Lính Nhật được tham chiến: Mỹ ủng hộ, Trung nổi đóa
Mỹ ngày 1/7 đã hoan nghênh sự thay đổi mang tính lịch sử của Nhật Bản nhằm mở rộng vai trò của quân đội, cho phép quân đội tham chiến để bảo vệ các đồng minh.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel.
“Chúng tôi đã theo dõi và quan tâm tới cuộc thảo luận sâu rộng tại Nhật Bản về vấn đề thực thi quyền phòng vệ của nước này theo Hiến chương Liên hợp quốc”, phó phát ngôn viên Bộ ngoại giao Mỹ Marie Harf cho biết trong cuộc họp báo thường ngày hôm qua.
“Chúng tôi hoan nghênh chính sách mới của chính phủ Nhật liên quan tới quyền phòng vệ tập thể và các vấn đề an ninh có liên quan”.
Sau nhiều tháng tranh cãi và vấp phải sự phản đối của những người chỉ trích, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe ngày 1/7 cho biết nội các của ông đã chính thức ủng hộ việc diễn giải lại hiến pháp hòa bình của Nhật, vốn cấm sử dụng vũ lực, ngoại trừ các tình huống rất hạn chế.
Theo việc diễn giải các quy định của hiến pháp, các binh sĩ Nhật giờ đây có thể trợ giúp các đồng minh trong trường hợp bị tấn công.
Bà Harf nói thêm rằng liên minh Mỹ-Nhật là “một trong những mối quan hệ an ninh quan trọng nhất của chúng tôi”.
“Chúng tôi đánh giá cao các nỗ lực của Nhật nhằm tăng cường hợp tác an ninh và duy trì sự minh bạch và cởi mở thông qua quá trình quyết định vốn dẫn tới chính sách mới”, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Mỹ nói.
Video đang HOT
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cũng hoan nghênh quyết định của chính phủ Nhật nhằm cho phép nước này thực thi quyền phòng vệ tập thể.
Trong một tuyên bố đưa ra hôm qua, ông Hagel cho hay chính sách an ninh mới của Nhật sẽ cho phép lực lượng phòng vệ nước này tham gia vào nhiều hoạt động hơn và giúp liên minh Mỹ-Nhật hiệu quả hơn.
Theo ông Hagel, quyết định của Tokyo là một bước quan trọng để Nhật Bản đóng góp nhiều hơn cho hòa bình và an ninh khu vực cũng như toàn cầu.
Bộ trưởng Hagel cho biết thêm, ông mong chờ thảo luận về chính sách mới của Nhật khi người đồng cấp Nhật Itsunori Onodera tới thăm Washington vào tuần tới.
Trung, Hàn nổi giận
Sự thay đổi quan trọng trên của Tokyo diễn ra trong bối cảnh các căng thẳng khu vực với Trung Quốc đang leo thang vì các tranh chấp biển đảo ở Hoa Đông và Biển Đông.
Tuy nhiên, chính sách mới của Tokyo đã khiến Trung Quốc nổi giận sau khi mối quan hệ giữa hai nước bị tổn hại bởi tranh chấp lãnh thổ, sự nghi kỵ và di sản quá khứ hiếu chiến của Nhật.
“Trung Quốc phản đối Nhật Bản bịa đặt mối đe dọa từ Trung Quốc để thúc đẩy chương trình nghị sự chính trị trong nước”, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi phát biểu tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh ngày 1/7.
“Chúng tôi yêu cầu Nhật Bản tôn trọng các lo ngại an ninh của các láng giềng châu Á và thận trọng giải quyết vấn đề liên quan”, ông Hồng Lỗi nói thêm.
Tại Seoul, Bộ ngoại giao Hàn Quốc cho biết trong một tuyên bố rằng nước này xem quyết định của Nhật là một sự thay đổi quan trọng về chính sách an ninh và Seoul sẽ theo dõi chặt chẽ.
Tuyên bố cũng nhấn mạnh rằng Hàn Quốc sẽ không cho phép Nhật thực thi quyền phòng vệ tập thể mà không có yêu cầu hoặc sự đồng ý của Seoul, nếu nó ảnh hưởng tới an ninh trên bán đảo Triều Tiên và lợi ích quốc gia của Hàn Quốc.
Hàn Quốc cho biết thêm, Nhật Bản phải từ bỏ việc xem xét lại lịch sử và có các hành động đúng đắn để có thể giành lại niềm tin từ các láng giềng. Tuyên bố của Hàn Quốc cũng hối thúc Tokyo nên duy trì hiến pháp hòa bình, vốn đã tồn tại hơn 60 năm qua.
Tuy nhiên, Thư ký báo chí của Bộ quốc phòng Mỹ John Kirby ngày 1/7 bác bỏ những chỉ trích từ một số láng giềng của Nhật rằng quyết định mới của Tokyo có thể làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Ông Kirby cho hay không có lý do gì để tin hoặc lo ngại rằng chính sách mới của Nhật sẽ khiến các căng thẳng xấu đi. Ông này nói thêm, Mỹ cho rằng chính sách mới sẽ giúp củng cố an ninh và sự ổn định trong khu vực.
An Bình
Tổng hợp
Theo Dantri
Nhật Bản nới lỏng hạn chế quân đội, Trung Quốc phản ứng
Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói Nhật Bản nên tính tới lợi ích của các nước láng giềng khi đưa ra giải pháp trong lĩnh vực an ninh.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói Nhật Bản nên tính tới lợi ích của các nước láng giềng khi thông qua các quyết định về quốc phòng và an ninh.
Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ, ông Hồng Lỗi nói: "Chúng tôi phản đối hành động Nhật Bản cố ý thêu dệt về mối đe dọa từ Trung Quốc hòng phục vụ cho các mục đích chính trị trong nước".
Ông Hồng Lỗi cảnh báo Nhật Bản rằng bất chấp việc nước này sẽ thay đổi cách diễn giải đối với bản Hiến pháp như thế nào, Tokyo "không được xâm phạm chủ quyền và an ninh quốc gia của Trung Quốc cũng như phá hoại hòa bình và ổn định trong khu vực".
Lực lượng phòng vệ mặt đất Nhật Bản diễn tập bảo vệ biển đảo trên một đảo hoang thuộc quần đảo Amami, tỉnh Kagoshima
Ngày 1/7, Chính phủ Nhật Bản do Thủ tướng Shinzo Abe đứng đầu đã thông qua quyết nghị lần đầu tiên kể từ sau Thế chiến II cho phép quân đội nước này sử dụng vũ lực ngoài biên giới với một số điều kiện, bao gồm cả việc bảo vệ "các quốc gia thân thiện".
Ngay từ sáng sớm, tại trung tâm thành phố Tokyo, trước tòa nhà Quốc hội và Dinh Thủ tướng đã có hàng ngàn người biểu tình phản đối việc thông qua nghị quyết.
Các cuộc biểu tình tương tự cũng được tổ chức ở trung tâm Tokyo vài ngày qua. Theo thăm dò dư luận, ít nhất một nửa số cử tri Nhật Bản phản đối gia tăng quyền hạn cho các nhà quân sự.
Việc thông qua văn kiện này là bước ngoặt lớn nhất trong chính sách quốc phòng của Tokyo kể từ năm 1954, khi đất nước tái lập lực lượng vũ trang, hiện tồn tại theo một số hạn chế của pháp luật.
Theo VTC
Liên minh cầm quyền Nhật Bản thông qua quyền phòng vệ tập thể Ngày 1/7, các chính đảng trong liên minh cầm quyền ở Nhật Bản đã nhất trí về một sửa đổi lớn trong chính sách an ninh thời hậu chiến của nước này, qua đó cho phép thực thi quyền phòng vệ tập thể bằng cách giải thích lại bản Hiến pháp hòa bình. Thủ tướng Shinzo Abe. Dự kiến, nội các của Thủ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tang lễ Giáo hoàng Francis: Mộ phần đơn giản và thánh đường không ngủ

GDP bang California Mỹ vượt Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới?

Mở cửa xuyên đêm phục vụ viếng Giáo hoàng Francis

Crimea thành tâm điểm tranh cãi Mỹ - Ukraine

Tổng thống Trump: Ukraine muốn gia nhập NATO là yếu tố châm ngòi cho xung đột

Israel chỉ trích Tây Ban Nha vì hủy hợp đồng mua đạn trị giá 6,6 triệu euro

Chủ tịch Ủy ban châu Âu hy vọng gặp Tổng thống Trump bên lề lễ tang Giáo hoàng Francis

Tướng cấp cao quân đội Liên bang Nga thiệt mạng trong vụ đánh bom xe gần Moskva

Hàn Quốc có khả năng hạ lãi suất về mức 1,75%

Nga tiếp tục tấn công vào Ukraine, khiến 3 người chết

Cuộc chiến nguy hiểm hơn đang rình rập nước Mỹ phía sau chính sách thuế quan

Du khách Nga lách lệnh cấm thị thực, tiếp tục du lịch khắp châu Âu
Có thể bạn quan tâm

Có gì bên trong "ly cà phê" giá 150 triệu đồng của hôn thê tỷ phú Amazon?
Thời trang
00:17:15 26/04/2025
Xôn xao hình ảnh công an xuất hiện ở kho hàng vợ chồng TikToker nổi tiếng
Tin nổi bật
00:12:35 26/04/2025
Vụ đường dây thuốc giả ở Thanh Hóa: Phát hiện nhiều cửa hiệu bán thuốc giả
Pháp luật
00:01:37 26/04/2025
Clip hot: Sao nhí Vbiz mới 14 tuổi đã được ví như đại minh tinh, một lọn tóc bay cũng thành "mỹ cảnh nhân gian"
Hậu trường phim
23:55:41 25/04/2025
HOT: "Nàng cỏ" Goo Hye Sun công khai con trai bí mật?
Sao châu á
23:26:52 25/04/2025
Cháy xe Mercedes 5 tỷ, Duy Mạnh có luôn động thái "bù lỗ"
Nhạc việt
23:07:12 25/04/2025
Hơn 400 nghìn video đu trend quy tụ nhiều trai xinh gái đẹp nhất lúc này: Khởi xướng là nam thần "chồng IU"
Nhạc quốc tế
22:53:16 25/04/2025
Trương Ngọc Ánh 49 tuổi vẫn trẻ đẹp, Trần Lực tiết lộ về Lê Khanh
Sao việt
22:21:36 25/04/2025
Samsung trình làng thế hệ TV AI 2025 tại Việt Nam
Đồ 2-tek
21:57:48 25/04/2025
Tại sao có cổng USB 'đực' và 'cái'?
Thế giới số
21:53:01 25/04/2025