúc đã chứng tỏ được giá trị của mình.
Riven là thương hiệu của Huni với 5/10 lần xuất hiện tại CKTG. Cú Quadra Kill trước iG và loạt trận Tứ Kết hủy diệt EDG khiến Huni vô cùng tự tin với Kẻ Lưu Đày. Nhưng Smeb tỏ ra không hề kém cạnh khi sử dụng chính Riven chém tan nát đội hình Fnatic của Huni ở ván 1 trận Bán Kết. Và điểm yếu chí mạng là cần rất nhiều trang bị và lợi thế sớm của Riven bộc lộ ra ở các ván tiếp theo. Riven của Huni bị chăm sóc quá kĩ bởi Hojin và Smeb khiến cô nàng gần như mất hút khỏi trận đấu.
Theo lienminh360
LMHT: Top 15 pha xử lí hay nhất tại Chung Kết Thế giới 2015 Các bạn ấn tượng với pha xử lý nào nhất trong video dưới đây? LMHT: Top pháp sư gây sát thương theo thời gian mạnh nhất LMHT: Tìm hiểu cô nàng ngổ ngáo Vi HLV Deilor chia sẻ nguyên nhân thất bại của Fnatic Vị trí nào thường xuyên bị hạ gục ở mạng chiến công đầu tại Chung Kết Thế Giới? Theo...