LMHT: 5 tướng đ rừng có lối chơi khó nhất
Điểm danh các vị tướng đi rừng có lối chơi khá phức tạp và khó ở thời điểm hiện tại trong game Liên Minh Huyền Thoại.
Đi rừng là một vị trí rất khó và đòi hỏi nhiều kĩ năng, điều đó lại càng khó hơn khi gần đây có rất nhiều các thay đổi xung quanh vị trí này. Từ những quái vật trên bản đồ, cho tới những trang bị ảnh hưởng trực tiếp tới sức mạnh của các vị tướng đi rừng, từ sát thương vật lý cho tới sức mạnh phép thuật.
Chúng ta sẽ điểm lại 5 vị tướng đi rừng có lối chơi khó vào hạng bậc nhất thời điểm hiện tại trên Đấu Trường Công Lý.
Elise
Elise là một tướng có lối chơi rất khó, không chỉ bởi cô nàng này có tới 8 kĩ năng, mà còn bởi độ biến ảo, khả năng thiết lập tạo lợi thế từ sớm là điều mà một Elise cần phải làm và phát huy tốt. Là một tướng khó để tiếp cận nhanh, Elise đòi hỏi người chơi phải có khả năng tính toán cao. Từ lượng sát thương có thể gây ra, tới thời gian hồi ở cả 2 dạng nhện và dạng người.
Đúng là thời gian hồi của 2 dạng không hề ảnh hưởng tới nhau, nhưng một người chơi Elise thành thạo cần phải biết lúc nào thì thời gian hồi của kĩ năng đó hồi để chuyển đổi giữa 2 dạng người/ nhện một cách mượt mà, tránh xảy ra trường hợp đổi qua dạng nhưng kĩ năng chưa hồi, không thể làm gì tiếp.
Là một tướng LMHT dạng ăn thịt và hổ báo từ sớm, Elise có đầy đủ công cụ để làm việc đó một cách tốt nhất. Với Kén Nhện, Elise có thể làm đủ mọi thứ, từ chạy trốn, tiếp cận hay thiết lập hỏi thăm đối thủ. Khả năng xóa sổ quái vật nhanh và không tốn máu giúp cho Elise có thể thoải mái trong mọi giai đoạn của trận đấu. Chưa hết, lượng sát thương theo % máu đối phương giúp cho Elise có thể lên trang bị chống chịu mà vẫn tạo được áp lực lên đối phương.
Nidalee
Cũng giống như Elise, Nidalee là một tướng LMHT rất khó để thành thạo và tiếp cận. Cũng có 8 kĩ năng cùng với 2 dạng chuyển đổi qua lại, Nidalee là một tướng đi rừng rất đa dụng với đầy đủ khả năng, và dĩ nhiên, mạnh nhất là kĩ năng hạ gục đối thủ. Nhưng nó lại khác Elise ở chỗ rất phụ thuộc vào kĩ năng Phi Lao của mình. Phi Lao sẽ có 2 trường hợp xảy ra, khi trúng sẽ vồ tới và gây sát thương hoặc đợi cấu rỉa tiếp, còn trượt thì sẽ lẳng lặng quay đi và kiếm thêm các chỉ số quái rừng.
Là một kĩ năng định hướng, nên Nidalee cần phải tập luyện khá nhiều để có thể sử dụng chính xác chúng. Chưa hết, Nidalee là một tướng đi rừng rất khó để xây dựng trang bị, nếu không thể lăn được cầu tuyết, rất khó để Nidalee phát huy hiệu quả của mình ở giai đoạn giữa – cuối trận đấu.
Video đang HOT
Nidalee ở thời điểm rất mạnh ở giai đoạn đầu – giữa trận nhờ vào trang bị đi rừng phù phép: Thần Vọng, nhưng càng về sau, nếu đối đầu với một đội hình có quá nhiều chống chịu, Nidalee sẽ càng yếu đi. Điều quan trọng nhất ở một người người chơi Nidalee thành thạo, đó là khả năng tính toán và đưa ra quyết định. Ném lao trúng sẽ làm gì, giao tranh sẽ ra sao, tất cả phải được giải quyết thật nhanh… trong đầu của người điều khiển, sau đó, hành động theo và thu về kết quả.
Rengar
Là một trong những tướng đi rừng có lối chơi khó (sát thủ thường là như vậy). Một tướng sát thủ sát thương vật lý ở vị trí đi rừng, Rengar tuy rất mạnh về khả năng tấn công, nhưng cũng cần phải tính toán xem nên lao vào mục tiêu nào cũng như thời điểm ra sao để tạo bất ngờ cũng như hiệu quả nhất.
Kiểm soát tầm nhìn cùng với việc sử dụng các bụi là điều tiên quyết giúp cho Rengar có được giai đoạn đầu trận xanh xao nhất. Tay đôi mạnh nhờ vào bộ kĩ năng có thể nâng cấp khi sở hữu 5 điểm Hung Tợn, Rengar có thể tự hồi máu, có thể gây sát thương, có thể khống chế đối phương tốt.
Rengar cũng có lối lên trang bị khá đa dạng và phức tạp, nếu không lên sát thương đầu trận mà muốn hạ gục kẻ địch, Rengar cần phải sử dụng bộ kĩ năng của mình một cách chuẩn xác. Ngược lại, nếu lên sát thương từ sớm, thì người chơi Rengar cần phải biết cách tính toán sát thương cũng như thời điểm, mục tiêu để phát huy hiệu quả của mình.
Lee
Không cần phải nói quá nhiều về Lee Sin, vị vua của khu rừng từ khi xuất hiện cho tới nay. Bộ kĩ năng đa dụng với hàng tấn những công cụ để chơi chủ động từ giai đoạn đầu trận đấu. Cũng giống như các vị tướng đi rừng ở trên, Lee Sin có khả năng lao vào rất mạnh, nhưng đó cũng là thứ để phân biệt những người chơi Lee Sin tầm trung và thành thạo.
Thời điểm quyết định lao vào, kết hợp cùng bộ kĩ năng chính là thứ tạo sự khác biệt cho những người chơi Lee Sin. Sở dĩ bộ kĩ năng của Lee Sin có tính đa dụng rất cao là bởi, Thầy Tu Mù có thể sử dụng nó để xử lý trong gần như mọi trường hợp. Từ những pha sử dụng Sóng Âm – Vô Ảnh Cước, cho tới Cắm Mắt – Hộ Thể,…
Điểm yếu của Lee Sin, đó chính là giai đoạn cuối trận đấu cũng như những pha giao tranh. Một người chơi Lee Sin thành thạo sẽ biết phải làm gì với chiêu cuối Nộ Long Cước của mình, họ sẽ phải chọn vị trí thuận lợi, cũng như nhắm những mục tiêu chủ lực đối phương, hoặc đá mục tiêu có thân hình đồ sộ nhất để tạo ảnh hưởng trong giao tranh.
Udyr
Sẽ có nhiều bạn thắc mắc tại sao Udyr lại nằm trong danh sách tướng đi rừng khó chơi. Đúng vậy, Udyr là một tướng có lối chơi rất phức tạp trong Liên Minh Huyền Thoại. Tuy sở hữu bộ kĩ năng đơn giản, nhưng để có thể phát huy thành công thì đó là điều không hề đơn giản, nhất là với những người mới tập chơi Udyr.
Sở hữu sức mạnh vượt trội nhờ vào trang bị mới – Thần Vọng, Udyr có khả năng càn lướt cũng như gây sát thương rất tốt nhờ vào Võ: Rùa và Võ: Phượng. Bị giảm một chút sức mạnh, nhưng ở giai đoạn giữa – cuối trận, Udyr vẫn tạo được áp lực và khiến cho đối thủ phải đau đầu khi liên tục lao vào rồi lại lùi ra một cách đơn giản.
Điều quan trọng nhất của Udyr, đó chính là giai đoạn đầu trận đấu, việc đưa ra quyết định thiết lập gank hay ở trong rừng kiếm chỉ số lính là cực kỳ cần thiết. Lúc nào sẽ phải ra hỗ trợ đồng đội, lúc nào đi kiểm soát mục tiêu, và lúc nào thì nên farm, tất cả những thứ đó đều cần phải cân nhắc thật kỹ lưỡng.
Theo lienminh360
Sát thủ đường giữa và những lần bị dìm không thương tiếc
Sát thủ là một trong những vai trò cân bằng khó nhất trong game Liên Minh Huyền Thoại. Nếu tăng sức mạnh của họ lên một chút, họ sẽ trở nên mạnh khủng khiếp, như Nidalee ấy. Và nếu giảm sức mạnh đi một tí tẹo thôi, họ sẽ trở nên yếu thảm hại, giống Kha'Zix vậy.
Akali
Vị tướng LMHT đầu tiên mà tôi muốn đề cập tới trong danh sách này, chính là cô nàng sát thủ Akali. Tôi không nhớ khoảng thời gian chính xác là khi nào, mùa giải 2012-2014, khi Akali vẫn còn cho thấy cô là sát thủ hàng đầu với sức mạnh vượt trội hoàn toàn so với các vị tướng khác. Và đó cũng chính là lý do mà Nắm Đấm Bóng Đêm bị sờ gáy.
Khoảng thời gian đen tối bắt đầu đến với cô, phiên bản 5.2 thì giảm tầm bay của Vũ Điệu Bóng Đêm, xóa bỏ khả năng kích hoạt dấu ấn với Múa Liềm... Tất cả những thay đổi đó nhằm biến Akali trở thành 1 sát thủ "hiền" hơn, phải mất nhiều thời gian để hạ gục 1 con mồi.
Nhưng, có 1 điều khá may mắn, những gì mà Riot Games thay đổi ở Akali, chỉ đơn thuần là lối chơi và thời gian, còn sát thương thì vẫn còn nguyên vẹn. Vì vậy, đối với những người chơi Akali, đó không phải là điều gì quá to tát đối với họ.
Talon - LeBlanc
Talon cũng đã từng là 1 trong những sát thủ được quan tâm nhiều nhất trên đấu trường công lí. Đã có những thời điểm anh ta được mang sử dụng lại trong các giải đấu chuyên nghiệp, và thi đấu rất thành công. Nhưng cho tới khi bị mất đi khả năng câm lặng ở 4.17, có lẽ người sử dụng anh ta giờ đây đếm trên đầu ngón tay.
Cũng giống như người đồng hương, Leblanc mất đi khả năng câm lặng của mình, thậm chí cô còn bị mất đi nhiều thứ hơn nữa, như sát thương, tốc độ bay của Biến Ảnh... May mắn thay, điều đó chỉ giúp Leblanc cân bằng lại, chứ không khiến cho cô bị thảm hại như Talon. Với lượng sát thương vẫn còn khoảng 90% so với trước, giờ đây Leblanc cho thấy mình vẫn là một trong những sát thủ đáng gờm.
Ahri
Nói về cô nàng hồ ly này, có lẽ chúng ta sẽ phải viết mất vài trang giấy đấy. Tuy nhiên, tôi xin phép chỉ tập trung vào 2 điều cơ bản mà Ahri đã bị mất đi bởi Riot Games. Thứ nhất là trang bị Bùa Đầu Lâu. Chúng ta sẽ không còn thấy được 1 Ahri làm bốc hơi kẻ địch trong nháy mắt, một tiếng ú ớ cũng không kịp thốt lên.
Thứ hai, đó là lượng gia tăng sức mạnh phép thuật cộng thêm đến từ Hôn Gió. Nếu bị Ahri hôn trúng, kẻ địch sẽ phải nhận thêm 20% sát thương từ các chiêu thức khác. Hãy tưởng tượng kết hợp thêm với cả Bùa Đầu Lâu, thì bạn hiểu rồi đó.
Nhưng dù sao thì Riot Games cũng đã biết sửa sai, hiểu rằng đây là một trong những "hot girl" của LMHT, gia tăng sức mạnh đáng kể cho cô sau những quãng thời gian đen tối, giúp Ahri vững vàng với vai trò pháp sư kiêm sát thủ ở đường giữa hơn.
Kassadin
Không khác Talon hay Leblanc nhiều lắm, tên sứ giả hư không này cũng đã từng có kỹ năng câm lặng, thậm chí hắn ta chỉ thẳng vào mặt kẻ địch là đã khiến chúng bị câm lặng rồi, chứ đừng nói phải kích hoạt hay áp sát như 2 người kia. Tất nhiên, đó cũng là một nhát dao chí mạng vào lối chơi của Kassadin, nhưng đó vẫn chưa phải tất cả.
Kỹ năng phải nói là cơ động số 1 Liên Minh Huyền Thoại, mang tên Hư Vô Bộ Pháp, có 1 không 2, bí kíp chỉ mình Kassadin sở hữu. Ở trước phiên bản 5.4, không nói đến sát thương, nhưng tầm bay của kỹ năng này gấp đôi so với bây giờ, hắn ta có thể tiếp cận kẻ địch, truy đuổi và hạ gục chúng, rút lui an toàn bằng cách bay qua các địa hình.
Như bạn thấy đấy, sau khi bị giảm tới một nửa tầm bay nhảy, cụ thể là từ 700> 450, hắn ta vẫn còn khó chịu như thế nào, thì hãy hiểu rằng trước kia, Kassadin là 1 con quái vật.
Zed
Tất nhiên rồi, làm sao mà có thể quên được sát thủ hàng đầu LMHT trong danh sách này, chúa tể của bóng tối Zed. Để nói về quá trình bị "hành xác" của anh chàng này, chúng ta sẽ bắt đầu với Phân Thân Bóng Tối. Nó đã từng bị giảm tốc độ bay từ 2500 xuống còn 1500, khiến Zed trở nên lù đù hơn rất nhiều.
Tiếp theo là bộ combo Phân Thân Phi Tiêu. Nếu bạn nào biết, Zed có thể ném phi tiêu của mình sau đó mới sử dụng phân thân, thì cái phân thân đó khi xuất ra cũng sẽ ném được phi tiêu luôn. Mặc dù nó đã bị xóa, nhưng tôi sẽ coi nó như "lỗi" của trò chơi mà bỏ qua, nhưng đến cả bộ combo thông thường là phân thân trước rồi ném phi tiêu, Riot Games cũng làm nó bị "chậm đi mất khoảng 0,5 giây. Điều này khiến cho những người chơi Zed cảm thấy vô cùng khó chịu.
Cuối cùng là chiêu cuối Dấu Ấn Tử Thần. Hãy thử tượng tượng, bây giờ Zed tạo ra 1 chiếc bóng ở vị trí hiện tại, chỉ cần đối phương sử dụng các kỹ năng dạng lướt hay tốc biến đi mất, coi như cái bóng đó sẽ không thể nào gây sát thương được phải không? Nhưng trước kia, Zed có thể tạo ra 1 chiếc bóng ở phía sau lưng đối thủ cơ, và cho dù chúng có làm gì thì phi tiêu của Zed vẫn có thể ném tới, hoặc thậm chí, nếu chúng có ý định bật lại, thì việc đoán xem khi nào Zed sẽ hoán đổi với cái bóng là điều không thể.
Sau khi cảm thấy những thay đổi đó vẫn chưa đủ để Zed yếu đi, Riot Games lại tiếp tục khiến cho Zed thảm hại hơn nữa. Nếu muốn quay trở lại cái bóng của mình, Zed phải mất tới 1 giây, và 1 giây anh ta có thể bị bốc hơi ngay lập tức nếu bị đối phương găm các hiệu ứng khống chế vào người.
Kết
Tất nhiên, sau những thay đổi thảm hại đó, Riot Games đã lần lượt có những thay đổi khác, nhằm mang họ trở lại, như Akali thì giảm thời gian hồi chiêu, tăng tốc độ bay của Vũ Điệu Bóng Đêm, hay Zed chỉ mất có 0,5 giây để hoán đổi vị trí với cái bóng của mình, Ahri có thể tăng tốc độ di chuyển với quả cầu của mình... Như đã nói, việc tăng giảm cho một sát thủ là vô cùng khó, nhưng đối với những người chơi "pro", việc đó không quan trọng. Vì vậy, nếu bạn yêu thích một vị tướng LMHT nào, hãy luyện tập họ thường xuyên nhé.
Theo lienminh360
Những tướng LMHT sử dụng Cuồng Huyết Chiến Tướng mạnh nhất Sự thay đổi của điểm bổ trợ này mang lại rất nhiều lợi ích cho các tướng LMHT đường trên. Sau những thay đổi này, Cuồng Huyết Chiến Tướng giờ đây đã không còn là điểm bổ trợ cho các xạ thủ nữa, mà tập trung cho những kẻ khát máu ở khu vực đường trên, lối chơi một mất một còn. Cùng...