LMHT: Những vị tướng mạnh “như rồng như hổ” trong đánh giải nhưng vào rank thì thường “yếu như sên”
Vì nhiều lý do khác nhau mà có sự khác biệt rõ rệt khi đem các tướng từ đánh giải vào đánh rank.
Có thể nói những vị tướng mạnh mẽ và nổi lên trong các giải đấu LMHT được rất nhiều người xem học hỏi và đem vào trong chế độ xếp hạng. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân mà những vị tướng đó thường chỉ mạnh trong đấu giải, còn khi đem vào rank thì thường rất yếu.
Sau đây là những lý do chính cho sự khác biệt này:
Do thiếu sự tương tác giữa những người đồng đội
Ví dụ trong đấu giải, sự ăn ý giữa 2 người chơi xạ thủ và hỗ trợ thường được đẩy lên tối đa. Không những vậy, họ còn luyện tập cho rất nhiều tình huống và có thể nói chuyện với nhau ngay trong trận đấu.
Trong khi đánh rank thì thường chỉ có thể ping hoặc chat, khó có thể kịp thời hiểu ý nhau. Điển hình như bộ đôi Kalista và một tướng hỗ trợ bất kỳ, người chơi hỗ trợ có thể thoải mái lao lên mở giao tranh mà không sợ chết nhờ có Kalista kéo về với chiêu cuối Định Mệnh Vẫy Gọi, Kalista cũng có thể dùng thẳng chiêu cuối để đưa người hỗ trợ vào mở giao tranh. Nhưng trong đánh rank, những quyết định thường được đưa ra từ một phía thay vì sự kết hợp ăn ý của cả 2.
Do không hiểu bản chất của tướng
Trong những ngày gần đây thì Bard trở thành cái tên rất hot trong các giải đấu trên thế giới. Tuy nhiên, khi đem vào trong chế độ xếp hạng thì Bard lại là một trong những tướng “bóp team” mạnh nhất LMHT. Bởi nhiều người chơi không rõ bản chất của vị tướng Bard có thể làm gì và nên làm gì.
Ví dụ như Bard có thể tận dụng khả năng di chuyển nhanh với Hành Trình Kì Diệu cũng như những chiếc chuông trên bản đồ, với tốc độ cao đó Bard có thể đi roam tương đối nhiều để giúp đồng đội mà không lo bị thọt kinh nghiệm (vì đi rất nhanh và chuông cũng có đôi chút kinh nghiệm). Ngoài ra, trước khi đi roam Bard nên đặt một ít Điện An Lạc ở lại đường cho xạ thủ có thể hồi phục khi trụ đường 1vs2.
Còn trong những tình huống khẩn cấp, quyết định tung chiêu cuối Thiên Mệnh Khả Biến vào đâu cũng là vô cùng quan trọng. Ví dụ như team muốn điểm hạ gục mà Bard lại “hóa vàng” đối thủ thay vì trụ, hoặc team muốn lấy trụ mà Bard lại “hóa vàng” luôn cả trụ. Nếu không lắng nghe đồng đội thì rất có thể Bard sẽ tung chiêu cuối “bóp team” cực mạnh.
Do thiếu sự kết hợp giữa cấm và chọn
Trong đấu giải, nhiều người cho rằng sau màn cấm chọn chúng ta đã có thể dự đoán tới 70-80% kết quả trận đấu rồi. Bởi màn cấm chọn đó định hình được cả chiến thuật và khả năng đi đường qua từng con tướng một.
Nhưng ngược lại ở trong rank, cả 5 người chơi thường cấm những vị tướng mà… mình ghét, hoặc có người đôi khi còn không cấm vì… tự tin không sợ tướng nào. Vậy nên khi vào trận đấu, có một số tướng mạnh mẽ như Ornn khó lòng phát huy được hết sức mạnh nếu bị Braum hay các tướng đặc thù nào đó chặn mất chiêu cuối. Hoặc các tướng mạnh như Varus không có tướng hỗ trợ bảo kê, dẫn tới việc chưa kịp cấu rỉa đã phải lên bảng đếm số.
Do khác biệt về kỹ năng và độ thông thạo tướng
Đây là một trong những lý do phổ biến nhất, những vị tướng trước khi được chọn trong đấu giải thường được luyện tập bởi đội tuyển đó hàng chục hay thậm chí hàng trăm lần. Điều đó làm cho người chơi cũng như đội tuyển lựa chọn vị tướng đó hiểu rõ vị tướng đó mạnh yếu lúc nào, thời gian hồi chiêu ra sao, nên làm gì trong giao tranh hay nên mua trang bị gì.
Ngược lại, trong đánh rank thì nhiều người chơi thường đem các vị tướng mà mình mới chơi được đúng 1 trận trong đấu thường, thậm chí là… vừa mới mua tướng và chưa chơi trận nào đã đem vào đánh rank. Yasuo là một ví dụ khá điển hình cho vấn đề này tại máy chủ Việt Nam.
Sau cùng, còn rất nhiều những điều nhỏ nhặt khác nhưng những lý do bên trên là nguyên nhân thường thấy nhất cho sự khác biệt về sức mạnh của một vị tướng trong đánh giải và trong đánh rank.
LMHT: Varus bị cấm trong tất cả 131 ván tại LPL Mùa Hè 2020, Yuumi thành 'phế phẩm' ở bản 10.13
Đại đa số đội tuyển chuyên nghiệp e dè sức mạnh của Varus, trong khi Yuumi đang chật vật trong meta.
LPL, LCK và LCS cấm triệt để Varus, LEC thì không
Một số vị tướng quá mạnh khiến chúng không nên góp mặt trong bất cứ trận đấu LMHT nào - và Varus đang là đại diện tiêu biểu.
Trải qua bốn tuần rưỡi tại vòng bảng LPL Mùa Hè 2020, Varus đã bị cấm trong tất cả 131 ván đấu đã diễn ra - theo thống kê của Leaguepedia. Varus cũng là vị tướng duy nhất góp mặt ở tất cả các loạt Cấm/Chọn từ khi giải đấu LMHT số một Trung Quốc khởi tranh.
Tiệm cận với Varus là Aphelios, vị tướng đang sở hữu 91 lần cấm cùng 19 lần được chọn.
Danh sách những vị tướng xuất hiện dày đặc nhất từ khi LPL Mùa Hè 2020 khai mạc vào ngày 05/6
Trong meta hiện tại, Varus đang nổi lên như là một xạ thủ hàng đầu. Thực tế thì các đội tuyển Trung Quốc đã chọn Varus 149 lần tại vòng bảng LPL Mùa Xuân 2020 biến Mũi Tên Báo Thù trở thành vị tướng được tin dùng thứ hai - chỉ xếp sau Miss Fortune.
Xét trên bình diện bốn giải đấu khu vực lớn nhất thế giới - gồm LPL, LCK, LEC và LCS - Varus được chọn chín lần và bị cấm tới 240 lần.
Cuối tuần vừa qua, xạ thủ Cody Sun của 100 Thieves đã trở thành người đầu tiên và duy nhất sử dụng Varus tại LCS Mùa Hè 2020. Tại giải đấu cấp cao nhất Bắc Mỹ, Mũi Tên Báo Thù bị cấm trong 29 trận (Bo1).
Tại LCK, nơi các đội tuyển khá cảnh giác với sức mạnh của Varus, vị tướng này chỉ được chọn ba lần và bị cấm trong 51 ván đã diễn ra tại giải Mùa Hè.
LEC Mùa Hè 2020 đang là giải đấu hiếm hoi không chọn mà cũng chẳng cấm Varus từ lúc khởi tranh. Ở Tuần 2, Fnatic và MAD Lions đã hoàn toàn phớt lờ Varus để quyết đấu với nhau bằng cặp đôi đường dưới lạ lẫm - Soraka-Nautilus vs Senna-Ngộ Không.
Đáp trả lại động thái cấm không thương tiếc ở nhiều giải đấu lớn, Riot Games xác nhận sẽ giảm sức mạnh Varus tại bản cập nhật 10.14. Nhà phát triển đang nhắm đến giảm tỉ lệ SMCK ở sát thương tối đa/tối thiểu của Q và damage cơ bản của E.
Yuumi là hỗ trợ tệ thứ hai trong meta
Tình yêu dành cho "hoàng thượng" đã nguội lạnh kể từ khi Riot tung ra bản 10.13.
Tỉ lệ thắng của Yuumi đã tụt xuống 46% từ bậc Bạch Kim trở lên trong Xếp Hạng Đơn/Đôi sau khi kỹ năng Tăng Động (E) bị nerf ở bản cập nhật mới nhất.
Năng lượng tiêu hao của E đã thay đổi từ 100/115/130/145/160 thành 40/45/50/55/60 ( 15% năng lượng tối đa). Có thể thấy ngay rằng Tăng Động sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng hơn đáng kể và biến nó trở thành kỹ năng bớt hữu dụng hơn - đặc biệt về cuối trận.
Tăng Động ở cấp 18 - khi Yuumi không có trang bị tăng năng lượng - sẽ tiêu hao 235 mana. Con số này gấp đôi so với những gì mà Cô Mèo Ma Thuật phải bỏ ra để kích hoạt chiêu cuối.
Dù Yuumi đạt cấp 18 là một trường hợp rất hiếm gặp nhưng việc E tiêu tốn rất nhiều năng lượng vẫn khiến người chơi gặp khó khăn.
Giờ thì người chơi sẽ phải toan tính nhiều hơn để bảo tồn năng lượng và dựa rất nhiều vào Ngọc Cao Cấp Hiện Diện Trí Tuệ (hệ Chuẩn Xác) cùng các trang bị như Cốc Quỷ Athene hay Lư Hương Sôi Sục để không trở nên vô dụng trong đội.
Trong một pha giao tranh kéo dài, Yuumi ngay lập tức gặp khó. Sau khi dùng chiêu cuối và vài lần kích hoạt Tăng Động, con mèo sẽ ngay lập tức trở thành "vật trang trí" trên chiến trường.
Kết quả là Yuumi đang là vị tướng hỗ trợ thể hiện kém cỏi thứ hai trong meta - chỉ hơn mỗi Tahm Kench. Thay vào đó, những Bard, Janna và Soraka đang nổi lên trong Xếp Hạng Đơn/Đôi - theo website CHAMPION.GG.
Hiện Riot chưa có ý định buff Yuumi ở bản 10.14 và người chơi vẫn phải chờ đợi thêm thông tin.
Sát Thủ được buff còn ADC lại 'ăn gạch' ở bản 10.14 khiến cộng đồng LMHT chán nản - 'Đây là một trò đùa' Các Xạ Thủ của LMHT ngày càng ít cửa sống thì phải. Cách đây ít giờ, Riot Mark Yetter - trưởng nhóm thiết kế lối chơi LMHT - đã đưa ra những chi tiết cụ thể của update bản 10.14 sắp tới. 2 vị tướng dường như bị nerf nặng nhất là Ezreal và Varus, hai Xạ Thủ đang cực kì được ưa...