Lính Anh rầm rộ tập trận, sẵn sàng đấu với Nga
Các lãnh đạo quân đội Anh đang chỉ đạo các cuộc tập trận quân sự lớn nhất của NATO trong hơn 30 năm qua ở Na Uy nhằm “chuẩn bị cho cuộc chiến tranh quy mô lớn”, trong đó bao gồm nguy cơ chiến sự nổ ra với Nga, theo Daily Star.
Trong hơn năm ngày, 420 phương tiện quân sự của các lực lượng vũ trang Anh đã thực hiện cuộc hành trình 1.390 dặm (2.237 km) từ Scotland đến Na Uy qua Hà Lan, Đức, Đan Mạch và Thụy Điển.
Chuẩn tá Oliver Stokes, chỉ huy của một đội lữ đoàn đa quốc gia trong cuộc tập trận chia sẻ: “Trong 32 năm phục vụ trong quân đội tôi chưa bao giờ làm bất cứ điều gì với quy mô như thế này.Thông điệp ở đây rất rõ ràng – chúng tôi có một lực lượng có thể phản ứng nhanh chóng”.
Trong một khoa mục tập trận các lực lượng Anh giữ vai trò lãnh đạo trong khi kẻ thù giả định do binh sĩ Na Uy, Đức và Thụy Điển đóng giả.
Video đang HOT
Quân đội phải tập trận ở nhiệt độ cực thấp -27C. Chuẩn tướng Stokes nhấn mạnh: “Cần phải tập luyện cho chiến tranh quy mô lớn”.
Trong khi các lãnh đạo quân đội tránh nhắc đến Nga, một nguồn tin xác nhận, Nga là lý do đằng sau tất cả những sự kiện này. “Tất cả chúng ta đều biết điều đó”, theo nguồn tin.
CF-188 Hornet của Không quân Canada tham gia cuộc tập trận Trident Juncture 18 ở Bodo, Na Uy.
Trực thăng tấn công Tiger của Pháp
Xe tăng Hà Lan xuất hiện trong cuộc tập trận ở Na Uy.
Thủy quân lục chiến Mỹ trong cuộc tập trận Trident Juncture 18
Theo Danviet
Tham vọng của Trump và giá đắt nước Mỹ phải trả
Mỹ đã phải trả giá đắt. Việc lật ngược JCPOA làm Mỹ bị cô lập ngày càng tăng trên thế giới bởi đi ngược lợi ích và đối nghịch với quan điểm của đại đa số các quốc gia trên thế giới, lại còn ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến lợi ích chính đáng của các nước này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Đúng như đã được tuyên cáo từ trước, Mỹ áp dụng từ ngày 5.11.2018 gói biện pháp tiếp theo trừng phạt Iran và trở lại hoàn toàn chính sách đôi với Iran như trước khi có thoả thuận về giải pháp cho vấn đề hạt nhân của Iran, được gọi là Kế hoạch hành động tổng thể chung (JCPOA).
JCPOA được ký kết năm 2015 giữa Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp và Đức với Iran nhằm giải quyết vấn đề chương trình hạt nhân của Iran và đã được HDBA LHQ phê chuẩn. Tổng thống Mỹ Donald Trump từ khi còn vận động tranh cử tổng thống ở Mỹ đã luôn coi việc người tiền nhiệm ký kết JCPOA là sai lầm, coi bản thân thoả thuận là tồi tệ nhất đối với nước Mỹ và cam kết sẽ lật ngược nó. Với việc áp dụng gói biện pháp trừng phạt Iran mới nói trên, ông Trump hoàn tất quá trình rút nước Mỹ ra khỏi JCPOA. Ở gói biện pháp trừng phạt Iran trước, Mỹ nhằm vào cắt mọi khả năng Iran tiếp cận đồng USD và trên thực tế đã gây khó khăn lớn cho Iran do làm cạn kiệt nguồn ngoại tệ của Iran, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định giá trị đồng bản tệ của Iran.
Lần này, Mỹ nhằm vào xuất khẩu dầu lửa của Iran và thanh toán của Iran với bên ngoài, có khác biệt rất cơ bản so với trước khi có JCPOA là nhằm vào cả những nước, doanh nghiệp và cá nhân tiếp tục hợp tác kinh tế và trao đổi thương mại với Iran. Tuy nhiên, ở giai đoạn ban đầu này, phía Mỹ coi 8 nước là ngoại lệ, trong đó có những nước nhập khẩu dầu lửa nhiều nhất của Iran như Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc hay Nhật Bản (nhiều thứ 6) hoặc vì lý do và lợi ích khác quan trọng đối với Mỹ như Iraq hay Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Trump và cộng sự coi những biện pháp chính sách này là cách "gây áp lực tối đa"đối với Iran, tin rằng cứ gia tăng áp lực, tức là gây khó dễ như có thể được, đối với Iran thì rồi sớm hay muộn nhà nước Hồi giáo này ở vùng Vịnh cũng sẽ phải chịu khuất phục và đáp ứng cả 12 điều kiện của Mỹ. Tham vọng lớn của ông Trump và cộng sự là không chỉ giải quyết lại vấn đề hạt nhân của Iran, dứt điểm và vĩnh viễn chứ không phải nhất thời, mà còn cả vấn đề chương trình tên lửa của Iran và buộc Iran phái thay đổi chính sách đối ngoại và an ninh ở khu vực theo hướng mong muốn của Mỹ.
Trong thực chất, Mỹ nhằm mục tiêu tước bỏ mọi con chủ bài chiến lược của Iran, đồng thời còn áp đặt đường lối chính sách đối ngoại và an ninh cho Iran, tức là ngoài vấn đề hạt nhân và tên lửa của Iran, ông Trump và cộng sự còn chủ ý xử lý luôn và hộ cho những đồng minh và đối tác chiến lược của Mỹ ở khu vực quan hệ của các nước này với Iran. Cũng chính vì thế mà sẽ chẳng có chuyện chính thể hiện tại ở Iraq chấp nhận những điều kiện tiên quyết của Mỹ, chấp nhận đàm phán lại với Mỹ. Cũng chính vì thế mà đối địch và căng thẳng tới đây sẽ lại gia tăng giữa Mỹ và Iran cũng như giữa những đồng minh chiến lược và đối tác thân cận của Mỹ ở khu vực này với Iran. Hiện tại không ẩn hiện triển vọng ông Trump và cộng sự có thể thực hiện được tham vọng lớn này.
Trong khi đó, Mỹ đã phải trả giá đắt. Việc lật ngược JCPOA làm Mỹ bị cô lập ngày càng tăng trên thế giới bởi đi ngược lợi ích và đối nghịch với quan điểm của đại đa số các quốc gia trên thế giới, lại còn ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến lợi ích chính đáng của các nước này. EU xưa nay đồng hành với Mỹ trong quan hệ với Iran thì nay không còn tiền hô hậu ủng Mỹ, thậm chí lại còn co cụm với Nga và Trung Quốc để duy trì quan hệ hợp tác với Iran, bảo vệ lợi ích chính đáng của Iran nhằm khích lệ Iran tiếp tục tuân thủ và thực hiện JCPOA. Chính sách của Mỹ trừng phạt Iran khích lệ các đối tác cùng nhau thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quá trình "phi đô la hoá" và sử dụng những đồng tiền khác trong quan hệ hợp tác kinh tế, trao đổi thương mại và hoạt động đầu tư với nhau.
Những người tiền nhiệm của ông Trump trong suốt nhiều thập kỷ đã thực thi chính sách thù địch và trừng phạt Iran nhưng rồi đều đâu có khuất phục được Iran và cản trở đáng kể Iran phát triển chương trình tên lửa và hạt nhân. Và rồi nữa, Mỹ tiền hậu bất nhất như thế thì làm dao còn đáng được tin cậy trên thế giới và sẽ có những đối tác nào đây giờ sẵn sàng đàm phán và thoả thuận với Mỹ khi thấy rằng Mỹ rồi sẵn sàng lật ngược thoả thuận bất cứ lúc nào ?
Theo Danviet
Đang tập trận trên biển, chiến hạm Mỹ bị 'Gấu Nga' lướt qua đầu Một máy bay loại Tu-142 của Nga đã bất ngờ lướt qua đầu chiến hạm USS Mount Whitney của Mỹ khi con tàu này đang tham gia cuộc tập trận Trident Juncture 18 của NATO. Máy bay Nga lướt qua chiến hạm Mỹ. Ảnh: AFP Theo RT, chiếc Tu-142 Nga xuất hiện trên không trung đúng thời điểm các sĩ quan thủy quân...