Liệu VAR có đang can thiệp quá nhiều tại World Cup 2022?
Kể từ khi xuất hiện lần đầu vào năm 2018, Công nghệ video hỗ trợ trọng tài ( VAR) đã trở thành một phần không thể thiếu trong bóng đá chuyên nghiệp.
Tấm ảnh cho thấy dường như VAR đã ‘bỏ quên’ một cầu thủ bên phía Arab Saudi.
Thế nhưng, liệu thứ công nghệ tân tiến này có đang làm cho những cảm xúc của người hâm mộ phần nào giảm sút?
Trong trận đấu giữa Argentina và Arab Saudi, đội bóng đến từ Nam Mỹ đã bị từ chối một bàn thắng của Lautaro Martinez. Công nghệ VAR đã vào cuộc và xác định phần vai của Lautaro đã ở dưới hàng phòng ngự của Arab Saudi. Đội bóng Châu Á sau đó đã lấy lại được thế trận trong hiệp 2 và có hai bàn thắng để giành chiến thắng 2-1 trước một đội bóng rất mạnh và là một trong những ứng cử viên vô địch tại World Cup 2022.
Thế nhưng, sau khi trận đấu kết thúc, trên mạng xã hội đã lan truyền một tấm ảnh về việc Lautaro bị xác định việt vị khi anh đã đứng cao hơn so với hậu vệ đứng gần anh nhất. Nhưng khi có một cái nhìn tổng thể hơn, dường như Lautaro vẫn còn đứng trên hậu vệ biên của Arab Saudi Yasser Alshahrani.
Mới đây, cây bút Robin Bairner của tờ Goal đã có những chia sẻ :” Công nghệ bắt việt vị của FIFA quá máy móc. Nó gần như giết chết tính người trong bóng đá. Tôi không thể tưởng tượng được khi ai đó ghi bàn bằng vai và bị công nghệ từ chối bàn thắng vì để bóng chạm tay”.
Phóng viên Rory Smith của tờ New York Times cũng tỏ ra bất ngờ trước tình huống VAR từ chối bàn thắng của Lautaro Martinez. “Ngay cả khi công nghệ 3D chiếu lại tình huống đó và lý giải việc Martinez việt vị, tôi cũng thấy pha bóng đó không rõ ràng. Điều tôi muốn nói là công nghệ đã cho rằng cầu thủ việt vị vì phần cơ thể nào? Vì ống tay áo chăng”- ông nói.
World Cup 2022 áp dụng luật việt vị của Hiệp hội Bóng đá Quốc tế (IFAB). Theo luật thứ 11 của IFAB, cầu thủ ở trong thế việt vị khi bất kỳ bộ phận nào là đầu, cơ thể và chân ở bên phần sân đối phương; hoặc bất kỳ bộ phận nào là đầu, cơ thể và chân ở gần với vạch vôi khung thành hơn là trái bóng và cầu thủ đứng thấp thứ nhì của đối phương.
Tuy VAR mang lại tính công bằng trong bóng đá, nhưng những tình huống có sự chênh lệch nhỏ như tình huống mà Argentina bị từ chối bàn thắng đã cho thấy đôi khi VAR bị lạm dụng quá mức và làm mất đi tính tự nhiên vốn có của môn thể thao vua. Dù như thế nào thì những người hâm mộ sẽ vẫn là những người phải chịu thiệt thòi nhất khi mà giờ đây, thay vì cháy hết mình cũng những bàn thắng thì họ sẽ phải chùn lại một chút để xem VAR có vào cuộc hay không.
VAR gây tranh cãi khi từ chối bàn của Argentina
Trong trận đấu giữa Argentina và Saudi Arabia chiều 22/11 (giờ Hà Nội), Lautaro Martinez bị bắt lỗi việt vị vì có phần tay áo ở phía dưới so với cầu thủ đối phương.
Highlights Argentina 1-2 Saudi Arabia Hai pha lập công liên tiếp đầu hiệp 2 giúp đại diện châu Á thắng ngược Argentina ở trận ra quân tại World Cup 2022 chiều 22/11.
Chân sút của Inter Milan bị khước từ sau khi ghi bàn thắng thứ hai của Argentina trong trận. Công nghệ bắt việt vị bán tự động (SAOT) của FIFA xác định phần tay áo của Martinez nhô cao hơn so với cầu thủ đối phương. Điều đáng nói ở đây là cả hai chân của tiền đạo Argentina vẫn đứng trên hậu vệ Saudi Arabia.
Chia sẻ với Zing, nhà báo Robin Bairner ( Goal) nhận xét: "Công nghệ bắt việt vị của FIFA quá máy móc. Nó gần như giết chết tính người trong bóng đá. Tôi không thể chờ đến khi ai đó ghi bàn bằng vai và bị công nghệ từ chối bàn thắng vì để bóng chạm tay".
Cây viết Rory Smith ( New York Times) cũng bất ngờ trước tình huống Martinez bị thổi việt vị: "Ngay cả khi công nghệ 3D chiếu lại tình huống đó và lý giải việc Martinez việt vị, tôi cũng thấy pha bóng đó không rõ ràng. Điều tôi muốn nói là công nghệ đã cho rằng cầu thủ việt vị vì phần cơ thể nào? Vì ống tay áo chăng".
VAR mô phỏng lại tình huống Lautaro Martinez bị bắt lỗi việt vị.
BBC cũng đặt câu hỏi về tính chính xác của tình huống kể trên. Tại Ngoại hạng Anh, trước mùa giải 2021/22, từng có nhiều trường hợp cầu thủ bị thổi việt vị do phần mũi giày, mũi cầu thủ hay phần ống tay áo qua vạch của VAR.
Tuy nhiên, bước sang đầu mùa giải năm ngoái, ban tổ chức Premier League quyết định điều chỉnh về đường kẻ việt vị, mang đến lợi thế hơn cho các cầu thủ tấn công trong những pha bóng bị thổi việt vị. Tổ VAR của Premier League sử dụng các đường kẻ đậm hơn, để giúp các cầu thủ tấn công có nhiều xác suất không rơi vào thế việt vị hơn so với cách xác định trước.
Nếu đường kẻ việt vị được vẽ bằng tay, rất có thể Martinez đã được công nhận bàn thắng.
Nếu đường kẻ việt vị được vẽ bằng tay, rất có thể Martinez đã được công nhận bàn thắng. Tuy nhiên, tại World Cup 2022, FIFA sử dụng hoàn toàn công nghệ 3D để xác định lỗi việt vị của cầu thủ. 12 camera theo dõi chuyên dụng được gắn bên dưới mái vòm ở từng sân, cũng như thiết bị được gắn vào quả bóng sẽ xác định các tình huống. Sau đó, tổ trọng tài VAR sẽ tiếp tục thực hiện thêm thao tác kiểm tra thủ công.
World Cup 2022 áp dụng luật việt vị của Hiệp hội Bóng đá Quốc tế (IFAB). Theo luật thứ 11 của IFAB, cầu thủ ở trong thế việt vị khi bất kỳ bộ phận nào là đầu, cơ thể và chân ở bên phần sân đối phương; hoặc bất kỳ bộ phận nào là đầu, cơ thể và chân ở gần với vạch vôi khung thành hơn là trái bóng và cầu thủ đứng thấp thứ nhì của đối phương.
Sự cố hy hữu khiến trận Leeds vs Arsenal bị hoãn 40 phút Sự cố mất điện hy hữu trên sân Elland Road khiến trận đấu giữa Leeds và Arsenal trong khuôn khổ vòng 11 Ngoại hạng Anh 2022/2023 bị hoãn 40 phút. Trận đấu giữa Leeds và Arsenal bắt đầu lúc 20h00 tối 16/10 theo giờ Việt Nam (14h00 giờ địa phương), nhưng bất ngờ bị hoãn chỉ sau 2 phút bóng lăn. Sân Elland...