Liverpool ‘thay da đổi thịt’: Công đầu của FSG
Tất cả đều nhắc tới Juergen Klopp như người khởi xướng cuộc cách mạng đưa Liverpool quay lại vị thế đội bóng lớn. Nhưng sẽ là thiếu sót nếu bỏ qua công sức của chủ đầu tư Fenway Sports Group (FSG), bằng tầm nhìn chiến lược đã tạo ra hậu phương vững chắc giúp Klopp và các học trò “yên tâm công tác”.
Từ kỷ nguyên tăm tối của Hicks và Gillett…
Tương lai của Liverpool bắt đầu từ một phiên tòa. Hôm đó, ngày 6/10/2010 tại tòa án Slaughter (London) thẩm phán tuyên bố tập đoàn Fenway Sports Group (FSG) được quyền mua lại Liverpool, bất chấp nỗ lực trì hoãn của bộ đôi Tom Hicks và George Gillett – hai tỷ phú được miêu tả là những người đã mở cánh cổng địa ngục đưa Liverpool vào giai đoạn tăm tối bậc nhất lịch sử.
Hai tỷ phú này ra đi để lại cho Liverpool khoản nợ 237 triệu bảng và một điều kiện phát triển cực kỳ tồi tàn. Ian Ayre, người được bổ nhiệm vào vị trí GĐĐH Liverpool năm 2007 cho biết, ông từng bị sốc vì sự nghèo nàn của Liverpool. Toàn bộ nhân viên của The Kop có thời điểm chỉ khoảng 200 người. Một số hoạt động như bán lẻ phải thuê người ở ngoài đảm nhiệm.
Theo lời kể của Ian Ayre, thương hiệu Liverpool đã từng xuống rất thấp. “Chúng tôi biết về Cristiano Ronaldo, về Pablo Aimar, Dani Alves… từ khi họ còn rất trẻ. Chúng tôi biết về Petr Cech khi cậu ta mới 16 tuổi. Chúng tôi đã hỏi mua Alexis Sanchez khi cậu ta rời Barcelona và tôi dám đảm bảo rằng, mức giá Liverpool đưa ra không hề thấp hơn Arsenal. Nhưng chẳng ngôi sao nào chọn Liverpool cả”, Ian Ayre cho biết.
Nợ nần cùng uy tín xuống thấp khiến Liverpool đối mặt với tăm tối. Cũng may, tỷ phú John Henry, người sáng lập tập đoàn đầu tư FSG đã kịp thời có mặt để giải cứu Liverpool khỏi vòng tay hai tỷ phú hút máu Tom Hicks và George Gillett, đồng thời mở ra một kỷ nguyên được hứa hẹn sẽ vô cùng thành công.
…Tới ánh sáng của John Henry
Một trong những thay đổi đầu tiên sau khi FSG tiếp quản là chính sách chuyển nhượng. Tôn chỉ của ông chủ John Henry là: “Sẵn sàng chi tiền nếu cầu thủ đó xứng đáng. Điều quan trọng là thu lại giá trị tối đa từ những bản hợp đồng, để tạo nên chất lượng và chiều sâu. Tiết kiệm vài triệu bảng chả có nghĩa lý gì”.
Chúng ta có thể cảm nhận rõ hơn tôn chỉ này thông qua vụ chuyển nhượng Virgil van Dijk. Liverpool không thành công ngay từ lần đầu tiên hỏi mua Van Dijk. “Trước năm 2010, nếu Liverpool không mua được Van Dijk, họ sẽ tìm một cầu thủ khác có giá trị tương đương để mua. Nhưng Liverpool thời FSG sẽ mua đúng cầu thủ mà HLV cần. Không quan trọng là chi bao nhiêu. Quan trọng là phải mua đúng mục tiêu”, Ian Ayre nói thêm.
Sau khi tiếp quản Liverpool, tỷ phú John Henry thừa nhận rằng không thể ngay lập tức giúp Liverpool mua được ngôi sao. The Kop phải khởi đầu từ những chữ ký cơ bản trước khi nâng tầm. “Chúng tôi phải đi từ những bản hợp đồng như Andy Robertson rồi mới tới Van Dijk. FSG xác định rất rõ ràng điều này từ đầu chứ không ru ngủ NHM”.
John Henry chính là người đặt nền tảng đưa Liverpool đến những thành công như hiện nay
Một trong những yếu tố giúp FSG thành công tại Liverpool là họ cực kỳ trung thành với triết lý. “Đã từng có thời điểm John Henry phải nói xin lỗi nhiều hơn cả xin chào. Nhưng John không vì những sai lầm, vấp váp mà thay đổi triết lý của mình. Kể từ ngày đầu tiên cho đến hôm nay, FSG vẫn đi theo kế hoạch mà họ đề ra. Đôi khi tôi bật cười khi đọc được những bình luận như: Juergen Klopp đã thay đổi chính sách chuyển nhượng của Liverpool. Tôi có thể đảm bảo Klopp không thay đổi điều gì cả. Nó vốn đã như thế từ ngày đầu tiên John Henry tới”, Ayre cho biết.
Ayre còn kể Liverpool từng “hỏng ăn” rất nhiều thương vụ vì sự rườm rà và chậm chạp trong các khâu liên lạc. FSG đã xóa bỏ điều này. Họ tạo nên những nhân vật trong bộ máy có thể đảm nhiệm nhiều công việc. Michael Edwards là một thành viên của BHL Liverpool. Ông vừa phân tích đối thủ nhưng cũng đồng thời kiêm luôn cả nhiệm vụ đàm phán với cầu thủ khi cần.
Sự kiên nhẫn cùng những kế hoạch có tầm nhìn ngay từ ban đầu của FSG đã thay da đổi thịt Liverpool. Giới chủ người Mỹ đã chuẩn bị một kế hoạch tỉ mỉ trước khi điền tên Juergen Klopp, một HLV tầm cỡ vào vị trí còn trống trong cabin huấn luyện, hoàn tất mảnh ghép còn thiếu vào bức tranh hoàn hảo mà FSG đã tạo ra.
Liverpool đã tiêu 864,4 triệu bảng trong kỷ nguyên John Henry
Kể từ khi được tập đoàn FSG của tỷ phú John Henry tiếp quản năm 2010, Liverpool đã chi tổng cộng 864,4 triệu bảng để mua cầu thủ. Đây là quãng thời gian The Kop chi nhiều nhất trong lịch sử CLB, với vô số những bản hợp đồng chất lượng.
John Henry có duyên với Liverpool
Không nhiều NHM biết rằng, thời còn trẻ, ông chủ của Liverpool, John Henry từng bỏ học giữa chừng để đi theo một ban nhạc rock. Ban nhạc này có tên Elysian Field. Và nếu tinh tế để ý thì tên ban nhạc này có chứa đựng cả chữ Anfield trong đó. Chi tiết thú vị này khiến khá nhiều người cho rằng, John Henry có duyên với Liverpool từ rất lâu.
Theo Bongdaplus
Klopp mất danh hiệu cuối cùng của mùa giải vào tay Guardiola
Juergen Klopp thêm một lần nhận thất bại trước đồng nghiệp người Tây Ban Nha, lần này là ở cuộc đua giành danh hiệu huấn luyện viên hay nhất mùa.
Truyền thông Anh đưa tin Pep Guardiola đã đánh bại các ứng viên nặng ký gồm Jurgen Klopp (Liverpool), Mauricio Pochettino (Tottenham) và Nuno Espirito Santo (Wolverhampton) để giành danh hiệu huấn luyện viên xuất sắc của mùa giải 2018/19.
Đây là phần thưởng xứng đáng dành cho Pep sau khi ông giúp Man City bảo vệ thành công chức vô địch Premier League, bất chấp sự cạnh tranh khốc liệt từ Liverpool.
Man City đứng đầu ở hầu hết chỉ số tại Premier League 2018/19.
Mùa giải vừa qua, đội bóng của Pep Guardiola giành 32 trận thắng, 2 trận hòa và để thua 4 lần. Sau 20 vòng, Man City bị nhà vô địch lượt đi Liverpool bỏ xa 11 điểm nhưng CLB chủ sân Etihad mới là những người nở nụ cười cuối cùng.
Sau thất bại trước Newcastle ở vòng 24, Man City đã giành 14 chiến thắng liên tiếp, bao gồm cả trận thắng 2-1 trước Liverpool để tạo nên màn ngược dòng ấn tượng ở mùa giải 2018/19.
Với số điểm 98, Man City là đội vô địch với điểm số cao thứ 2 trong lịch sử. Kỷ lục cũng thuộc về thầy trò Pep Guardiola khi đăng quang mùa giải 2017/18 với 100 điểm.
Điểm số của các CLB do Pep Guardiola dẫn dắt trong sự nghiệp.
Trong suốt sự nghiệp cầm quân của mình, các CLB do Pep Guardiola dẫn dắt chưa bao giờ nằm ngoài top 3. Thành tích tệ nhất của nhà cầm quân người Tây Ban Nha là vị trí thứ 3 ở mùa giải 2016/17, đây cũng là năm đầu tiên ông đến làm việc tại Premier League.
"Chúng tôi cần gửi lời cảm ơn Liverpool. Màn trình diễn ấn tượng của họ đã giúp các cầu thủ Man City vượt qua giới hạn của chính mình", Pep phát biểu trong buổi lễ ăn mừng chức vô địch giải Ngoại hạng.
Cầu thủ Man City ăn mừng chức vô địch trong phòng thay đồ. Niềm vui vô địch Premier League của các cầu thủ Man City kéo dài từ ngoài sân vào tới phòng thay đồ và có thể sẽ còn tiếp diễn nhiều ngày nữa.
Theo Zing
Man City vô địch, nhưng Liverpool hấp dẫn hơn "Nhà vô địch trong lòng người người hâm mộ" nghe có vẻ là một khái niệm xa vời. Nhưng với trường hợp của Liverpool thì lại khá thực tế. Đội bóng của Juergen Klopp không thể vô địch Premier League mùa này, nhưng họ vẫn là nhà vô địch về khả năng kiếm tiền từ truyền hình. Tiền bản quyền truyền hình của...