Live show Bolero của Mr. Đàm: Có ‘đáng đồng tiền bát gạo’?
Khi cất tiếng hát ca khúc “Chiều mưa biên giới” trong live show “Sài Gòn Bolero và Hưng”, Mr. Đàm tự tin “Chỉ với câu đầu, Hưng trả đủ tiền vé cho quý vị”.
Đêm thứ hai live show Sài Gòn Bolero và Hưng diễn ra vào tối 26/8 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội. Khán phòng với sức chứa hơn 3.000 người chỉ lác đác vài ghế trống. Khán giả của Đàm Vĩnh Hưng có nhiều lứa tuổi, nhưng chủ yếu là trung niên. Phần đông người xem ăn mặc lịch sự, thậm chí cầu kỳ, nhiều phụ nữ còn mặc áo dài kiểu miền Nam.
Đêm nhạc kéo dài 3 tiếng (thay vì 2 tiếng 45 phút như chủ nhân live show tuyên bố) – một thời lượng tương đối dài – nhưng không mấy ai bỏ về vì Đàm Vĩnh Hưng luôn tạo bất ngờ theo cách riêng, và đủ “chiêu trò” để giữ chân khán giả, ngay cả những tấm vé mời.
Công bằng mà nói, Sài Gòn Bolero và Hưng sở hữu một sân khấu hoành tráng, chuyển động không ngừng; cách sắp đặt phần biểu diễn của nghệ sĩ khách mời thông minh khiến live show có điểm nhấn. “Ông hoàng nhạc Việt” làm được điều mà không phải ai cũng làm được. Nhưng, về mặt âm nhạc, live show của Đàm Vĩnh Hưng còn có một số điểm cần phải bàn luận.
Đàm Vĩnh Hưng thể hiện khoảng 30 ca khúc trong chương trình.
Mr. Đàm là ai giữa Sài Gòn và Bolero?
Thoạt đầu, khi nghe slogan “Sài Gòn cái gì cũng hay nhưng hay nhứt là Bolero”, nhiều người nghĩ rằng đêm nhạc của Đàm Vĩnh Hưng sẽ thuần Bolero. Nhưng thực tế không phải vậy. Chương trình của Mr. Đàm được chia làm 3 phần Sài Gòn, Bolero và Hưng với những sáng tác nổi tiếng trước năm 1975, không riêng gì Bolero.
Phần một – Sài Gòn là những ca khúc có tiết tấu nhanh, nội dung cũng tương đối vui nhộn nhằm phản ảnh một Sài Gòn đô hội phồn hoa và “ăn chơi” thuở nào. Phần hai – Bolero lại có màu sắc khác hẳn, đó là những sáng tác Bolero thuần, buồn đau và bi thương là chủ đạo.
Những ca khúc nhạc vàng được khoác một chiếc áo mới với bản hòa âm và phối khí khác hẳn. Qua cơn mê được phối theo phong cách nhạc Jazz, trong khi Dấu chân kỷ niệm có nhạc nền là nhạc đám tang. Đàm Vĩnh Hưng cho biết anh thể hiện ca khúc này để tưởng nhớ một người hâm mộ vừa qua đời.
Khán giả của Đàm Vĩnh Hưng có nhiều lứa tuổi, nhưng chủ yếu là trung niên.
Trong đêm nhạc, Đàm Vĩnh Hưng đôi chỗ hát sai lời. Giọng ca sinh năm 1971 tiếp tục khoe khả năng nhấn nhá “đặc sản” trong cách hát. Anh ngân giọng tương đối tốt, tuy vậy, đôi chỗ nam ca sĩ hát sai lời, xuống nốt trầm bị mờ và lên cao chưa ấn tượng.
Đàm Vĩnh Hưng hát live khoảng 30 ca khúc nhưng không bị hụt hơi, đuối sức, đó là điều đáng ghi nhận. Tuy vậy, xét về chất giọng Bolero, “ông hoàng nhạc Việt” chưa phải là một giọng ca có màu sắc đặc trưng của dòng nhạc này. Chính nam ca sĩ cũng thừa nhận anh hát Bolero không hay, chỉ được cái lạ.
Hai phần đầu, Đàm Vĩnh Hưng không để lại nhiều ấn tượng về mặt giọng hát. Những tràng vỗ tay chưa nhiệt tình của khán giả là câu trả lời rõ nhất mà nam ca sĩ có thể chứng thực. Chính anh, ở phần đầu chương trình cũng phải thốt lên “Vỗ tay rời rạc quá!”.
Điểm đáng khen nhất là phần 3 – Hưng với những ca khúc mà giọng caSay tình vừa xin cấp phép như Tình bơ vơ, Thương hận. Một Đàm Vĩnh Hưng đúng là Đàm Vĩnh Hưng nhất, không phải gồng mình trong chiếc áo to tát “Sài Gòn Bolero”. Không sai lời, không “đều đều”, “nhạt nhạt”, nam ca sĩ ăn điểm nhờ sự hòa quyện giữa bản phối, giọng hát và nội dung ca khúc.
Đàm Vĩnh Hưng có một tiết mục tưởng nhớ NSƯT Thanh Nga trên sân khấu.
Sân khấu vừa hoành tráng vừa lắng đọng
Trong mặt bằng sân khấu đêm nhạc hiện nay, Sài Gòn Bolero và Hưngxứng đáng nhận được những khen ngợi. Sân khấu trong live show của Đàm Vĩnh Hưng gây ấn tượng vì sự chuyển động không ngừng. Mỗi phần nội dung là một cách sắp xếp, đặt để sân khấu khác nhau.
Khán giả như được sống lại hình ảnh Sài Gòn xưa với hình ảnh đường phố, dãy nhà, rạp hát, thương xá Tax. Tất cả được tái dựng chân thật với kích thước lớn. Tất nhiên, Đàm Vĩnh Hưng cũng đã khéo lồng ghép tên những nhà tài trợ ở đường phố trên sân khấu. Hành động này không quá lố nhưng nếu đó là tên thật của những thương hiệu thuở xưa ở Sài Gòn sẽ hoài cảm hơn.
Mỗi lần màn nhung kéo xuống và kéo lên là một lần sân khấu được đổi khác. Thủ pháp này góp phần tạo sự bất ngờ cho khán giả. Có những phần thể hiện, mặt âm nhạc chưa thực sự thuyết phục nhưng khán giả vẫn không rời mắt vì một sân khấu “nghe – nhìn”.
Ở cuối phần 2 và toàn bộ phần ba, sân khấu trở nên lắng đọng hơn với những quả bóng dây tóc, kết thành những bông hoa ánh sáng làm nền cho ca sĩ cất tiếng hát. Từ phía dưới nhìn sân khấu tương tối giản dị nhưng lại rất phù hợp với ca từ của ca khúc.
Sài Gòn, Boleo và Hưng giống như một bữa tiệc về cảnh trí, thuyết phục được khán giả. Và Trần Vi Mỹ một lẫn nữa chứng tỏ được bàn tay của một người sáng tạo.
Hương Lan nhận được nhiều tràng pháo tay của khán giả với chất giọng Bolero thuần.
Hương Lan tỏa sáng, Dương Triệu Vũ lép vế
Video đang HOT
Live show của Đàm Vĩnh Hưng có tới 7 ca sĩ khách mời, bao gồm: Hương Lan, Lệ Quyện, Quang Lê, Hoài Lâm, Dương Triệu Vũ, Hà Thanh Xuân và Thu Hằng. Dàn khách mời cũng được giới thiệu bằng những cái tên kêu như chuông như “nữ hoàng phòng trà”, “ca thần”, “oanh vàng xứ Nghệ”…
Giữa những danh xưng to tát đó, Hương Lan tỏa sáng hơn cả. Không chỉ gây ấn tượng ở những tiết mục solo, trong màn kết hợp với Đàm Vĩnh Hưng trong ca khúc Phận tơ tằm, nữ danh ca cũng để lại nhiều cảm xúc trong khán giả.
Không cần sự hỗ trợ của vũ đoàn, không cần cảnh trí hoành tráng, hai ca sĩ đứng hai bên sân khấu, bên cạnh những bóng đèn sáng lung linh và hát về tâm sự của người nghệ sĩ. Khi tấm vải lụa thả xuống giữa bục, hiện lên những gương mặt nghệ sĩ nổi tiếng trước 1975 là lúc khán giả cảm thấy đêm nhạc lắng đọng nhất.
Trong khi Hương Lan nhận được những tràng pháo tay không ngớt thì Quang Lê, Lệ Quyên thể hiện tròn vai; Hoài Lâm, Thu Hằng không để lại nhiều ấn tượng, còn Dương Triệu Vũ gần như lép vế. Phần thể hiện của em trai Hoài Linh không mang lại nhiều cảm xúc cho người nghe. Sự pha trộn giữa Pop hiện đại và nhạc xưa của nam ca sĩ không mang lại hiệu quả.
Live show Sài Gòn Bolero và Hưng kết thúc sau phần hòa giọng của ba giọng ca nam Đàm Vĩnh Hưng – Dương Triệu Vũ – Hoài Lâm. Công bằng mà nói, đây là một chương trình có nhiều sáng tạo, từ âm nhạc đến sân khấu. Nhưng cảm xúc của ca sĩ, của khán giả ngồi nghe thì vẫn chưa thể đong đầy dù đây là một đêm… nhạc xưa.
Theo Zing
Tiếng hát cho ngày mai
Điểm cuối cùng trên con đường học vấn của mình, Phương đã chọn mảnh đất Quy Nhơn, một thành phố được người đời xưng tụng là nơi địa linh nhân kiệt, đất võ trời văn, nơi bắt nguồn của những hồn thơ bay bổng lãng mạn.
Cho đến hôm nay, Phương đã ở Quy Nhơn được ba năm. Trong ba năm ấy, cô khép bản thân mình vào một khuôn khổ định sẵn, ít giao lưu và cũng ít đi đây đi đó.
Có thể nói rằng cuộc sống của Phương vô cùng buồn chán và tẻ nhạt. Mỗi đêm đến cô thường ra ban công đứng ngẩng người hoặc có khi lại đưa mắt nhìn về nơi xa xôi vô định nào đó. Trông ánh đèn thành phố sặc sỡ sắc màu, tiếng cười nói của mọi người lần lượt truyền đến tai thì lòng cô lại dâng lên cảm giác xót xa mà trống trải.
Thành phố Quy Nhơn đối với Phương quá đỗi xa lạ vì cô không đi nhiều mà cũng không tiếp xúc nhiều. Cô nghe người ta thường nói "Học ở đâu thì sẽ yêu nơi đó, nó giống như quê hương thứ hai của mình vậy!" Sẽ là như thế thật sao? Bản thân Phương cũng muốn đi tìm một đáp án cho câu hỏi ấy.
Ảnh minh họa
Tối nay cũng thế, đứng ở trên cao nhìn về phía biển, Phương nghe được tiếng sóng rì rào vỗ đập vào bờ cát, trong lòng xuất hiện sự nao nao khó tả. Nó thôi thúc Phương đi đến, một bước rồi hai bước, cho đến khi Phương tự giác được thì mình đã đứng ở trước biển.
Những cơn gió đêm thổi vào bờ thật mát lạnh, nó làm cho con người ta thấy nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Sóng cuộn trào như đang trở mình đứng dậy. Từng đợt sóng liên tiếp xô đẩy nhau vào bờ rồi lại nối nhau ra xa, chúng sẽ đến với đại dương bao la kia, được vui đùa nhảy múa thỏa thích.
Lần bước đi dạo trên bãi cát dài, cô phát hiện được nhiều điều rất hay. Có nhiều người thích đi dạo biển, họ ngồi trên cát vừa hóng mát vừa nói chuyện. Cả những đứa trẻ con, chúng nghịch ngợm rượt đuổi rồi thi nhau bắt dã tràng. Nhịp sống của mọi người quá sôi nổi, quá nhộn nhịp đến mức Phương cũng muốn hòa vào nó. Nhưng vì sao trước đây Phương không hề để ý đến điều này, phải chăng là do cô thờ ơ, vô cảm với tất cả, không thấy được cái hay, cái đẹp đang diễn ra trước mắt mình.
Phương thả hồn mình trong gió biển bao la, cô nhắm mắt cảm nhận mọi thứ. Và rồi ở đâu đó cô nghe được tiếng hát vang vọng. Tiếng đàn, tiếng hát, cả tiếng sóng hòa quyện vào nhau tạo nên một bản giao hưởng rất độc đáo, sâu lắng dễ đi vào lòng người.
Phương cố gắng nhìn chung quanh, cô muốn tìm ra người đang hát ấy. Đến khi tầm mắt chợt dừng lại bên bậc thang ngăn cách gần đó, là một chàng trai cao gầy đang ôm đàn chiếc đàn ghi ta trong lòng, miệng còn nở nụ cười rực rỡ. Phương từ từ bước đến, ánh mắt vẫn không rời khỏi chàng trai kia. Không hiểu sao ở chàng trai này, Phương cảm nhận có một điều gì đó vừa quen thuộc vừa gần gũi mà không thể nói nên lời.
Mỗi lúc một đông, mọi người thi nhau đổ đến nghe hát. Âm thanh trầm ổn vang lên trong đêm tối, nó đọng lại rất nhiều trong tâm trí của Phương.
"Anh chờ em nơi phố biển, chờ em trong ánh nắng ban mai, chờ em khi hoàng hôn khuất lặng. Thành phố này, chúng ta đã gặp nhau, là kí ức anh sẽ luôn nhớ mãi, nhớ về em..."
Tiếng hát ấy thật sự rất hay, nó làm Phương chìm đắm hòa theo giai điệu và lời hát mà không để ý rằng mọi người đã vãng từ khi nào. Cho đến lúc bên tai truyền đến một giọng nói, Phương mới chợt tỉnh.
- Này, cô thật sự là cô gái năm đó mà tôi gặp rồi.
- Tôi, không... phải đâu, chắc là anh đã nhận lầm, chúng ta chưa bao giờ gặp nhau cả.
Du vội vàng khẳng định chắc nịch.
- Chắc chắn là cô, tôi không thể nào nhìn sai được. Dù thời gian có qua lâu nhưng cô là người duy nhất đã làm tôi khắc sâu trong trí nhớ.
Phương có hơi bất ngờ với lời nói của Du, là cô đã quên hay bỏ sót đoạn kí ức nào ư? Thật sự là cô không thể nhớ ra người đang đứng trước mặt mình là ai. Phương đưa mắt nhìn lại lần nữa, cố gắng tìm kiếm khuôn mặt quen thuộc trước đây nhưng không có kết quả. Phương hướng về phía Du lắc đầu rồi cười.
- Xin lỗi, tôi thật sự không nhớ được. Có một điều rất lạ, ở anh tôi cảm thấy vô cùng quen thuộc.
Trong đôi mắt Du bỗng hiện lên một tia vui mừng, khóe miệng cũng theo đó mà cong lên. Du lấy tay sờ lên mặt mình, dường như nhớ ra điều gì, sau liền đáp lời.
- Đúng rồi, bây giờ tôi rất khác, không còn như hai năm trước nữa, cô nhớ không ra là đương nhiên. Còn đối với tôi có cảm giác quen thuộc là vì chúng ta đã từng gặp nhau.
Phương hơi ngượng ngùng và cảm thấy có lỗi, muốn mở miệng xin lỗi lại ấp a ấp úng, chẳng thể nói thành lời. Người mình từng gặp cô cũng có thể quên, vậy còn những điều gì đã bị cô cho vào quên lãng nữa.
Phương thấy bản thân mình thật tệ.
- Anh...có thể cho tôi biết tên không? Còn việc của hai năm trước ra sao, tôi muốn biết về nó, làm ơn!
Không hờn dỗi, không trách mắng, Du vẫn tiếp tục cười. Nụ cười ấy như ngưng đọng lại trong không gian và cả thời gian. Nụ cười dịu dàng đến mức Phương muốn chiếm giữ cho riêng mình.
Màn đêm thăm thẳm, nhờ có nụ cười của chàng trai này mà sáng hơn phân nửa. Đẹp, phải nói là đẹp vô cùng.
- Tên tôi là Du. Chúng ta gặp nhau....
- Chúng ta thế nào? Là chuyện khó xử hay...?
Du lắc đầu, nhìn Phương bằng ánh mắt trìu mến, sau tiếp tục lời vừa rồi.
- Vì có hứng thú với Đại học Quy Nhơn nên tôi cố tình vào trường tham quan, tôi muốn biết nó có khác nhiều so với trường tôi đang học ở Úc không. Trong lúc di chuyển do không cẩn thận tôi đã đánh rơi chiếc bút ghi âm - là kỉ vật của mẹ tôi để lại, tôi cuống cuồng đi tìm khắp nơi mà không thấy. Không biết thế nào lại cho tôi gặp cô, mà trên tay cô đang giữ thứ tôi cần tìm nên tôi đã xin lại. Và chúng ta quen biết vậy đấy.
Thì ra mọi chuyện bắt đầu như thế. Trái đất cũng thật tròn, Phương và Du không gặp hai năm, giờ họ lại gặp nhau lần nữa.
Phương nghĩ mãi không hiểu, nhiều năm không có tin tức của đối phương, cũng chưa một lần gặp lại nhưng tại sao Du vẫn nhớ cô mà cô thì chẳng nhớ nổi. Du nói mình đã thay đổi nên cô không nhận ra, là thật ư?
- Vì có nhiều biến cố xảy ra, tôi đã tạm dừng việc học. Lí do quan trọng hơn là tôi còn nợ một lời hứa với ân nhân, tôi quyết tâm quay về đây lần nữa để gặp cô ấy và thực hiện lời hứa.
Nhìn Phương ngơ ngác khó hiểu, trên khuôn mặt xinh đẹp thoáng qua nét ưu tư, Du cảm thấy Phương đáng yêu, cô vẫn còn giữ được vẻ hồn nhiên của năm đó.
- Anh trở lại đã gặp được người đó chưa? Người nhà anh không phản đối?
- Sống độc lập từ nhỏ, việc tôi làm người nhà chưa hề phản đối. Người tôi muốn gặp đã gặp được, cô ấy vẫn vậy, y hệt như trong trí nhớ của tôi năm cũ. Cô không tò mò về ân nhân của tôi?
Phương tất nhiên là tò mò nhưng nếu hỏi liệu anh có nói không? Nên thôi đi, Phương nghĩ có lẽ Du sẽ không nói.
Không khí trở nên tĩnh lặng, yên ắng hẳn. Du quay sang nhìn Phương thì thấy cô đang đưa mắt nhìn lên trời, miệng hơi giương lên. Phương không hỏi nên Du nói luôn.
- Ân nhân của tôi chính là cô đấy. Ở đây được mấy tháng rồi, ngày nào tôi cũng ra ngoài biển đánh đàn, tôi mong một ngày sẽ thấy cô đi ngang qua, lúc đó tôi có thể thấy được cô và thực hiện lời hứa của mình. Cây bút ghi âm ấy có giọng nói của mẹ, nó là nguồn sống, là động lực cho tôi sống và vượt qua nỗi đau. Cô không biết tôi đã hoảng hốt thế nào khi đánh mất nó đâu!
Phương thật sự không thể tin những gì Du nói, trên đời này vẫn có người ngốc nghếch đến thế, tại sao phải vì một người mà vất vả tìm kiếm trong biển người mênh mông.
- Có nghĩa là anh vì tôi mà rời khỏi gia đình, vì đợi tôi mà phải ngồi đây đàn hát. Anh không nên để ý đến lời hứa kia, tôi cũng đã quên.
- Một phần thôi, Quy Nhơn là quê hương của mẹ tôi. Mẹ tôi đẹp nên Quy Nhơn cũng trở nên xinh đẹp hơn, những kí ức tồn tại nơi trí nhớ đều là bà ấy cho tôi. Chỉ cần có thời gian là tôi đều về.
Du là người trọng lời hứa và nặng tình cảm, điều đó làm Phương thấy khâm phục. Phương gắn bó với Quy Nhơn được ba năm, tai nghe mọi người khen đẹp nhưng mắt chưa thấy mà chân cũng chưa từng đi. Không tiếp xúc nên cảm thấy mình cô độc, lẻ loi chăng?
Phương cũng muốn thử đi hết một vòng, có cơ hội ngắm được cảnh ở Quy Nhơn, để thấy nó đẹp đến nhường nào.
- Anh đã đi hết Quy Nhơn rồi phải không, thật là ngưỡng mộ.
- Cô không cần ngưỡng mộ người khác, vì tôi sẽ giúp cô đi khắp nơi này.
Đó là lời hứa giữa hai người, một lời hứa mà hai năm qua Du luôn nhắc nhở bản thân mình phải nhớ.
- Tôi còn có một bài hát muốn tặng, cô nghe chứ?
- Tất nhiên là tôi nghe.
"Trong ánh nắng ban mai đầy rực rỡ
Tôi đã chờ cô gái ấy thật lâu
Trong biển người mênh mông rộng lớn
Có ai thấy cô gái ấy đâu không?
Tôi trở về trả cho cô lời hứa
Cùng nhau đi ngắm cảnh đẹp thiên nhiên
Quy Nhơn đó, một nơi đầy nắng gió
Có biển xanh, rợp bóng bãi cát vàng
Uốn vây quanh nửa hình bán nguyệt.
Này đầm Thị Nại bên đây
Bên kia tháp Bánh, tháp Đôi đi cùng
Có cù lao, có chiến tích huy hoàng
In chiến công của một thời lịch sử
Có thi nhân tên Hàn Mặc Tử
Kết nên tình trong những vần thơ..."
- Rất hay, rất ý nghĩa. Tên của bài hát là gì vậy?
- Vì muốn cho cô thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên và có niềm tin hơn trong cuộc sống nên tôi lấy tên là "Tiếng hát cho ngày mai".
Còn có nhiều nơi mà Du đã từng đi qua, giờ đây Du muốn sẽ có Phương đi chung bên cạnh. Chỉ cần hòa nhập cảm nhận, mở rộng trái tim đón lấy thì nơi đâu cũng đẹp, cũng là thiên đường.
Du đưa tay của mình ra trước, chờ đợi bàn tay của Phương đặt lên. Cô rụt rè một lúc, sau đó cũng quyết định đặt tay lên đó. Nhìn đôi bàn tay đan chặt vào nhau. trong mắt hai người đều hiện lên ý cười nồng đậm.
- Biết đâu một ngày không xa, tôi sẽ chuyển về đây học tập. Tôi cảm thấy bản thân quyến luyến Quy Nhơn rất nhiều. Còn có, bất kể sau này thế nào, chỉ cần là nơi cô muốn tới tôi nhất định sẽ đi cùng.
- Được.
Tương lai Phương vẫn còn gắn bó với mảnh đất đầy nắng đầy gió này nhưng ở tương lai đó, cô sẽ không còn cô độc một mình, không còn sợ phải đối mặt với cảm giác trống rỗng nữa. Tiếng hát của chàng trai tên Du đã tiếp cho Phương có thêm sức mạnh, cho cô thấy được vẻ đẹp của thành phố Quy Nhơn êm dịu hiền hòa đến mức nào.
Quy Nhơn, nơi Phương đã chọn, nó sẽ là nơi ươm mầm xanh cho những dự định, những ước mơ, những hi vọng trong mai sau.
Cám ơn "Tiếng hát cho ngày mai", một ngày mai tươi sáng rạng rỡ với ánh dương chiếu rọi khắp muôn nơi.
Theo Iblog
Đàm Vĩnh Hưng 'táo bạo' làm live show Bolero phong cách Sài Gòn xưa Đàm Vĩnh Hưng sẽ thực hiện live show Bolero, lấy cảm hứng từ Sài Gòn xưa. Chiều 6/7, Đàm Vĩnh Hưng tổ chức họp báo live show Sài Gòn Bolero & Hưng tại TP.HCM. Đây là live show lớn đầu tiên của "ông hoàng nhạc Việt" trong năm 2017. Đàm Vĩnh Hưng chia sẻ live show lấy cảm hứng chủ đạo về Sài...