LMHT: G2 Esports, ‘những kẻ dị biệt trong meta’ đang thay đổi nền Liên Minh thế giới
Đối với người hâm mộ Việt Nam, G2 Esports là một trong những đội tuyển nước ngoài được quan tâm nhất hiện nay.
“Những người con VN xa xứ” là biệt danh do fan LMHT Việt đặt cho G2 Esport. Đội tuyển này sở hữu lối chơi có phần hổ báo như VCS nhưng ở tầm kỹ năng thượng thừa, đồng thời kết hợp những ý tưởng dị đã thành thương hiệu.
Có thể nói 2019 là năm tương đối thành công với G2. Vậy bí quyết của họ là gì?
Sau ngày đấu tập và chuẩn bị, HLV trưởng của G2 là Fabian “GrabbZ” Lohmann cùng với trưởng bộ phận phân tích Christopher “Duffman” Duff đã đến sảnh đợi của khách sạn. Họ trông vô cùng mệt mỏi nhưng lại rất lạc quan. Thời điểm hiện tại G2 vẫn chỉ được đánh giá là đội tầm trung so với những ứng cử viên vô địch.
G2 Esports, hay người hâm mộ Việt Nam gọi một cách hài hước là “những người con xa xứ”.
Nhiều bàn ở sảnh đợi được lấp đầy bởi các phóng viên của Hàn Quốc và Trung Quốc. Một vài nhân viên của các đội tuyển đến từ Bắc Mỹ và Trung Quốc ở phía xa, tán gẫu trong nền nhạc piano. Phóng viên Emily Rand của tờ báo thể thao ESPN đã phỏng vấn GrabbZ và Duffman họ nghĩ gì khi được giữ những chức vụ quan trọng trong G2 và họ cảm thấy như thế nào về việc nhiều đội tuyển nói rằng muốn giống G2. Cả 2 người bật cười.
“Bạn sẽ không muốn thế đâu”, GrabbZ bày tỏ.
“Không hề”, Duffman nói.
Những kẻ dị biệt trong meta
Dù bạn họ có thích hay không thì G2 vẫn là “tấm gương” của LMHT năm 2019. Từ lúc xuất hiện tại CKTG năm ngoái, phong cách chơi của G2 thường xuyên là những lựa chọn ngoài meta. Họ luôn có những sự lựa chọn đội hình linh hoạt, đặc biệt là ở vị trí đường trên và đường giữa.
Nhưng lối đánh này chỉ thực sự thành công khi người chơi đường giữa của Fnatic là Rasmus “Caps” Winther gia nhập đội và Luka “Perkz” Perkovi chuyển xuống đảm nhận vị trí xạ thủ. Từ đó đến nay, G2 đã chiến thắng rất nhiều giải đấu mà họ tham gia gồm 2 giải vô địch Châu Âu, Đại chiến khu vực và Chung kết giữa mùa. Trong khi các đội khác phải vật lộn để có thể đánh được tốt trong meta thì G2 lại lựa chọn lối chơi tự do và có phần hổ báo.
Rasmus “Caps” Winther, hay còn được rất nhiều fan hâm mộ VN gọi bằng cái tên” Soobin Hoàng Caps”.
“Về cơ bản, chỉ là 5 người họ sử dụng những lựa chọn tốt nhất cho tình huống có thể gặp phải. Thứ gì tốt cho giai đoạn đi đường và cho cả trận thì họ sẽ làm nó. Và đến thời điểm nhất định nào đó trong lúc thi đấu, một người có nghiệm vụ “call team” rồi những thành viên còn lại sẽ làm theo”, Duffman chia sẻ.
“ Để dễ hình dung, tôi sẽ so sánh với bộ môn bóng đá. Lối chơi của chúng tôi giống như triết lý Fluid vậy. Mọi người chỉ đơn thuần là làm những gì mà họ cho là tốt nhất. Nếu ai đó thấy sai lầm ở đối thủ hoặc đã có đủ điều kiện thích hợp, anh ta sẽ báo cho những người còn lại và cả đội ngay lập tức triển khai thế trận. Đó là lý do tại sao chúng tôi không xác định trước những lựa chọn tướng hay lối đánh theo meta bởi vì các tuyển thủ hiểu trò chơi và trận đấu vận hành như thế nào”, GrabbZ nói.
“Thi thoảng họ cũng quên đấy. Họ lúc nào cũng biết. Chỉ là không phải lúc nào họ cũng nghĩ về nó”, Duffman và GrabbZ đồng tình.
Con dao 2 lưỡi
Thái độ ung dung này của họ là một con dao 2 lưỡi. Nhưng chính nó lại là thứ dẫn G2 đến thành công vang dội như hôm nay.
Trong mùa giải năm 2018, G2 đã đủ điều kiện góp mặt tại CKTG với tư cách là hạt giống số 3 của Châu Âu. Họ gặp đôi chút xáo động ở vòng bảng. G2 bị phụ thuộc vào tuyển thủ đường trên là Martin “Wunder” Hansen – người đã phải gồng gánh suốt giai đoạn giữa trận với khá nhiều sai lầm của họ. Vị tướng Heimerdinger được xạ thủ Petter “Hjarnan” Freyschuss sử dụng khá nhiều lần. Họ đã thẳng tay loại ứng cử viên vô địch Royal Never Give Up về nước và ngay sau đó lối đánh chú trọng nhiều vào giai đoạn đi đường trở thành meta của giải.
Về phía RNG, họ đã có rất nhiều thứ: vô địch khu vực Trung Quốc LPL, vô địch giải giữa mùa MSI, đóng góp vào thắng lợi ở Đại chiến khu vực và có “super team” là 4/5 người là những tuyển thủ vô cùng sáng giá từ đội hình đã từng vô địch Asian Games. RNG đã thắng tất cả các giải mà họ tham dự trong năm đó. Cho đến khi G2 xuất hiện và tiễn họ về nước tại CKTG.
G2 bắt tay RNG sau trận thắng tại tứ kết CKTG năm 2018.
Sau đó, “phong cách G2″ đã thực sự bùng nổ tại năm 2019 với màn thể hiện tốt của Caps cùng hàng loạt những thay đổi của trò chơi. Nó đã trở thành dấu ấn riêng cho G2 khi mà ngày càng nhiều đội sử dụng lối chơi đầy “khát máu” này.
“Tôi nghĩ đây là vấn đề của các đội muốn tự vượt qua chính mình. Chúng ta luôn nói về meta, nhưng nó thì lúc nào cũng tự thay đổi. Bạn chơi theo lối đánh cố định, coi đó luôn là tốt nhất và lúc nào cũng chơi như vậy. Cơ mà đừng ngần ngại, hãy cởi mở và nói với cả đội rằng cách đánh cũ của chúng ta không sai, nhưng sao không thử gì đó mới mẻ xem nó hiệu quả đến đâu nhỉ”, GrabbZ chia sẻ.
G2 Esports nâng cao chiếc cúp vô địch MSI. Ảnh : Riot Games.
Ông lấy ví dụ về vị tướng Syndra, đây là một sự lựa chọn rất mạnh ở đường giữa. Nhưng khi họ đem nó xuống đường dưới thì đã thu lại một kết quả bất ngờ. Điều này đã khích lệ họ tạo ra thêm những lựa chọn “dị” cho bộ đôi đường dưới. GrabbZ khuyến khích mọi người hãy cứ mạnh dạn để làm mọi thứ, những điều mà chẳng có ai dám nghĩ đến.
Tại giải đấu MSI, những lựa chọn như Pyke đường trên hay Syndra đường dưới của G2 đã làm mọi người bất ngờ. Từ đó, chúng trở thành những lựa chọn “hot pick”. Song song với sự lan tỏa của lối chơi mới lạ của G2 là sự kỳ vọng mà người hâm mộ dành cho họ ở giải đấu CKTG lần này. GrabbZ kể rằng mọi người hy vọng ở G2 rất nhiều và nghĩ việc các anh thua cuộc là điều không thể xảy ra.
“Chúng tôi không mong đợi gì nhiều ở CKTG năm ngoái. Nhưng mà năm nay tôi nghĩ chúng tôi có quyền hy vọng vào một kết quả tốt sẽ đến với G2″, Duffman nói.
“Nếu giải CKTG sắp tới chúng tôi chiến thắng thì đây sẽ là năm thành công nhất đối với G2 Esports. Nhưng nếu chúng tôi thua 2 trận tại vòng bảng hoặc dừng lại ở Tứ kết thì sẽ khá thất vọng. Nếu không đến được trận chung kết thì đây quả là một năm đáng thất vọng, hoặc chí ít chúng tôi nghĩ thế”, GrabbZ chia sẻ
Với con bài Yorick quá khó để khắc chế, G2 Esports đã tiễn hạt giống số 3 Hàn Quốc – DAMWON Gaming về nước tại Tứ kết CKTG 2019. Họ sẽ gặp lại SKT vào ngày 3/11 ở Bán kết.
Theo GameK
LMHT: Các tuyển thủ G2 Esports đang tập những bài siêu dị, hứa hẹn khuấy đảo CKTG 2019
G2 Esports từng làm chúng ta bất ngờ với việc dùng Pyke đường trên hay Syndra xạ thủ, tuy nhiên họ sẽ còn làm chúng ta choáng hơn nữa với những bài siêu dị khác.
Ở MSI 2019 vừa rồi, G2 Esports đã cho chúng ta thấy "bài dị" là như thế nào khi sử dụng Pyke đường trên hạ gục SKT T1, đội tuyển nhiều danh hiệu CKTG nhất, với phong cách chơi hổ báo, không ngại di chuyển tìm kiếm cơ hội. Chính những bài mới và phong cách chơi độc đáo này của G2 Esports đã làm cả thế giới phải học theo vì độ hiệu quả của chúng là quá lớn.
Chính chiến thuật Pyke đường trên cực kì độc đáo đã khiến cho SKT T1 ôm hận trước G2 Esports
Và việc CKTG 2019 tới rất gần rồi, việc những thành viên G2 Esports tập luyện với cường độ cao và cho ra những chiến thuật mới lại là điều dễ hiểu, tuy nhiên óc sáng tạo của họ quá lớn và đang thử nghiệm những thứ chúng ta chưa hề nghĩ đến. Cụ thể thì Hỗ Trợ Mikyx đã có rất nhiều trận đánh cặp cùng với những tuyển thủ khác như Perkz, Sneaky, Rekkles đã sử dụng những cặp đôi đường dưới vô cùng lạ.
Perkz và Mikyx chưa bao giờ làm chúng ta thất vọng về độ sáng tạo
Đầu tiên đó là bộ đôi đường dưới của G2 Esports những thử nghiệm cặp xạ thủ - hỗ trợ siêu dị như, Jax - Yuumi, Cassiopeia - Pyke, Ekko - Pyke, Rengar - Yuumi, đặc biệt hơn là đội hình của ván đấu Perkz cầm Rengar có thêm cả Ivern, hỗ trợ tối đa cho Rengar có thể nhảy liên tục vào đối thủ. Dù thua trận đấu đó nhưng sự sáng tạo này là cực kì đáng chú ý khi chiến thuật xoay quanh Rengar đã từng được các thành viên G2 Esports thử nghiệm rồi, thậm chí là đi đường giữa trong tay Caps luôn.
Caps - Jankos từng thử nghiệm chiến thuật Rengar đường giữa đi kèm với Ivern
Lần này thì Mikyx và Perkz (tên ingame là Uma Jan) rủ nhau pick 2 con mèo là Rengar và Yuumi rồi đi đường dưới
Lịch sử đấu toàn thua của Mikyx và Perkz, tuy nhiên họ lại thử những chiến thuật cực kì lạ ở đường dưới
Bên cạnh đó thì Mikyx cũng đánh cùng với Sneaky của Cloud 9, họ thậm chí còn thử nghiệm những thứ điên rồ hơn nữa như các cặp đôi Swain - Taric, Ziggs - Camille. Mặc dù mang tính "troll game" khá nhiều nhưng cặp Swain - Taric của Mikyx và Sneaky lại tỏ ra khá mạnh, đặc biệt là combo Vũ Trụ Rạng Ngời bất tử cho Swain càn vào với Hóa Quỷ.
Taric bất tử cho Swain càn vào, combo rất Đấu Trường Chân Lý nhưng lại vô cùng LMHT
Sneaky (tên ingame là Uzi 420mode) cùng với Mikyx thử nghiệm combo Swain Taric đường dưới
Tuy nhiên những ý tưởng dị hợm nhất lại tới từ những trận đấu mà Mikyx bắt cặp với Rekkles của Fnatic. Hầu hết đều là những trận thua nhưng chúng ta có thể thấy rằng những ý tưởng mà cặp đôi này đưa ra là cực kì hay, ví dụ như bộ đôi Ornn và Trundle chẳng hạn, combo sẽ là Trundle dựng cọc băng và ngay lập tức Ornn dùng Xung Kích Bỏng Cháy lao vào và hất tung diện rộng.
Thậm chí họ còn thử nghiệm bộ đôi siêu "lầy" theo nghĩa đen là Singed cùng Cassiopeia khi cả chiêu Chướng Khí lẫn Keo Siêu Dính đều cho hiệu ứng Sa lầy, đặc biệt khi họ đối đầu với một tướng cơ động cao như Ezreal.
Những bộ đôi siêu lầy khi Mikyx đánh cặp với Rekkles, điển hình là Cassiopeia đi với Singed
Với tình hình luyện tập như này của các tuyển thủ phương Tây, nhiều khả năng chúng ta sẽ được thấy một meta vô cùng thú vị với rất nhiều chiến thuật, combo độc đáo không chỉ ở đường dưới mà còn khu vực khác của bản đồ. Có lẽ người hâm mộ các đội tuyển Hàn Quốc, Trung Quốc nên lo lắng đi là vừa khi chính những bài tưởng là troll game như này đã đánh gục SKT T1 tại MSI 2019 vừa rồi.
Faker cũng phải bó tay khi không có phương án đối phó với những bài dị của G2 Esports
Theo GameK
LMHT: Sự thật đáng buồn là nếu muốn leo rank hiệu quả, bạn không nên chơi Xạ Thủ Có vẻ như môi trường xếp hạng đơn hiện tại rất khó cho những người chơi thuần Xạ Thủ có thể leo rank hiệu quả. Sẽ rất hiếm khi bạn tìm được Hỗ Trợ tốt Bộ đôi Xạ Thủ - Hỗ trợ là cực kì quan trọng trong LMHT khi đây là điều kiện tiên quyết giúp bạn kiểm soát được được nửa...