LMHT: Hé lộ mức lương của các Bình luận viên LPL, con số quá lớn khiến nhiều game thủ giật mình
Bên cạnh thu nhập của tuyển thủ chuyên nghiệp, thì mức lương mà các BLV hay những người đứng sau sân khấu LMHT cũng luôn là đề tài nóng hổi và khiến cộng đồng tò mò.
Esports đã có sự phát triển vượt bậc trong suốt những năm qua. Nó đã thực sự trở thành một ngành công nghiệp “không khói” kiếm hàng tỷ đô la mỗi năm. Đi kèm với sự phát triển đó, những game thủ hay BLV Esports cũng được công nhận là một nghề có thể kiếm sống với mức thu nhập rất cao. Lâu nay, cộng đồng thường rất tò mò với mức lương mà các game thủ LMHT nhận được. Bên cạnh đó, mức lương mà mỗi công ty trả cho những bình luận viên giải đấu cũng được nhiều người quan tâm.
Mới đây nhất, một caster đến từ giải LMS của Đài Loan đã hé lộ mức lương mình nhận được khi còn trong nghề. Trong một buổi stream của mình, Wang “Remember” Chi-Te đã tiết lộ những người đồng nghiệp tại LPL đã nhận được khoảng 200.000 Nhân dân tệ/năm khi bình luận các giải đấu lớn. Con số này rơi vào khoảng 28,781$, tương đương với hơn 650 triệu đồng.
Nhẩm tính ra với số lương trên, hàng tháng các BLV tại LPL sẽ nhận được khoảng 60 triệu VND. So với mức thu nhập bình quân của người dân Trung Quốc (8000 USD/năm), thì đây có thể coi là một mức thu nhập khá cao đối với nghề BLV thể thao điện tử.
“Remember” cho biết mức lương đó chỉ là con số trung bình mà các BLV nhận được, và còn tùy vào tầm quan trọng của giải đấu hoặc trận đấu mà họ tham gia bình luận, mỗi BLV sẽ nhận được một mức thù lao khác nhau (ví dụ như việc tham gia bình luận Chung kết LPL hoặc CKTG sẽ được hưởng lương cao hơn các buổi bình luận LPL thông thường). Đó là chưa kể những hợp đồng tài trợ và danh tiếng của các caster đó. Nếu như bạn càng nổi tiếng, mức thu nhập của bạn càng cao.
Froskurinn là bình luận viên nổi tiếng từ khu vực LPL
“Remember” đã từng có bằng cử nhân tài chính và từng làm quản lý cho một đội tuyển tại khu vực LMS. Sau đó anh quyết định theo đuổi nghề bình luận viên và mới nghỉ việc trong thời gian gần đây. Việc hé lộ mức lương khổng lồ trên đã vén lên bức màn bí mật mà cộng đồng tò mò bấy lâu nay.
Tất nhiên, Trung Quốc là một thị trường khổng lồ với hàng tỷ lượt người xem ở các giải đấu chuyên nghiệp, đặc biệt là trong kỳ CKTG 2018, vì vậy các caster nhận mức lương cao cũng là điều dễ hiểu, khi đi kèm với đó là áp lực công việc khi phải “đối mặt” với hàng triệu triệu lượt khán giả trong mỗi mùa giải. Từ đó có thể thấy, không chỉ các game thủ LMHT có thu nhập khủng mà ngay cả những BLV cũng có thể làm giàu nếu họ được yêu mến trong cộng đồng.
Theo GameK
Fnatic vs Invictus Gaming: Trận chung kết lịch sử và những thông tin thú vị cần biết về cả hai đội tuyển
Lần đầu tiên kể từ 2012 chúng ta mới lại có một trận chung kết ngang tài và hoàn toàn vắng bóng các đội tuyển Hàn Quốc.
Cuối tuần này chúng ta sẽ có một trận đấu chung kết lịch sử để tìm ra tân vương của làng LMHT thế giới năm 2018: Fnatic đối đầu Invictus Gaming - Châu Âu đối đầu Trung Quốc. Một đội tuyển trong đó sẽ vươn lên để cướp lấy 'Summoner's Cup' ngay tại Incheon. Dưới đây là một số thông tin về cả hai đội tuyển:
Video đang HOT
LỊCH SỬ
Fnatic:
2011 - vô địch CKTG mùa 1.
2012 - không đủ điều kiện tham gia CKTG.
2013 - bị loại ở bán kết bởi Royal Club.
2014 - bị loại từ vòng bảng.
2015 - bị loại ở bán kết bởi KOO Tiger.
2016 - không đủ điều kiện tham gia CKTG.
2017 - bị loại ở tứ kết bởi Royal Never Give Up.
Invictus Gaming:
2011 - bị loại từ vòng chung kết World Cyber Game.
2012 - bị loại ở tứ kết bởi Moscow Five.
2013 - không đủ điều kiện tham gia CKTG.
2014 - không đủ điều kiện tham gia CKTG.
2015 - bị loại từ vòng bảng.
2016 - không đủ điều kiện tham gia CKTG.
2017 - không đủ điều kiện tham gia CKTG.
Tính về lịch sử, rõ ràng đại diện đến từ LPL đang là đội tuyển thua thiệt rõ rệt so với đối phương. Thành tích cao nhất của IG chỉ là một lần vào đến tứ kết, trong khi đó FNC là một trong bốn tổ chức đã từng giành được danh hiệu vô địch CKTG. Tuy nhiên mọi thứ hoàn toàn có thể thay đổi trong năm nay, Fnatic công nhận đang rất mạnh nhưng nhiều người nói rằng IG còn mạnh hơn.
TUYỂN THỦ (fun)
Fnatic:
sOAZ: một trong những tuyển thủ già dơ và lắm chiêu trò nhất.
Bwipo: thánh biểu cảm, luôn tràn đầy năng lượng như một nhân vật hoạt hình.
Broxah: "thank mr Broxah" là một trong những meme nổi tiếng nhất CKTG năm nay, đánh Leesin siêu ảo.
Caps: MVP của LCS EU mùa hè, lượng tướng khổng lồ, và được biệt được phụ huynh đến cổ vũ trực tiếp.
Rekkles: gương mặt trang bìa của Fnatic, là tuyển thủ nổi tiếng nhất EU nhưng đã từng ước mơ làm một cầu thủ bóng đá.
Hylissang: roams siêu nhiều, như cái thời anh ta còn ở UoL vậy.
Invictus Gaming:
Duke: có khả năng rất cao trở thành người đầu tiên vô địch với hai đội tuyển khác nhau.
The Shy: nổi tiếng là thánh cày ARAM, bị chấn thương hồi đầu năm, và công nhận là có hơi e thẹn.
Ning: khuấy đảo trong rank từ lúc 14 tuổi, từng bị bố mẹ cho rằng điên rồ khi định 'go pro'.
Rookie: đang được đánh giá là MVP của giải đấu, tuyển thủ kiêm thông dịch viên tiếng Hàn cho IG.
JackeyLove: sau CKTG mới đủ 18 tuổi, yêu thích anime, rất có thể sẽ là một tài năng mới.
Baolan: mới thi đấu chuyên nghiệp năm thứ hai, năm ngoái còn tên là Megan, thống trị bot lane cùng JackeyLove.
3 CHÌA KHÓA CHIẾN THẮNG
Fnatic:
1: "thank mr Broxah"
2: Hylissang và Broxah tiếp tục thi đấu xoay quanh Caps, hoặc ít nhất là giúp kiềm hãm Rookie.
3. Lấy trụ bot sớm để Rekkles có thể nhanh chóng đảo khắp bản đồ.
Invictus Gaming:
1: Chủ động cắm mắt kiểm soát Broxah và thi đấu cẩn thận mỗi lần Hylissang mất tích.
2: Tiếp tục lối cấm chọn linh hoạt để tránh những kèo đấu bất lợi.
3: Hỗ trợ để Rookie có thể 1v1 sòng phẳng ở đường giữa.
Theo GameK
Thực tại nghiệt ngã: Bất kỳ tuyển thủ nào dám "khinh thường" Faker đều phải nếm trái đắng tại CKTG Tiếp tục là những câu chuyện khá thú vị liên quan đến Faker và những đối thủ của anh tại các kỳ CKTG đã qua. GODV Từng được đánh giá là một trong những người chơi Đường giữa tài năng nhất mà LMHT Trung Quốc sản sinh ra, nhưng sự nghiệp của anh chàng này lại đi tong chỉ vì trót dại chê...