LMHT: Dồn quá nhiều để chiêu mộ cựu player SKT, đội tuyển không đủ kinh phí cho các thành viên còn lại
Đã hai tuần kể từ khi Heo “Huni” Seung-hoon kí lại hợp đồng với Dignitas và anh vẫn chưa có một đồng đội nào, và lý do thì có thể khiến fan… ngã ngửa.
Tất cả các game thủ còn lại trong đội hình Clutch Gaming (được Dignitas mua lại) đã rời team. Có vô cùng nhiều game thủ tự do trong thời gian vừa qua, nhưng Dignitas vẫn là… team một người.
Đội hình hiện tại của Dignitas: quân đội một người!
Theo như trang tin tức Inven, mức lương quá cao của Huni đã gây ra nhiều bất bình trong số các player. 2,3 triệu đô la mỹ cho hai năm (hơn 53 tỉ đồng) của một người chơi đường trên là quá cao so với những người đồng đội khác. Với số tiền nhiều như vậy dành cho chỉ một tuyển thủ, Dignitas sẽ gặp khó khăn trong quá trình thương lượng với các đội khác. Rất nhiều nguồn tin đã xác nhận rằng Dignitas thật sự đã chi tới 1/3 quỹ để chiêu mộ ngôi sao đường trên này và số tiền còn lại không đủ để chiêu mộ thêm các thành viên khác cho đội hình. Quỹ lương của DIG là khoảng 3 triệu đô la Mỹ, mà lương gốc của Huni trong một năm đã hơn 1 triệu đô. Vậy là dù cho kế hoạch lập team ban đầu của tổ chức có đúng hay sai chăng nữa, đến giờ chính xác là đã “đổ bể”.
Bản hợp đồng của Huni là “quá đà”?
Lấy trường hợp của Hỗ trợ Vulcan – một người chơi được đánh giá rất cao với phong độ bền vững trong mùa giải, anh đã được mua đứt với 1,5 triệu đô tiền phá hợp đồng kèm player, phải chăng là tiền để bù vào phần lỗ mà hợp đồng với Huni gây ra? Đương nhiên DIG sẽ không phá sản chỉ vì bản hợp đồng này và team sẽ còn nhiều cách để tăng cường hoặc khôi phục nguồn quỹ, nhưng việc một team đã góp mặt tại CKTG đến giờ vẫn chưa có đội hình mới quả thật rất dễ khiến fan hâm mộ đặt câu hỏi. Huni thực sự muốn có được lòng tin của fan hâm mộ tại Bắc Mỹ và muốn có được thứ hạng cao tại CKTG với tư cách đại diện cho khu vực này, nhưng việc đòi hỏi một mức lương quá cáo vô hình chung đã khiến cơ hội anh có được những đồng đội tốt xung quanh giảm đi khá nhiều.
Được biết, kể cả những tổ chức lớn tại Bắc Mỹ như Team Liquid cũng không trả cho các player nhiều hơn 1 triệu đô cho một năm thi đấu.
Theo Game4V
13 thương hiệu Esports hàng đầu thế giới: SKT, IG không có mặt
Có lẽ nhiều fan hâm mộ LMHT sẽ phải bất ngờ khi những cái tên đình đám như SKT hay IG không có tên trong danh sách này, tuy nhiên những cái tên đứng đầu bảng chắc chắn cũng vô cùng quen thuộc.
Đã qua cái thời mà game chỉ là một phương tiện giải trí. Giờ đây, các đội tuyển Esports là các cỗ máy kiếm tiền khổng lồ, với tiền thưởng có thể lên đến trên 30 triệu USD cho từng cá nhân như tại kỳ TI9 vừa qua.
Valve là một cỗ máy kiếm tiền khổng lồ
Một bài báo trên Forbes mới đây đã chỉ ra rằng, trên thế giới đang có khoảng 454 triệu người theo dõi các giải đấu thể thao điện tử. Bài báo đõ cũng đã thông kê danh sách các thương hiệu Esports có giá trị cao nhất toàn cầu ở tất cả các bộ môn thể thao điện tử. Tổng giá trị của chúng lên đến 4,3 tỉ đô la Mỹ.
Hầu hết những cái tên trong danh sách đều hoạt động trong rất nhiều bộ môn Esports khác nhau, vậy nên những thương hiệu lớn trong LMHT như SKT chưa chắc đã có thể góp mặt trong đó.
Video đang HOT
Cái tên SKT đã không có măt trong danh sách
Hãy cùng đến với danh sách này và xem bạn biết được bao nhiêu cái tên trong đó nhé!
12 (đồng hạng) OverActive Media - 120 triệu USD
Đội LMHT: Splyce (LEC)
Các bộ môn khác: Overwatch, Fortnite, Smite, StarCraft II...
12 (đồng hạng) Misfits Gaming - 120 triệu USD
Đội LMHT: Misfits Gaming (LEC)
Các bộ môn khác: Overwatch, Fortnite, Marvel vs. Capcom, Clash Royale...
11) NGR Esports - 150 triệu USD
Đội LMHT: Không có
Các bộ môn khác: Overwatch, Fortnite, Call of Duty, Rocket League, Clash Royale, Smash...
10) 100 Thieves - 160 triệu USD
Đội LMHT: 100 Thieves (LCS)
Các bộ môn khác: Counter Strike, Fortnite...
9) G2 Esports - 165 triệu USD
Đội LMHT: G2 Esports (LEC)
Các bộ môn khác: CS:GO, Rainbow Six, Rocket League, PUBG, Apex...
Những người con xa xứ G2 còn hoạt động ở nhiều bộ môn khác ngoài LMHT
8) Envy Gaming - 170 triệu USD
Đội LMHT: Không có
Các bộ môn khác: Overwatch, CS:GO, Fortnite, PUBG...
7) Fnatic - 175 triệu USD
Đội LMHT: Fnatic (LEC)
Các bộ môn khác: Dota 2, CS:GO, Fortnite, Rainbow Six, Clash Royale...
6) Gen.G - 185 triệu USD
Đội LMHT: Gen.G (LCK)
Các bộ môn khác: Overwatch, Fortnite, PUBG, Apex Legends, Clash Royale...
5) Immortals Gaming Club - 210 triệu USD
Đội LMHT: Immortals (LcS)
Các bộ môn khác: Overwatch, Call of Duty, Clash Royale, CS:GO...
4) FaZe Clan - 240 triệu USD
Đội LMHT: Không có
Các bộ môn khác: CS:GO, PUBG, Call of Duty, Fortnite, FIFA
Có thể bạn chưa biết, Team Liquid thực ra được thành lập ở châu Âu
3) Team Liquid - 320 triệu USD
Đội LMHT: Team Liquid (LCS)
Các bộ môn khác: Dota 2, CS:GO, StarCraft 2, PUBG, Clash Royale, Đấu Trường Chân Lý...
1 (đồng hạng) Team SoloMid - 400 triệu USD
Đội LMHT: TSM (LCS)
Các bộ môn khác: PUBG, Fortnite, Oveerwatch, Smash, Đấu Trường Chân Lý...
1 (đồng hạng): Cloud9 - 400 triệu USD
Đội LMHT: C9 (LCS)
Các bộ môn khác: CS:GO, Fortnite, Hearthstone, PUBG, Trường Chân Lý...
Theo Game4v
LMHT: Liệu 'Hổ Mang Châu Âu' - Splyce có được 1 trận thắng danh dự trước SKT T1? Splyce có lẽ là đội tuyển đen đủi nhất tại vòng Tứ Kết này khi họ đụng phải kẻ không ai muốn chạm mặt sớm là SKT T1. SKT T1 vs Splyce (18h00 ngày 17 tháng 10) SKT T1 đang trở lại phong độ hủy diệt Cách mà Faker và những người đồng đội vượt qua vòng bảng cho người ta thấy một...