Lính Thái Lan nhiễm nCoV sau đợt huấn luyện chung với Mỹ
9 binh sĩ Thái Lan nhiễm nCoV sau chuyến huấn luyện tại Hawaii hồi tháng 7, buộc nước này đình chỉ mọi kế hoạch diễn tập chung với Mỹ.
Quân đội Thái Lan hôm qua cho biết số binh sĩ nhiễm nCoV này nằm trong đoàn 151 quân nhân vừa trở về từ đợt huấn luyện Lightning Forge 2020 với lính Mỹ trong ba tuần đầu của tháng 7 tại Hawaii.
“Quân đội đã đình chỉ mọi hoạt động tiếp đón lực lượng nước ngoài cho đến khi tình hình cải thiện”, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Thái Lan Kongcheep Tantawanich cho biết, thêm rằng nước này không có kế hoạch huấn luyện chung với lực lượng quân đội nước nào khác ngoài Mỹ.
Lính Mỹ và Thái Lan trong cuộc huấn luyện Lightning Forge hôm 15/7. Ảnh: US Army.
Nattapon Srisawat, người đứng đầu đơn vị phòng chống Covid-19 của quân đội Thái Lan, cho biết lực lượng này phải duy trì cảnh giác. “Sẽ rất khó đi lại trong thời điểm này, chúng tôi phải cẩn trọng”, ông nói.
Thái Lan hiện ghi nhận 3.317 ca nhiễm nCoV, trong đó 58 người đã chết. Những trường hợp dương tính gần đây đều là những ca ngoại nhập, trong khi Thái Lan chưa ghi nhận tình trạng lây nhiễm cộng đồng trong 69 ngày.
Video đang HOT
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, đã báo cáo hơn 4,8 triệu ca nhiễm và hơn 158.000 người chết. Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) dự đoán đến ngày 22/8, hơn 173.000 người Mỹ sẽ tử vong vì Covid-19. Theo tiến sĩ Scott Gottlieb, cựu quan chức Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm (FDA), số người chết vì Covid-19 tại Mỹ sẽ lên tới 300.000 vào cuối năm nay nếu tình hình không có biến chuyển tích cực.
Những yếu tố giúp Thái Lan thoát ’sóng thần’ Covid-19 Nhiều người trẻ Thái biểu tình đòi Thủ tướng từ chức
Quy mô khổng lồ của Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ
Tiền thân của Hạm đội Thái Bình Dương là Phân hạm đội Thái Bình Dương và Phân hạm đội Đông Ấn.
Ngày 15/4/1907, Phân hạm đội Thái Bình Dương hợp nhất với Phân hạm đội châu Á thành Hạm đội Thái Bình Dương. Năm 1922, Hạm đội Thái Bình Dương và Hạm đội Đại Tây Dương hợp nhất thành Hạm đội Mỹ. Ngày 1/2/1940, thực hiện chủ trương "Hải quân 2 đại dương", Hạm đội Thái Bình Dương và Hạm đội Đại Tây Dương được tái lập.
Giai đoạn Chiến tranh Thế giới lần thứ II, Hạm đội Thái Bình Dương đã tham gia nhiều chiến dịch quan trọng. Giai đoạn sau đó, do Mỹ chú trọng khu vực châu Âu nên quy mô của Hạm đội Thái Bình Dương bị thu nhỏ, nhiều ưu tiên được giành cho Hạm đội Đại Tây Dương.
Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ. Ảnh: Defensenews
Từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay, trọng điểm chiến lược của Mỹ từng bước chuyển sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương, lực lượng của Hạm đội Thái Bình Dương cũng từng bước được tăng cường, vị trí của Hạm đội Thái Bình Dương ngày càng trở nên quan trọng.
Đến nay, Hạm đội Thái Bình Dương trở thành tập đoàn tác chiến hải quân mạnh nhất của Mỹ, chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và đại bộ phận Bắc Băng Dương (chiếm 70% tổng diện tích biển và đại dương toàn cầu, lớn gấp 2,55 lần diện tích khu vực quản lý của Hạm đội Đại Tây Dương).
Tập đoàn tác chiến hải quân mạnh nhất của Mỹ
Nhiệm vụ chủ yếu của Hạm đội Thái Bình Dương là: Phòng ngự trên biển hướng bờ Tây nước Mỹ và tác chiến trên biển trong các khu vực tác chiến Thái Bình Dương và trung tâm; Huấn luyện cho lực lượng tác chiến hải quân thuộc các Bộ tư lệnh Thái Bình Dương, Bộ tư lệnh Trung tâm, Bộ tư lệnh Phương Bắc, Bộ tư lệnh Phương Nam, Bộ tư lệnh chiến lược và các bộ tư lệnh khác. Bộ tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương đóng tại căn cứ Trân Châu Cảng, Hawaii.
Hạm đội Thái Bình Dương được biên chế thành 3 hạm đội lớn là Hạm đội 3, Hạm đội 5 và Hạm đội 7.
Hạm đội 3 đóng tại căn cứ San Diego, California. Nhiệm vụ chủ yếu là chỉ huy tác chiến trên biển ở khu vực Đông Thái Bình Dương. Kỳ hạm là tàu chỉ huy Koronod.
Hạm đội 5 đóng tại Manamah, Bharain, nhiệm vụ chủ yếu là chỉ huy tác chiến trên biển ở khu vực Trung Đông. Đây là hạm đội duy nhất của hải quân Mỹ không có kỳ hạm và lực lượng thường trực cố định. Toàn bộ lực lượng của hạm đội đều do bộ phận đóng tại Mỹ và Hawaii luân phiên đổi trực 6 tháng 1 lần.
Khi xảy ra chiến tranh, Hạm đội 5 sẽ được tăng cường lực lượng từ các hạm đội khác. Trong các cuộc chiến tranh ở khu vực Trung Đông, Hạm đội 5 luôn là nòng cốt trong việc tổ chức chỉ huy tác chiến trên biển.
Hạm đội 7 đóng tại căn cứ Yokosuka, Nhật Bản. Kỳ hạm là tàu chỉ huy Blue Ridge, khi tàu này phải sửa chữa lớn thì tàu chỉ huy Koronod sẽ thay thế.
Đây là hạm đội tiền duyên lớn nhất của hải quân Mỹ trên khu vực châu Á - Thái Bình Dương với phạm vi hoạt động rộng lớn, gồm: Tây Bắc Thái Bình Dương, Tây Thái Bình Dương, Tây Nam Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và biển Ảrập; phía bắc tới quần đảo Thousand, phía nam tới châu Nam Cực, phía đông bắt đầu từ Đường đổi ngày (gần kinh tuyến 180 độ kinh Đông từ Bắc Cực qua eo biển Bering, Thái Bình Dương cho đến Nam Cực), phía tây qua Ấn Độ Dương tới bờ biển phía đông châu Phi.
Để đảm trách được địa bàn rộng lớn này, lực lượng tác chiến của Hạm đội 7 thường tổ chức biên chế thành nhiều hạm đội đặc nhiệm hỗn hợp để thực hiện những nhiệm vụ tác chiến khác nhau.
Lực lượng hùng hậu
Lực lượng của Hạm đội Thái Bình Dương khi cao nhất khoảng 230.000 quân (gồm cả hơn 90.000 lính hải quân đánh bộ), 230 tàu chiến và 1.600 máy bay các loại. Trong đó, tàu chiến thường gồm: 6 tàu sân bay, 10 tàu ngầm tên lửa hạt nhân chiến lược, 26 tàu ngầm tấn công động lực hạt nhân, 12 tàu tuần dương tên lửa, 28 tàu khu trục tên lửa, 15 tàu hộ vệ tên lửa, 19 tàu tác chiến thủy/bộ, 6 tàu quét lôi, 4 tàu tuần tiễu, 100 tàu đảm bảo hậu cần và vận tải...
Lực lượng tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương được chia thành 4 Bộ tư lệnh tác chiến: Bộ tư lệnh tàu mặt nước, Bộ tư lệnh hàng không, Bộ tư lệnh tàu ngầm và Bộ tư lệnh hải quân đánh bộ hạm đội.
Hạm đội Thái Bình Dương có 41 căn cứ, trong đó, 27 căn cứ đóng tại phía tây bờ biển nước Mỹ, 3 căn cứ tại Hawaii, 2 căn cứ tại đảo Guam, 6 căn cứ đóng tại Nhật Bản, 1 căn cứ tại Singapore, 1 căn cứ tại Diego Garcia - Ấn Độ Dương, 1 căn cứ đóng tại Bharain.
Với vai trò là một trong những tập đoàn tác chiến mạnh nhất trên toàn cầu hiện nay, lực lượng của Hạm đội Thái Bình Dương đang là nòng cốt trong việc thực hiện các nhiệm vụ chiến lược của Mỹ đối với khu vực Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương như: Kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc; Giám sát, xử lí tình hình bán đảo Triều Tiên cũng như vấn đề hạt nhân của Iran...
'Phim trường' che mắt địch của Mỹ trong Thế chiến II Nỗi ám ảnh Trân Châu Cảng khiến Mỹ cảnh giác cao độ trước mối đe dọa từ Nhật và quyết tâm thực hiện chiến dịch ngụy trang quy mô lớn. Năm 1941, giữa lúc Thế chiến II đang sôi sục, nước Mỹ vẫn tương đối yên bình, cho đến khi phát xít Nhật tấn công vào Trân Châu Cảng thuộc bang Hawaii. Cuộc...