Ligue 1 có biến lớn: Nhiều CLB bất mãn việc hủy giải, muốn tổ chức đá tiếp
Quyết định hủy bỏ mùa giải sớm của BTC Ligue 1 khiến cho họ vấp phải làn sóng chỉ trích lớn cũng như bị gây áp lực phải tổ chức tiếp, trong bối cảnh giải Ngoại hạng Anh vừa tuyên bố trở lại.
Quyết định sớm hủy bỏ mùa giải của Ban tổ chức Ligue 1 khiến họ trở thành giải đấu lớn đầu tiên và có thể là duy nhất làm điều này trong top 5 giải VĐQG hàng đầu châu Âu. Mới đây, việc giải Ngoại hạng Anh chính thức tuyên bố trở lại vào ngày 17/6 khiến Ligue 1 một lần nữa “dậy sóng” với những tranh cãi về quyết định hủy bỏ mùa giải của giải đấu này.
Lyon gặp tổn thất lớn sau quyết định của Ban tổ chức Ligue 1
Cuộc tranh cãi vừa trở nên căng thẳng hơn khi đích thân Chủ tịch CLB Lyon đã khẳng định họ sẽ sử dụng đến pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi của đội bóng ở mùa giải năm nay. “Những chú sư tử sông Rhone” kết thúc mùa giải ở vị trí thứ 7, vị trí mà họ không hề mong muốn bởi tấm vé dự cúp châu Âu mùa sau đã hoàn toàn đánh mất.
Giải VĐQG Pháp khép lại khi vẫn còn 10 vòng đấu nữa chưa diễn ra, trong khi Lyon cách top dự cúp châu Âu đúng 9 điểm. Khoảng cách này hoàn toàn có thể bị san lấp nếu thầy trò Rudi Garcia biết chắt chiu điểm số. Dẫu vậy, cơ hội này đã bị Ban tổ chức Ligue 1 dập tắt hoàn toàn với quyết định hủy bỏ mùa giải và công nhận vị trí chung cuộc dựa vào số điểm trung bình.
Video đang HOT
Ban tổ chức giải đấu cấp cao nhất nước Pháp đang phải đối mặt với câu hỏi liệu quyết định đưa ra vào tháng 4 đã hoàn toàn hợp lý và cần thiết? Ligue 1 cũng vấp phải rất nhiều chỉ trích khi tự mình định đoạt cuộc chơi trong bối cảnh nhiều giải đấu lớn vẫn chờ đợi tình hình.
Theo tờ L’Equipe, tạp chí thể thao hàng đầu nước Pháp, quyết định kết thúc mùa giải Ligue 1 là “một hành động đầy nghi vấn liên quan đến chính trị”. Theo đó, tờ báo này chỉ trích Chính phủ Pháp đã quá nhúng tay can thiệp vào quyết định của Ban tổ chức giải đấu và bóng đá chỉ là nạn nhân của một thông điệp cảnh giác với dịch bệnh.
PSG bị tố cáo “đi đêm” với “sếp lớn” Ligue 1
Không cam chịu số phận, Lyon đã nộp đơn lên Tòa án Tối cao Pháp, yêu cầu Ban Tổ chức Ligue 1 và LĐBĐ Pháp phải bồi thường cho họ vì quyết định vội vã này. Chủ tịch CLB Jean-Michel Aulas thậm chí còn gửi thư trực tiếp tới Thủ tướng Edouard Philippe và Bộ trưởng Thể thao Roxana Maracineanu để trình bày về khoản thiệt hại tài chính rất lớn họ phải gánh chịu do mùa giải kết thúc sớm.
Không chỉ dọa tấn công về phương diện tài chính, Lyon còn cáo buộc đội vô địch PSG đã “móc nối” với Marseille nhằm gây sức ép với Chính phủ Pháp, dẫn đến việc Ligue 1 phải hủy bỏ vì dịch bệnh. Một số đội bóng tại Pháp đã lên tiếng đồng tình với Lyon và thậm chí còn kêu gọi Ban tổ chức Ligue 1 tổ chức tiếp 10 vòng đấu còn lại.
Cú sốc bóng đá châu Âu mất 4 tỷ euro: 6 tháng nữa phá sản hàng loạt
Một số giải VĐQG châu Âu đang lâm cảnh thâm hụt tài chính vì dịch Covid-19.
Dịch Covid-19 đang ảnh hưởng toàn thế giới và bóng đá không phải lĩnh vực duy nhất sẽ bị thiệt hại nặng nề vì dịch. Kinh tế toàn cầu trong vòng 3 tháng tới được dự báo sẽ ở trạng thái trì trệ, và không may là nhiều doanh nghiệp cũng có nguy lâm vào trạng thái nợ nần, hay thậm chí phá sản.
Ligue 1 có nguy cơ chứng kiến một nửa số đội dự giải xuống hạng vì phá sản giữa mùa dịch
Các CLB bóng đá được xem là không nằm ngoài vòng xoáy đó, và quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất được dự báo sẽ là nước Pháp. Chủ tịch Hội đồng giám sát hoạt động CLB Saint-Etienne, ông Bernard Caiazzo, cho biết trong vòng 6 tháng tới nếu hoạt động bóng đá không tiếp tục thì sẽ có một loạt CLB tại Ligue 1 và Ligue 2 phải phá sản.
"Tôi đang rất lo lắng cho tất cả các CLB. Không có sự trợ giúp của Chính phủ trong vòng 6 tháng nữa một nửa số CLB chuyên nghiệp tại Pháp có thể không còn tồn tại hoặc phải sang nhượng chủ sở hữu, mà điều thứ hai khó xảy ra với tình hình lúc này", ông Caiazzo nói.
Hiện 5 giải VĐQG hàng đầu châu Âu đã thiệt hại 4 tỷ euro sau thời gian qua bóng đá bị hoãn, trong đó Ligue 1 thiệt hại tới 600 triệu euro. Giải VĐQG Pháp được xem là giải khó sống nhất cho các CLB do thuế suất doanh nghiệp tại Pháp quá cao, các CLB bóng đá hay phải bán cầu thủ để trang trải chi phí khiến Paris Saint-Germain, với tài nguyên dồi dào từ Qatar, thống trị Ligue 1 trong suốt thập kỷ qua.
Bundesliga cũng đang thiệt hại đáng kể về doanh thu
Trước tình hình dịch Covid-19, CLB Lyon quyết định dùng trợ cấp từ quỹ Chính phủ để trả một phần tiền lương của các cầu thủ, ban huấn luyện và các nhân viên khác trong CLB. Tuy nhiên thực tế số tiền "một phần" đó chỉ vào khoảng 6.000 euro/tháng mỗi người, khá ít so với lương các cầu thủ.
Theo ESPN, các CLB tại 5 giải VĐQG châu Âu hiện trung bình thiệt hại 250 triệu euro mỗi tháng. Với những giải đấu không có doanh thu lớn như Ligue 1 và Bundesliga, họ sẽ phải hy vọng dịch giảm bớt để đá xong mùa giải trước 30/6, mọi hy vọng kiếm tiền đều phụ thuộc vào giải VĐQG còn các cúp quốc gia và cúp châu Âu không còn quan trọng.
Với các giải như Premier League, Serie A và La Liga, các giải này có thể trì hoãn sau 30/6 do đa phần các CLB có doanh thu tương đối ổn định, nhất là Premier League. Tuy nhiên một số đội bóng ở La Liga và Serie A cũng không thể duy trì tình trạng lúc này được lâu và nếu họ phá sản, giải đấu sẽ phải chịu biến động thay đổi lớn.
Q.D
Serie A, La Liga, Premier League cùng trở lại Bundesliga rồi đến Serie A, La Liga trở lại, còn Premier League, giải đấu "hot" nhất thế giới sau thời gian tranh cãi cuối cùng cũng thở phào trở lại ngày 17-6. Tuy giới chức ở Anh vẫn đang điều tra về trách nhiệm liên quan đến trận Liverpool tiếp Atletico trên sân Anfield ngày 11-3 được xem là một ổ dịch bùng...