Line cán mốc 100 triệu người dùng
Chỉ trong một năm, lượng người dùng Line đã tăng gấp 10 lần, đạt con số 100 triệu thành viên trên toàn cầu.
Không chỉ thành công tại châu Á, Line đang từng bước trở thành ứng dụng toàn cầu với hàng loạt tính năng thú vị như Line Camera, Line game.
Ứng dụng không giới hạn trong tính năng nhắn tin và gọi miễn phí mà còn trở thành “một nền tảng trên smartphone phục vụ cuộc sống” (Smartphone Life Platform). Theo kế hoạch, ứng dụng sẽ tiếp tục giới thiệu các công cụ truyền thông, giải trí như game, tin tức, mạng xã hội… đáp ứng nhu cầu của người dùng.
LINE tiến tới mốc 100 triệu người dùng.
Trong buổi lễ mừng thành viên thứ 100 triệu, ông Akira Morikawa, Giám đốc NHN Nhật Bản chia sẻ: “Chúng tôi đã đạt được 100 triệu người dùng toàn cầu. NHN cố gắng để luôn đi trước một bước so với nhu cầu của người dùng và liên tục thay đổi, cải tiến dịch vụ phù hợp với tốc độ phát triển công nghệ. Bằng sự năng động của Line. Chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển hệ thống nội dung để trở thành dịch vụ truyền thông số một thế giới”.
Kể từ khi ra đời vào tháng 6/2011, ứng dụng liên tục phát triển để đa dạng hóa dịch vụ. Ban đầu là tính năng gọi điện miễn phí, stickers trong tháng 10/2011. Năm 2012, đánh dấu nhiều bước tiến quan trọng với các tính năng tương tác cao như Line Camera, tài khoản chính thức và game chạy trên mobile.
Video đang HOT
Line Antivirus cho người dùng Android.
Bên cạnh thị trường khởi phát là Nhật, Line đang có cộng đồng người dùng đông đảo tại Trung Đông, Đông Âu, Nga, Tây Ban Nha, Đài Loan, Thái Lan, Indonesia và các quốc gia Đông Nam Á. Đặc biệt, tại Thái Lan và Đài Loan, Line đã có cộng đồng 10 triệu người dùng tại mỗi quốc gia.
Trung bình, mỗi tuần Linecó thêm 3 triệu người dùng và số người dùng thực (active users) hàng tháng khoảng 86%.
Trong các ứng dụng phát triển trên nền tảng, Line Camera và Line Pop là 2 điểm sáng với thành tích vượt trội. Ứng dụng chỉnh sửa ảnh Line Camera đạt 20 triệu lượt tải sau 10 tháng ra mắt và tiếp tục đứng thứ nhất ứng dụng ảnh trên App Store của 27 quốc gia. Line Pop – game xếp hình của Line đạt 10 triệu lượt tải chỉ 12 ngày sau khi ra mắt. Tới nay, Line Pop có khoảng 50 triệu người chơi.
Mới đây, người dùng có thể tiếp cận Line Birzzle Friends và Line Antivirus. Line Birzzle Friends là phiên bản online của Line Birzzle. Trong khi đó, Line Antivirus là phần mềm bảo mật cho các thiết bị Android – bảo vệ điện thoại của bạn tránh khỏi các mã độc.
Theo VNE
Các nhà mạng di động Việt có sợ Facebook?
Mới đây Facebook đã cho thử nghiệm tính năng gọi điện miễn phí ở Mỹ thông qua ứng dụng Facebook Messenger.
Tính năng cách mạng này của Facebook không chỉ đe dọa các ứng dụng gọi điện miễn phí trên điện thoại như Viber, Whatsapp, WeChat, Line hay các ứng dụng nội địa là Zalo, Wala, Timbox,... mà còn là cái gai trong mắt các nhà mạng.
Vào tháng trước, Viettel từng lên tiếng "cố vấn" cho Bộ Thông tin - Truyển thông về việc cần phải quản lý các phần mềm gọi điện miễn phí kể trên. Nếu không các doanh nghiệp viễn thông trong nước sẽ chỉ trở thành "người làm thuê" cho các doanh nghiệp nước ngoài.
Và giờ đây, các nhà mạng với chủ trương "quản lý" sẽ phải đối mặt với một đối thủ lớn hơn nhiều lần các ứng dụng gọi điện miễn phí - Facebook.
Đứng ở góc độ người dùng, thì việc càng ngày càng có nhiều ứng dụng gọi điện miễn phí ra mắt, thậm chí được Facebook hỗ trợ sẽ giúp họ kết nối với người thân dễ dàng hơn. Những ứng dụng này miễn phí này còn có thể giúp người dùng có thu nhập thấp như sinh viên, học sinh, người lao động phổ thông tiết kiệm một phần chi phí.
Qua thực tế sử dụng, phần mềm gọi điện miễn phí thực tế chỉ chạy tốt khi điện thoại "full sóng" 3G hoặc chạy qua sóng WiFi, nếu không cuộc gọi có chất lượng rất kém hoặc dễ rớt. Với mạng 3G bị "bóp băng thông" khi dùng hết lưu lượng miễn phí của các gói cước 3G 40.000 đồng/tháng của các nhà mạng, chất lượng cuộc gọi cũng rất kém.
Vì thế, ứng dụng này gần như chỉ có thể sử dụng tốt ở các đô thị lớn. Và thực tế là dù có chạy ở mạng WiFi hay 3G thì người dùng cũng sẽ phải chi trả chi phí kết nối cho các cho nhà mạng hay công ty cung cấp dịch vụ internet ADSL/cáp quang, ở đây là Viettel, VNPT (chủ quản 2 mạng Vinaphone, Mobifone) hay các hãng viễn thông khác.
Hơn nữa, khi mà mạng 3G của chúng ta mới chỉ đạt 10% công suất thiết kế, các ứng dụng gọi điện miễn phí sẽ là nhân tố chính giúp tăng trưởng tốc độ phát triển lưu lượng mạng 3G. Giúp cho băng thông 3G không bị lãng phí như hiện nay.
Vậy, nhà mạng cũng thu được khá nhiều lợi ích từ sự phát triển của các ứng dụng gọi điện miễn phí chứ không hoàn toàn là thiệt hại.
Viettel hiện vẫn cung cấp các gói thoại giá rẻ.
Gần đây, đang có tin đồn về việc các nhà mạng sẽ tự triển khai ứng dụng gọi điện miễn phí của riêng mình. Dẫn đến những nghi ngờ rằng nhà mạng đang muốn "chặn" các ứng dụng gọi điện miễn phí của các doanh nghiệp khác để các ứng dụng của mình phát triển.
Hiện nay, nhiều nhà mạng như Viettel cũng cung cấp chính sách gọi điện giá rẻ cho thuê bao nội mạng chỉ với 5.000 đồng có thể gọi miễn phí 25 phút, hoặc chính sách gọi 10 phút trả tiền 1 phút của nhà mạng Mobifone. Nghĩa là các nhà mạng cũng sẵn sàng gói cước thoại giá rẻ cho người dùng của mình. Vì thế, nên chăng các nhà mạng hợp tác với các ứng dụng gọi điện miễn phí và cung cấp gói cước với lưu lượng lớn hơn và số tiền cước cao hơn để hỗ trợ dịch vụ cho người dùng.
Việc các ứng dụng phát triển miễn phí là một xu hướng lớn trên thế giới. Và khi các ứng dụng này tới Việt Nam, người tiêu dùng sẽ tiết kiệm được phần nào chi tiêu, trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay.
Vì thế, thay vì tìm cách quản lý các phần mềm miễn phí, các nhà mạng nên tận dụng sự phát triển của chúng để bù đắp vào việc phát triển chưa được đầy đủ của viễn thông Việt Nam. Bởi việc làm khó người dùng sử dụng các ứng dụng gọi điện miễn phí chỉ gây nên ác cảm cho các nhà mạng, những doanh nghiệp có doanh thu hàng trăm tỷ đồng trong năm vừa qua.
Theo genk
Ứng dụng nhắn tin trên di động: Cuộc chơi không dành cho kẻ yếu Những ngày qua, cộng đồng Internet lại bắt đầu ngó nghiêng một mô hình sản phẩm mới: Mobile messaging apps (MMA), hay còn được hiểu theo nghĩa đơn giản và bình dân là Mobile chat apps. Một số sản phẩm quen thuộc đối với người dùng Việt Nam phải kể tên như: WeChat (Tencent), Line (Naver), Viber (Viber), Whatsapp (Whatsapp Inc.),KakaoTalk (Kakao), Zalo...