Livestream thành nghề trên Facebook
Việc Facebook đẩy mạnh các nội dung livestream giúp nhiều người Việt kiếm được hàng chục triệu đồng mỗi tháng.
Mỗi ngày, Hồng Quân (Hà Nội) đến cửa hàng thời trang quen ở khu Ngã Tư Sở hai lần. Không phải để mua sắm, cũng không phải làm nhân viên bán hàng, nhiệm vụ của Quân là mặc thử quần áo và “nói chuyện vui vui” để mọi người trên mạng vào xem. Và nếu thấy quần áo đẹp, giá hợp lý thì người xem sẽ đặt mua. Hình ảnh của Quân được ghi lại bằng một chiếc smartphone và phát trên nền tảng Facebook bằng tính năng livestream. Nhờ đó Quân có thể tương tác trực tiếp với những người đang xem từ khắp nơi, đồng thời “chốt đơn” ngay trong phiên làm việc của mình.
Liên tục xuất hiện trong các video livestream của cửa hàng, tự đưa ra những khuyến mãi cho khách, Quân giống như chủ của cửa hàng thời trang này, nhưng trên thực tế, anh chỉ là người chuyên livestream thuê. “Mình được thuê với giá 200-300 nghìn đồng mỗi buổi, hoặc nhiều cửa hàng quen thường thuê theo tháng, với mức lương khoảng 6-7 triệu đồng kèm ‘hoa hồng’ trên mỗi đơn hàng”, Quân nói.
Không khó để bắt gặp các nội dung livestream bán hàng trên Facebook.
Mỗi ngày, Quân livestream hai đến ba lần vào các thời điểm sáng, trưa, tối – mỗi lần từ 1,5 đến 2 tiếng. “Mỗi lần như vậy, mình chốt được khoảng 20-30 đơn cho cửa hàng, tính ra mỗi tháng cũng kiếm được khoảng trên dưới 10 triệu đồng, trong khi không phải bỏ ra bất cứ chi phí nào”, Quân nói. Với anh, livestream trên Facebook có thể coi là một nghề nghiêm túc, thời gian làm việc ngắn nhưng mức thu nhập khá đối với một sinh viên mới hơn 20 tuổi.
Tính năng livestream được Facebook ra mắt từ năm 2016 và vẫn đang trong giai đoạn phát triển hoàn thiện hơn. Theo một chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh online, khoảng thời gian 2016-1017 là thời điểm Facebook đẩy mạnh nội dung video, đến 2018 và 2019 thì là thời của livestream. Nhờ được Facebook ưu tiên, các video livestream có sẽ có thể tiếp cận đến nhiều người hơn, khách hàng có thể xem trực tiếp sản phẩm và tương tác với cửa hàng, từ đó nâng cao khả năng bán hàng hơn.
Cũng theo anh này, các chủ cửa hàng tại Việt Nam đang tận dụng khá tốt tính năng livestream của Facebook, nhưng đi kèm là sự cạnh tranh trên nền tảng mạng xã hội. “Ngoài các thủ thuật kéo tương tác, yếu tố quan trọng để một livestream có thể hút người xem là khả năng dẫn dắt, thu hút sự chú ý của người livestream. Những người có khả năng ăn nói, hoàn toàn có thể kiếm được thu nhập cao với nghề livestream trên Facebook”.
Kiếm tiền từ livestream game trên Facebook
Bên cạnh việc bán hàng, livestream cũng được áp dụng vào việc chơi và bình luận game, tạo ra một dạng công việc mới trên thế giới mạng. “Streamer” là tên gọi chung để chỉ những người làm công việc livestream, đặc biệt về game. Trước đây, các streamer thường chọn Twitch hay YouTube để phát trực tiếp mỗi khi chơi game, nhưng xu hướng này đang có sự dịch chuyển sang Facebook với tính năng Facebook Gaming.
Mỗi video livestream chơi game và bình luận thu hút hàng ngàn lượt xem.
Video đang HOT
Trong một phát biểu hồi tháng 6 năm nay, Bre Miller, Trưởng nhóm thiết kế sản phẩm của Facebook Gaming, nói, Việt Nam là một trong những nước có lượt xem livestream game nhiều nhất thế giới. Những cái tên nổi tiếng trong lĩnh vực này là Chim Sẻ Đi Nắng, Nam Blue với hàng triệu người theo dõi. Các tựa game phổ biến trên Facebook Gaming tại Việt Nam là AOE, PUBG, Liên quân, Counter Strike…
Thu nhập của các streamer trên Facebook đến từ “ sao”. Đây là một dạng vật phẩm mà người xem mua từ Facebook và dùng để “ủng hộ” những người làm stream. Với Facebook, mỗi “sao” có giá trị 0,01 USD và streamer sẽ nhận được tiền khi số “sao” đạt 10.000 trở lên. Để có nhiều “sao”, các game thủ phải đạt những điều kiện nhất định do Facebook đưa ra, đồng thời phải stream liên tục, tạo ra những trận đấu có tính giải trí cao để kích thích người xem ủng hộ. Nhiều game thủ cho biết họ dành hàng chục giờ đồng hồ mỗi ngày để làm việc này.
Tiềm năng phát triển nghề livestream
Theo thống kê của Streamlabs, lượng streamer trên Facebook Gaming đã tăng 236% kể từ quý I/2018, lên mức 153.000 trong quý II/2019. Nhiều game thủ nổi tiếng như thế giới như Helms World, NexxuzHD cũng đã chuyển sang Facebook Gaming.
“Số lượng người chơi game trên toàn cầu là 2,3 tỷ và đang tăng lên. Mỗi tháng, hơn 700 triệu người chơi game, xem video game hoặc tham gia các nhóm về game trên Facebook, trong đó nữ giới chiếm 40%”, đại diện dự án Facebook Gaming nói.
Ông Đặng Thái Sơn, Giám đốc marketing của công ty Appota, nhận định: “Livestream, siêu ứng dụng hay thể thao điện tử là những trào lưu đang được thế hệ trẻ đón nhận. Các xu hướng này sẽ còn tiến xa, thay đổi hành vi của người dùng và thay thế dần các loại hình giải trí truyền thống, đáp ứng nhu cầu giải
Theo vnexpress
í ngày càng lớn của người Việt Nam và khu vực”.
Video và livestream sẽ chiếm lĩnh marketing số năm 2020
Tiếp thị kỹ thuật số đòi hỏi các nhà tiếp thị phải không ngừng tìm kiếm những điều mới mẻ để có thể vượt trội hơn các đối thủ cạnh tranh.
Theo các nhà nghiên cứu, video và livestream sẽ là hai công cụ được sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực này trong năm 2020 sắp tới.
Video
Theo thống kê, hiện nay chúng ta xem khoảng 5 tỷ video trên Youtube mỗi ngày. 5 tỷ là một con số khổng lồ. Điều này cho thấy Youtube và video đã trở thành một phần rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.
Nếu bạn là một nhà tiếp thị kỹ thuật số nhưng chưa bao giờ nghĩ đến việc sử dụng video trong chiến lược tiếp thị của mình, có thể bạn cần xem xét lại nghề nghiệp của mình. Điều này không có nghĩa là bạn chỉ được dùng video để tiếp thị. Bạn có thể tiếp tục sử dụng các kênh truyền thông khác, nhưng bạn nên bắt đầu dựng video quảng bá.
Bạn có thể thường xuyên tạo video, sau đó biến những video này thành bài báo, hoặc thành một bài đăng trên các mạng xã hội. Một video có thể đồng thời phục vụ nhiều mục đích như vậy nhằm tăng lưu lượng truy cập.
Livestream
Livestream là một ngành công nghiệp đang bùng nổ. 63% số người trong độ tuổi từ 18 đến 34 xem livestream thường xuyên. Họ không chỉ xem trực tiếp mà còn ghi lại các chương trình đã phát sóng hoặc xem lại phần tổng hợp những nội dung nổi bật của những video đó trên Youtube. Có những Youtuber chỉ cần ghi lại những khoảnh khắc đáng chú ý nhất của những streamer nổi tiếng cũng nhận được hàng triệu lượt xem mỗi tháng.
Các doanh nghiệp đã nhận ra rằng những hình thức quảng cáo truyền thống không còn hiệu quả như trước kia. Người xem có xu hướng yêu thích một video phát trực tiếp giới thiệu một sản phẩm mới hơn là xem những đoạn phim do các diễn viên đóng để lôi kéo người tiêu dùng mua sản phẩm.
Một trong những 'sự cố' livestream gần đây là việc cửa sổ Cybertruck của Tesla đã bị đập vỡ khi sản phẩm này được cho là 'không thể vỡ được'. Mặc dù vậy, điều này vẫn khiến cho khán giả cảm thấy thích thú và ấn tượng hơn nhiều so với một video được quay sẵn. Mọi người đều bàn tán về sự cố của Tesla và việc CEO Elon Musk chửi thề trên sân khấu hôm đó.
Hiện nay chúng ta đang có rất nhiều nền tảng livestream như Facebook, Instagram và LinkedIn. Các công ty có thể chọn một trong các nền tảng này để phát sóng trực tiếp nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng. Có nhiều rủi ro có thể xảy ra trong quá trình livestream, nhưng đây được dự đoán là một cơ hội tốt cho các công ty nhỏ - những người không ngại chấp nhận những rủi ro này và thể hiện một cái gì đó độc đáo hoặc giải trí, và mang lại cho họ lợi thế cạnh tranh.
Tìm kiếm bằng giọng nói
Vài năm trước, việc tìm kiếm bằng giọng nói không có được coi là lựa chọn ưu tiên khi bạn muốn tìm kết quả hay câu trả lời cho 1 vấn đề. Tuy nhiên, ở thời đại 4.0 hiện nay, chúng ta đã quen dần với việc tìm kiếm mọi thứ bằng giọng nói.
Với việc con người sử dụng công cụ tìm kiếm bằng giọng nói ngày một tăng, việc tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm là một việc làm thiết yếu. Các chuyên gia marketing sẽ phải cố gắng đưa ra một chiến lược để giữ cho các trang web của công ty họ luôn được đánh giá cao bởi khách hàng. Hệ quả tất yếu xảy ra khi có một vài chuyên gia marketing sẽ nghĩ đến việc đưa công cụ tìm kiếm bằng giọng nói trở thành một nhân tố quan trọng trong sách lược của họ.
Để mọi thứ trở nên thú vị hơn, Google đã liên tục vận hành dựa trên những thuật toán của họ. Điều này đồng nghĩa với việc Google đã tạo ra hàng trăm thay đổi đối với bộ máy tìm kiếm của họ trong năm qua.
Mô hình tìm kiếm mới của Google là BERT giúp người dùng tìm kiếm những từ liên quan trong một câu, thay vì tìm kiếm từng từ riêng lẻ. Mục đích của mô hình này là giúp người dùng có thể tìm kiếm nhiều nội dung liên quan trong ngữ cảnh khác nhau
Google luôn đưa ra những đoạn thông tin ngắn nhưng liên quan nhất. Tuy nhiên rất nhiều người thường không click vào những thông tin ở trên cùng của google, trong khi đây là những dữ liệu/thông tin liên quan nhất đến câu hỏi của họ. Châm ngôn của google là click càng ít càng tốt.
Trong tương lai, Google sẽ tập trung nhiều hơn về việc đưa ra kết quả dưới dạng ngắn gọn như đã nói ở trên. Khi ấy, người dùng chỉ cần tìm kiếm thông tin bằng giọng nói và họ sẽ nhận được những câu trả lời cũng bằng âm thanh, như vậy họ sẽ không phải gõ bàn phím hay đọc những đoạn thông tin như vậy.
Podcast
Podcast đang dần trở nên phổ biến. Hiện nay có hơn 700,000 podcast với hơn 29 triệu tập tin âm thanh. Podcast có thể cung cấp cho bạn một hình thức giao tiếp chân thực về bất cứ chủ đề nào, từ kinh doanh, tiếp thị, công nghệ, cho đến nấu ăn, phim hoạt hình và lịch sử. Podcast có thể được sử dụng để quảng bá cho một công ty hoặc một sản phẩm.
Nhiều podcast phổ biến nhận được các hợp đồng tài trợ tốt nhờ lượng khán giả lớn mà họ tiếp cận. Bạn sẽ được nghe podcast lịch sử yêu thích của mình và thật bất ngờ, người dẫn chương trình sẽ bắt đầu quảng bá một sản phẩm nào đó. Nó thường rất vui nhộn, nhưng đây cũng là cách quảng cáo sản phẩm mới nhanh và thú vị.
Nhìn chung, có rất nhiều cách để các nhà tiếp thị giới thiệu sản phẩm đến với người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ phát triển hiện nay, các nhà tiếp thị kỹ thuật số nên áp dụng những công cụ mới như video và livestream để gây ấn tượng và tiếp cận với lượng khán giả nhiều hơn.
Theo enternews
Cuộc thi 'Đổi mới sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao năm 2019' TPO - Ông Shaukat Yousafzai - Một chính trị gia ở Tây Bắc Pakistan đã khiến nhiều người bất ngờ khi xuất hiện trong video trực tiếp trên Facebook với đôi tai mèo dễ thương. Theo AFP, sự cố hi hữu nói trên xảy ra hôm 14/6, khi chính trị gia người Pakistan - Shaukat Yousafzai tham gia một buổi họp báo được...