Lính dù Mỹ sẵn sàng đổ bộ tiêu diệt IS (Kỳ 1)
Nếu Mỹ buộc phải đưa bộ binh tham chiến ở Iraq và Syria để chống lại IS, Lữ đoàn dù 2 sẽ là đơn vị đầu tiên lên đường.
Ngay sau khi tiếp đất trong đêm tối và cuộn chiếc dù của mình lại, đại tá Joseph A. Ryan nhanh chóng nhập đội với một số sĩ quan tại điểm tập kết. Những tín hiệu liên lạc vô tuyến vang lên trong tai nghe của ông, trong khi những ánh đèn pin màu đỏ lia nhanh trên tấm bản đồ.
Lính dù Mỹ huấn luyện đổ bộ xuống chiến trường
Trên không, hàng ngàn lính dù đang lơ lửng giữa bầu trời, và những chiếc xe tải thiết giáp được thả xuống bằng dù trở thành những công sự di động che chở cho họ khỏi hỏa lực của đối phương. Tiếng súng máy 50 ly và những tràng súng trường rộ lên đâu đó chứng tỏ lính dù đã chạm mặt với kẻ thù.
Đại tá Ryan là chỉ huy đơn vị chiến đấu Lữ đoàn 2 thuộc sư đoàn dù 82 của quân đội Mỹ. Ông nằm trong đợt lính dù đầu tiên nhảy xuống để chiếm giữ và bảo vệ một sân bay sâu bên trong lãnh thổ địch giả định tại Trung tâm Huấn luyện Sẵn sàng Chiến đấu trong một đợt huấn luyện tác chiến cường độ cao kéo dài 12 ngày.
Nếu quân đội Mỹ bị dồn vào tình thế bắt buộc phải đưa lực lượng bộ binh tham chiến ở Iraq và Syria để chống lại phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS), đơn vị lính dù của ông sẽ là những người đầu tiên lên đường.
Đợt huấn luyện này chính là những gì họ sẽ làm nếu được đưa ra chiến trường đối mặt với IS, và mặc dù Washington nhiều lần tuyên bố rằng sẽ không đưa bộ binh đến Iraq, lữ đoàn dù của đại tá Ryan vẫn đang quyết liệt chuẩn bị cho tình huống đó.
Video đang HOT
Đợt huấn luyện tăng cường này được tổ chức ngay trước khi Lữ đoàn 2 được giao nhiệm vụ là thành tố chính trong Lực lượng Phản ứng Toàn cầu Mỹ, một lực lượng bộ binh-không quân hỗn hợp được đặt trong tình trạng báo động chiến đấu cao trong vòng 8 tháng tiếp theo.
Lính dù Mỹ huấn luyện sẵn sàng chống IS
Từ lâu, Bộ Quốc phòng Mỹ vẫn luôn duy trì một lữ đoàn bộ binh chiến đấu làm lực lượng phản ứng nhanh của quốc gia, và theo thông lệ, các lữ đoàn của Sư đoàn dù 82 sẽ thay phiên nhau trực sẵn sàng chiến đấu trong thời gian 8 tháng.
Khi có lệnh, lữ đoàn trực sẵn sàng chiến đấu và toàn bộ trang thiết bị của nó sẽ được vận chuyển bằng đường hàng không tới địa điểm tập kết quy định trong vòng 18 giờ. Trong đợt huấn luyện này, vai trò của họ là một lực lượng phản ứng nhanh, đột phá khẩu để kiểm soát tình hình đủ lâu cho đến khi một lực lượng thường trực chiến đấu khác đến tiếp quản.
Chiến thuật của họ là bất ngờ đổ một lực lượng chiến đấu cực mạnh bằng dù xuống lãnh thổ đối phương với một tốc độ mà kẻ thù không thể ngờ tới được. Trong vài giờ tiếp theo, các binh sĩ của Ryan sẽ dọn sạch đường băng sân bay bằng một chiếc máy ủi được thả xuống bằng dù.
Tiếp theo đó, một loạt máy bay vận tải hạng nặng chở khoảng 4.000 lính dù, 2.000 quân tăng viện cùng các xe thiết giáp, vũ khí hạng nặng và cả trực thăng vũ trang sẽ tiến vào dưới sự bảo vệ của các chiến đấu cơ quần thảo trên bầu trời.
Lực lượng tăng viện sẽ thiết lập một trung tâm chỉ huy chiến thuật công nghệ cao để điều phối các trận chiến chuẩn bị nổ ra, đồng thời bắt liên lạc với lực lượng đặc nhiệm đã bí mật đột nhập vào khu vực này từ trước.
Bên trong sở chỉ huy tác chiến của Lữ đoàn 2
Đó chính là phần dễ dàng nhất của chiến dịch. Sau giai đoạn này, đại tá Ryan sẽ phải vạch ra các kế hoạch ứng phó với một loạt tình huống khủng hoảng nổ ra trên vùng “lãnh thổ địch” mà lữ đoàn của ông được giao nhiệm vụ bảo vệ.
Theo tình huống giả định, lãnh sự quán Mỹ tại khu vực này đã bị phiến quân IS tràn vào và chiếm được, giống như những gì đã xảy ra với lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi năm 2012 khiến đại sứ Christopher Stevens và 3 lính thủy đánh bộ thiệt mạng.
Không những thế, lữ đoàn của Ryan còn phải hỗ trợ lực lượng nổi dậy ôn hòa, giống như những gì đang xảy ra ở Syria trước mối đe dọa của một đạo quân đông đảo chiến binh IS đang áp sát cùng với xe tăng, pháo tầm xa, rocket và pháo phòng không.
Một tình huống khẩn cấp khác không kém là hai kho vũ khí hóa học bí mật (giống như ở Syria) đang có nguy cơ rơi vào tay phiến quân IS. Ngoài ra, các công dân Mỹ ở đây cần phải được xác định vị trí và sơ tán trước khi họ bị IS bắt làm con tin.
Những nhiệm vụ này trở thành những câu hỏi hóc búa mà đại tá Ryan và các sĩ quan tham mưu của mình phải trả lời, trong khi họ chụm đầu trên màn hình máy tính tại sở chỉ huy và thi nhau hét vào bộ đàm giữa tiếng gầm gào của máy nổ. Họ sẽ giải bài toán hóc búa này như thế nào trên lãnh thổ thù địch do IS kiểm soát, mời các bạn theo dõi kỳ 2 vào lúc 19h ngày 10/11
Theo Trí Dũng (Theo WP, NYT) (Khám phá)
Trúng bom Mỹ, trùm phiến quân IS "bị thương nặng"
Thủ lĩnh tối cao của nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) Abu Bakr al-Baghdadi được cho là đã bị thương nặng trong một cuộc không kích do Mỹ đứng đầu tại Iraq, nhằm vào đoàn xe quân sự chở một nhóm thành viên cao cấp của IS
Kênh truyền hình Al Arabiya trích dẫn các nguồn tin địa phương cho biết, al-Baghdadi đã bị "thương nặng" trong chiến dịch không kích do Mỹ đứng đầu tại thị trấn al-Qaim, Iraq, vào chiều tối 7/11.
"Máy bay chiến đấu của lực lượng liên quân đã tấn công một cuộc họp giữa các thành viên cao cấp của IS tại thành phố Qaim thuộc tỉnh Anbar, khiến hàng chục người thiệt mạng và nhiều người bị thương. Nhóm IS đã phong tỏa mọi con đường ở Qaim đưa người bị thương tới bệnh viện", Nghị sĩ đại diện cho tỉnh Anbar, ông al-Karbouli cho biết.
Thủ lĩnh tối cao của nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) Abu Bakr al-Baghdadi.
Bộ Chỉ huy Trung ương Mỹ thông báo cuộc không kích đã phá hủy 10 xe tải vũ trang chở các thành viên cao cấp của nhóm IS gần thành phố Mosul. Mặc dù vậy, Lầu Năm Góc không thể xác nhận liệu al-Baghdadi có mặt trong đoàn xe này hay không.
"Tôi có thể khẳng định máy bay chiến đấu của liên quân đã thực hiện một loạt cuộc không kích vào ngày 7/11 tại Iraq, nhằm vào các thủ lĩnh của IS đang hội họp tại gần thành phố Mosul", Trung tá Patrick Ryder, phát ngôn viên của Bộ Chỉ huy Trung ương Mỹ cho biết.
Kênh truyền hình Al-Hadath TV cũng khẳng định Baghdadi là một trong những thành viên tham dự cuộc họp của nhóm IS bị Mỹ không kích. Mặc dù vậy, các tài khoản Twitter thân IS bác bỏ các báo này và tuyên bố Baghdadi vẫn còn sống khỏe mạnh.
Cho tới khi nơi trú ẩn của Baghdadi được xác nhận, chưa thể chắc chắn về số phận của thủ lãnh IS. Vào tháng 9 vừa qua, một số báo cáo cho rằng Baghdadi đã thiệt mạng trong một không kích của Mỹ. Hàng nghìn tài khoản mạng xã hội sau đó đã đăng ảnh được cho là xác của Baghdadi.
Theo Huy Phong (Theo RT) (Khám phá)
Chiến dịch "chặt đầu rắn" Dưới mắt Mỹ và Anh, Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) rất mạnh, nguy hiểm hơn Al-Qaeda nhiều lần, lại còn rất xảo quyệt với chiến thuật "gậy ông đập lưng ông", tức dùng người phương Tây đánh lại phương Tây Sau khi cân nhắc thiệt hơn, Thủ tướng Anh David Cameron và Tổng thống Mỹ Barack Obama đã quyết định không...