Livestream lông bông “xin tiền” kiếm gần trăm triệu/tháng: Xu hướng mạng xã hội ngược đời nhưng có thật
Rất nhiều người như thanh niên nhân vật chính vẫn đang ngày ngày livestream, kiếm hàng chục nghìn USD trong khi… chẳng phải làm gì to tát cả.
*Lược dịch từ bài viết của Mike Vilensky – The New York Times
Tháng 9, lại một bột buổi chiều chủ nhật lười biếng như nhiều lần khác, thanh niên Jovan Hill – 25 tuổi, không nghề nghiệp, sống ở Brooklyn – đang lên mạng livestream, không ngần ngại xin một số tiền 7000 USD không hề nhỏ từ 7100 người đang xem trực tiếp video của anh trên ứng dụng Periscope.
“Chào buổi sáng các bạn của tôi,” Hill mở đầu, một tay vân vê một điếu thuốc lá đặc biệt, tay còn lại cầm chiếc iPhone cá nhân huơ huơ qua lại. Trang phục của Hill cũng không có gì đậm đà: Một chiếc áo phông hồng nhạt, quần short thể thao xám và đôi giày Nike đen. Điểm duy nhất đáng chú ý trong khung cảnh lộn xộn của phòng anh là một chú chó cưng giống phốc đen và 2 người bạn cùng phòng nữa, ở cùng trong một căn hộ tại khu Carroll Gardens thuộc lân cận New York.
Một video livestream dài 7 phút cứ thể dần được quay xong, với nội dung chính xoay quanh việc Hill rất muốn chuyển tới sống ở Los Angeles, thi thoảng còn thẳng thừng cãi nhau với những antifan bình luận gay gắt vào phần comment, làm vài hơi rít khói thuốc và không ngừng hỏi xin tiền từ người xem. “Thành phố nơi tôi sống này tù túng quá, tôi không chịu nổi nữa mất… Tôi yêu các bạn rất nhiều… Hôm nay tôi nghèo quá đi, nên là hãy quyên góp vào cho quỹ từ thiện Jovan của tôi nhé” là những câu rất hay được nói ra bởi Hill để xin tiền trót lọt. Cứ thế, chẳng hiểu sao tiền vẫn cứ sòn sòn đổ vào tài khoản Venmo và PayPal của anh chỉ sau vài phút.
Vậy ai là người chấp nhận cho tiền anh ta với loạt lời lẽ xin xỏ cùng hoàn cảnh và lý do “củ chuối” như vậy? Annie Wyrick – cũng 25 tuổi, làm nghề DJ tại Los Angeles – gửi tặng tận 100 USD với vài dòng nhắn khó hiểu. Rachel McFall – 22 tuổi, làm bồi bàn tại New Orleans – tặng Hill 10 USD. Lindsay Scali – 21 tuổi, làm phim tự do ở Fort Myers – thì tằn tiện hơn với 1 USD, bỡn cợt Hill với vài câu đùa châm biếm.
“Tôi đồng tính, và ngày nào tôi cũng cháy túi!”
Trong những video của mình, Hill thường xuyên nói với một giọng điệu vui buồn thất thường, khi vui tươi, khi mỉa mai, mà theo anh, đó là phong cách cũng như tính tình con người anh: Một người da màu đồng tính.
Tuy nhiên, hơn 200.000 follower của anh trên khắp YouTube, Periscope, Instagram, Twitter… không hẳn quan tâm đến việc anh có phải một người nổi tiếng trong showbiz đang cố nổi lên bằng các chiêu trò để kiếm tiền hay không. Thứ họ hứng thú và tò mò nhất chính là việc video của Hill mang lại những góc nhìn trần trụi nhất về cuộc sống của một thanh niên vất vưởng; họ muốn xem cách anh thử vật lộn với những sóng gió ngoài kia khi mà không chịu nhờ đến gia đình hay kiếm một việc làm tử tế như thế nào.
“Lý do duy nhất để tôi đi làm hàng ngày là có thể kiếm chút bố thí cho Hill tiền thuê nhà,” chia sẻ bởi Paige Wolfe, 23 tuổi, một nhân viên ngân hàng ở Oklahoma. Những người có chung sở thích như Paige chính là bộ phận giúp cho thanh niên Hill liên tục có đủ tiền sống dài ngày, bao gồm cả khoản thuê nhà 1300 USD/tháng, đồ lặt vặt giải trí, tiền gửi về cho mẹ, tiền chơi game và vài chiếc áo phông mới từ cửa hàng.
Video đang HOT
Tất nhiên, không thể kể đến việc rất nhiều người tỏ ra hào phóng đến ngạc nhiên dành cho những thanh niên “cá biệt” như Hill, đến chính anh cũng nhiều khi cảm thấy ngờ ngợ. “Khi tôi nói chuyện với những người bạn lâu năm của mình, họ cũng không thể hiểu nổi lại có những người lạ sẵn sàng cho tôi tiền suốt ngày như thế. Thật ra tôi cũng không hiểu luôn, nhưng bằng một cách nào đó họ cứ xuất hiện xung quanh tôi thôi,” Hill thổ lộ.
“Đi làm ư? Tại sao phải thế?”
Hill sinh ra và lớn lên ở thành phố Missouri, sống cùng với 11 anh chị em ruột, chỉ được nuôi dạy bởi một người mẹ đơn thân. Mọi thứ anh thích làm chỉ là chat chit, chơi game online từ thời Mapple Story còn nổi, tự nhốt mình trong thế giới ảo và cố gắng làm cảm xúc của mình trở nên tốt hơn.
Dần dần về sau, Hill tập tham gia mạng xã hội Tumblr, trút bỏ những màn che thân phận và trở nên công khai về giới tính thứ ba của mình. Năm 2016, Hill lần đầu chứng kiến và biết đến sự “kỳ diệu” khi thử lợi dụng lòng tốt của cư dân mạng: Ngỏ lời tài trợ và quyên góp tiền trả hóa đơn nhà cho bà ngoại. “Tôi đã rất hoảng và không biết làm cách nào để có đủ tiền giúp bà ngay được, bà là người cực kỳ quan trọng với tôi. Chính quyền đã quyết định cắt điện ở nhà bà vì còn nợ tiền thuế.” Những lời lẽ như vậy cứ tuôn ra, và bất ngờ thay, số tiền 3000 USD ngay lập tức được tập hợp đủ từ nhiều người ngang qua follow anh trên mạng, thừa sức trả thuế cho bà ngoại Hill.
“Đó là lần đầu tiên tôi biết tới việc những follower này thực sự có gì đó quan tâm tới tôi,”Hill chia sẻ.
Số người follow anh trên Tumblr ngày một tăng, nhất là khoảng thời gian Hill đang học ở Đại học Bang Texas, nhưng khi đó anh chưa làm công việc “xin tiền” như bây giờ. Dù vậy, không lâu sau đó, sau khi rơi vào một khoảng thời gian khủng hoảng tâm lý vì chuyện tình cảm, nợ môn và bỏ học, Hill quyết định sẽ làm vậy hàng ngày.
Chỉ với 22 USD trong túi và một tấm vé máy bay được mẹ mua tạm cho, Hill bay đến New York với mong muốn làm lại từ đầu. Anh xin được ở trong một căn phòng tầng hầm thuộc khu Crown Heights nằm trong Brooklyn, sống cùng phòng với Jake Garner – một anh bạn quen qua Tumblr, cũng có sở thích và công việc làm livestream hàng ngày để kiếm sống.
Garner là người trả hộ cho Hill tháng thuê nhà đầu tiên khi tới sống, nhưng tất nhiên tình trạng đó không thể kéo dài, vì thu nhập của cả 2 cộng lại cũng chưa chắc đã trụ được. Vì thế, họ bắt đầu… hỏi xin tiền cư dân mạng và những follower của họ.
“Chúng tôi đơn giản chỉ nghĩ như thế này: Nếu mọi người tò mò về cuộc sống của tôi và muốn tôi cứ kể lể hàng ngày cho họ nghe để giết thời gian như vậy, ít nhất họ cũng phải có trách nhiệm trả tiền thuê nhà cho tôi để mà còn có chỗ ăn ở và tiếp tục làm thế. Và họ đồng ý thật,” Hill kể về lý do vì sao mình vẫn làm công việc đó. “Dần dần, họ còn muốn chu cấp nhiều hơn cho tôi, bảo tôi chuyển chỗ từ căn hầm 300 USD/tháng lúc đó sang một nơi khác đắt hơn và tốt hơn.”
Về công việc hành chính, Hill cũng từng là một nhân viên soát vé ở rạp chiếu phi, nhưng nhanh chóng nghỉ việc sau vài tuần, thậm chí chẳng cần lấy số lương lẻ tính theo ngày làm cuối cùng. “Cùng một thời gian nhưng tôi ở nhà quay livestream còn nhiều hơn gấp 5 lần so với việc đứng thu vé ở rạp chiếu phim. Vì thế nên việc gì tôi phải làm việc ở đó nữa?”
Hiện tại, Hill có thu nhập lên tới 4000 USD/tháng – tương đương gần 100 triệu đồng – chỉ từ việc tương tác trên mạng xã hội. Bên cạnh những video livestream trên ứng dụng Periscope, Hill cũng lập một tài khoản Patreon và đặt tính năng trả phí 1 USD nếu ai đó muông follow để xem video của mình. Ngoài ra, anh cũng tìm ra cách để kêu gọi “dontae” trên Twitter bằng việc chia sẻ thông tin tài khoản ví tiền ảo Venmo cho mọi người hào phóng thì gửi tiền ủng hộ.
“Cũng hay có những người bình luận hỏi tôi sao không thử kiếm một nghề nghiêm túc để làm hơn, nên tôi cũng muốn họ biết luôn rằng tôi đã ‘biến’ công việc này thành một nghề luôn rồi đó.”
Văn hóa đại chúng đang dần mất ngôi, nhường chỗ cho loại hình giải trí mới
Hill giờ đây thực ra cũng chỉ là một phần tử nhỏ trong số rất nhiều người – có thể cho là – nổi tiếng trên mạng xã hội, tìm ra cách kiếm tiền hậu hĩnh chỉ nhờ vào việc làm video về cuộc sống thường ngày. Bất kể nội dung nào, từ việc sinh hoạt, đi du lịch cho tới cả liên kết bán đồ cá nhân, xây dựng thương hiệu riêng, đều được họ tận dụng triệt để.
Giống với Hill, Riley Whitelum (34 tuổi) và Elayna Carausu (24 tuổi) có gần 2400 người mỗi tháng sẵn sàng trả 3 USD/người đề đăng ký xem các nội dung chia sẻ bởi họ trên ứng dụng Patreon. Paul Denino (24 tuổi) cũng có công việc gần như toàn thời gian trên Twitch, YouTube và Periscope, mỗi tháng kiếm khoảng 60.000 USD.
Hay như anh chàng Garner ở cùng phòng với Hill, anh ta cũng có một cộng đồng nhỏ trên các kênh mạng xã hội, ít nhất cũng kiếm vài nghìn USD đủ sống dư dả đôi chút ở thời điểm hiện tại. Đôi khi, những việc Garner làm khi tự livestream mình chỉ đơn giản là kể về loại nước uống đóng chai mình thích, mình chơi game gì và dự định nhuộm tóc của mình. Cũng có lúc Garner và Hill cùng livestream với nhau.
“Các hình thức văn hóa đại chúng truyền thống đang dần mất vị thế hơn ngày trước, nên mọi người cảm thấy thích thú với kiểu xem video trên Internet này hơn,” Garner nhận xét.
“Tôi sẽ làm tất cả chỉ để có 15 USD.”
Tần suất livestream của Hill hiện tại là 3 lần/ngày, với thời gian khoảng 10-30 phút/video, loanh quanh với bối cảnh trong phòng hoặc ra dạo chơi ở vài khu phố gần đó. Không cần phải có một chiếc camera hay phụ kiện chống rung hàng xịn, Hill chỉ cầm theo mỗi chiếc iPhone rồi lải nhải về các xu hướng giới trẻ hiện nay, kể lại thời thơ ấu nghèo khó rồi lại chuyển chủ đề sang các mối tình cũ của mình. Việc anh ta làm cũng giống như những gì chúng ta thấy ở vài gã trai tuổi đôi mươi không có động lực sống, không có ước mơ hoài bão lớn, chỉ thích lông bông – nhưng có một điểm khác biệt: Hill đem chúng khoe ra cho mọi người xem, và lại còn kiếm tiền từ những thứ lông bông đó.
Trong mỗi video, việc Hill hỏi xin tiền là chuyện bình thường. “Tôi sẽ làm mọi thứ để có 15 USD ngay bây giờ,” lời nói thốt ra trong khi Hill đang quay một video mới đăng gần đây, khi đang ở trọ trong một căn Airbnb ở Los Angeles. Vài phút sau, một “fangirl” tên Ashley bất ngờ gửi ngay 5 USD cho Hill, được anh nhận thấy tin nhắn rồi đáp lại ngay trên livestream vài lời đong đưa tình tứ.
Hill cho biết anh bị chẩn đoán gặp hội chứng lưỡng cực, chính là nguyên nhân khiến cho tính tình của Hill luôn thất thường, có thể thay đổi chóng mặt chỉ trong vài phút chẳng vì lý do gì. Dù vậy, anh thừa nhận mình chưa đi khám hay mua thuốc cải thiện nó. “Khi tôi có triệu chứng này, rất dễ để tôi trở nên kích động hơn bình thường và mất kiểm soát, khiến tôi bất chợt tự nhiên muốn tiêu tiền như nước và làm đủ trò điên rồ khác.” Đôi khi Hill “lên cơn” ngay khi đang livestream, bỗng nhiên lại trầm lắng một cách bất thường: “Tôi đâu có đòi hỏi mọi người follow tôi làm gì. Tự nhiên mọi người cứ nhảy ra từ đâu chất đống lại ấy chứ (!?)”
Có thể nói, Hill đã khá thành công khi tạo ra được một cộng đồng vây quanh mình sẵn sàng say mê và làm theo yêu cầu đặt ra chỉ để tiếp tục được theo dõi những gì mình làm. Trong một dịp du lịch trở về Texas đầu năm nay, Hill bị phạt tiền vì đỗ xe trái quy định, ngay lập tức có ai đó gửi tiền cho anh ngay vì “sợ Hill bị tống giam”.
“Tôi còn chẳng quan tâm đến việc gì sẽ xảy ra với mình, nhưng họ cứ thế bấm nút gửi tiền thôi, rồi nhắc nhở tôi rằng ‘Vào tù thì không dùng mạng xã hội được đâu’. Thế đấy!”
Theo Tri Thuc Tre
Thiên đường ứng dụng lậu Cydia cho những chiếc iPhone 'bẻ khóa' chính thức đóng cửa
Cydia từng được nhiều người dùng iPhone thích 'vọc vạch' yêu thích bởi nó như một cách để mở toang cánh cửa hệ sinh thái vốn đóng kín của Apple.
Nhiều năm sau khi trở thành điểm đến cho những chiếc iPhone "bẻ khóa" (jailbreak), kho ứng dụng, phần mềm lậu Cydia sẽ chính thức đóng cửa bằng cách tắt bỏ tính năng quan trọng nhất. Theo đó, TechCrunch cho biết, người dùng sẽ vẫn có thể truy xuất các ứng dụng đã tải về trước đó thông qua kho ứng dụng đồng thời mau ứng dụng thông qua bên thứ ba, tuy nhiên bắt đầu từ tuần này, họ sẽ không thể mua ứng dụng trực tiếp thông qua kho ứng dụng này nữa.
Tài chính là một trong những nguyên nhân khiến Cydia dừng hoạt động.
Người sáng lập Cydia Jay "Saurik" Freeman tiết lộ thông tin này thông qua Reddit đồng thời khuyến nghị người dùng nên gỡ bỏ thông tin tài khoản thanh toán PayPal khỏi thông tin người dùng trên Cydia. Kỹ sư phần mềm này chia sẻ áp lực để duy trì dịch vụ này ảnh hưởng đến cuộc sống và vấn đề tài chính cá nhân của anh. "Dịch vụ này khiến tôi thâm hụt tài chính và không còn là một thứ tôi khao khát duy trì: đó là vấn đề then chốt của một hệ sinh thái khỏe mạnh," anh chia sẻ.
"Trong một khoảng thời gian, nó giúp tôi có thể duy trì vấn đề tài chính cho một nhóm nhỏ cộng sự nhưng nó cũng ảnh hưởng nhiều đến tinh thần của tôi. Nhiều người ghét tôi chỉ vì họ hiểu nhầm giữa vấn đề doanh thu và lợi nhuận," anh nói thêm.
Người dùng iPhone thực tế cũng không còn thích "bẻ khóa" điện thoại của mình như trước.
Cydia được ra mắt 10 năm trước, một thời gian ngắn sau khi chiếc iPhone đầu tiên bị bẻ khỏe thành công. Dịch vụ này mang đến cho người dùng cách thức vượt qua những giới hạn của hệ sinh thái iOS nói chung và kho ứng dụng App Store nói riêng. Dù vậy, thực tế thì trong vài năm trở lại đây, người dùng iPhone cũng không còn quá mặn mà với việc bẻ khóa chiếc iPhone mà mình đang sử dụng.
Tương lai của cộng đồng Cydia vẫn còn là một ẩn số tới thời điểm này. Dù vậy, Freeman cho biết anh sẽ công bố thông qua một bài đăng "chính thống" hơn về những kế hoạch sắp tới của mình.
Theo Báo Mới
Amazon đối đầu Apple với hệ thống thanh toán di động dùng trong các cửa hàng bán lẻ Amazon đang âm thầm trang bị cho các cửa hàng bán lẻ hệ thống thanh toán di động "chính chủ" để thực hiện các giao dịch ngay trong cửa hàng. Amazon vừa tìm được một mục tiêu mới để đánh chiếm trong công cuộc theo đuổi vị trí thống trị thị trường bán lẻ: hệ thống thanh toán di động trong cửa hàng....