Liệu Trung Quốc có đang án binh bất động trước đòn thuế của ông Trump
Liệu chính quyền Trung Quốc có đang cố tình “kiềm chế” để quan sát chiến lược thương mại của ông Trump trong nhiệm kỳ thứ hai?
Xe ô tô điện của Trung Quốc tại cảng hàng hóa. Ảnh: Picture alliance
Vào ngày 24/9/2024, Ngân hàng Yrung ương Trung Quốc đã công bố một loạt các biện pháp kích thích kinh tế. Các biện pháp kích thích tiền tệ chính bao gồm hạ lãi suất và cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR), giúp giải phóng một số tiền mặt mà các ngân hàng phải giữ trong dự trữ để họ có thể cung cấp thêm các khoản vay.
Đáng chú ý, theo trang China-briefing, ông Liu Shijin, cựu Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển của Hội đồng quốc gia Trung Quốc, đã thúc giục chính phủ đưa ra gói kích thích trị giá 10 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 1,4 nghìn tỷ USD), có thể bao gồm việc phát hành trái phiếu chính phủ siêu dài hạn nhằm thúc đẩy nền kinh tế.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng Bắc Kinh chưa thực sự mạnh tay. Liệu chính quyền Trung Quốc có đang cố tình “kiềm chế” để quan sát chiến lược thương mại của ông Trump trong nhiệm kỳ thứ hai?
Một nền kinh tế chững lại
Sau gần hai năm kể từ khi dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa COVID-19, kinh tế Trung Quốc vẫn chưa phục hồi hoàn toàn. Mặc dù GDP ba quý đầu năm đạt mức tăng trưởng 4,8%, con số này vẫn thấp hơn so với kỳ vọng và không đủ để tạo đột phá trong bối cảnh suy thoái bất động sản và sức tiêu dùng nội địa yếu.
Giảm phát, nhu cầu tiêu dùng yếu và sự sụp đổ lớn của thị trường bất động sản đã làm tổn hại đến quỹ đạo tăng trưởng đáng kinh ngạc của đất nước, trong khi căng thẳng thương mại đang diễn ra với Mỹ – có khả năng sẽ trở nên tồi tệ hơn dưới nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump, đã gây tổn hại đến xuất khẩu, vốn được cho là đã giúp Trung Quốc vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
“Trung Quốc đang phải chịu đựng tình trạng sản xuất quá mức và tiêu thụ dưới mức”, George Magnus, cộng sự nghiên cứu tại Trung tâm Trung Quốc của Đại học Oxford và cựu kinh tế trưởng tại UBS, nói với DW (Đức). Ông nói thêm: Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cuối cùng đã nhận ra rằng nền kinh tế dường như đang mất đà và không phải là một hiện tượng nhất thời”.
“Cầm chừng” kích thích – Chiến lược hay sự bất lực?
Vào tháng 9, Bắc Kinh đã bơm vào hệ thống ngân hàng trị giá 2,7 nghìn tỷ nhân dân tệ (370 tỷ USD) để khuyến khích cho vay, cắt giảm lãi suất và công bố chi tiêu cơ sở hạ tầng mới và hỗ trợ cho các nhà phát triển bất động sản đang mắc nợ.
Video đang HOT
Đầu tháng 11, chính phủ Trung Quốc đã công bố khoản hỗ trợ trị giá tổng cộng 10 nghìn tỷ nhân dân tệ (1,4 nghìn tỷ USD) để giúp xoa dịu cuộc khủng hoảng nợ giữa các chính quyền địa phương, những nơi đã vay rất nhiều cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng và kinh tế trong những năm gần đây.
Các biện pháp này đã tạo nên một đợt tăng giá ngoạn mục trong ngắn hạn đối với cổ phiếu Trung Quốc, chỉ số CSI 300 của các cổ phiếu lớn nhất được niêm yết tại Thượng Hải và Thâm Quyến đã tăng vọt 35%. Các nhà đầu tư đặt cược rằng Bắc Kinh sẽ sớm công bố thêm hàng nghìn tỷ nhân dân tệ để giúp thúc đẩy tiêu dùng trong nước.
Bà Jiayu Li, cộng sự cấp cao tại công ty tư vấn chính sách công Global Counsel có trụ sở tại Singapore, nói với DW: “Có suy đoán rằng cuối cùng sẽ có chính sách hỗ trợ nhu cầu tiêu dùng. Tuy vậy, cho đến nay, chưa có điều gì trong số này trở thành sự thật”.
Bà Li cho biết mặc dù gói kích thích được công bố là ấn tượng, nhưng chủ yếu tập trung vào việc tái cấu trúc các khoản nợ hiện có và “không thể được coi là một biện pháp kích thích mới”. Bà cho biết Bắc Kinh vẫn đang đánh giá thấp quy mô nợ của chính quyền địa phương ở mức 14,3 nghìn tỷ nhân dân tệ. Trong khi, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã đưa ra con số là 60 nghìn tỷ nhân dân tệ, tương đương 47,6% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Các biện pháp mới lớn hơn nhiều so với số tiền được giải ngân sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009, trị giá lên tới 4 nghìn tỷ nhân dân tệ. Tuy nhiên, khi đó, các biện pháp này tương đương với gần 13% GDP, so với khoảng 10% trong năm nay. Sự can thiệp này đã giúp Trung Quốc duy trì mức tăng trưởng GDP trên 8% trong thời kỳ suy thoái toàn cầu.
Trong khi đó, ông Magnus tin rằng loạt biện pháp mới nhất sẽ chỉ có tác động không đáng kể đến tăng trưởng vì chúng sẽ làm giảm áp lực cắt giảm ngân sách đối với chính quyền địa phương và tỉnh. Nhưng ông cảnh báo rằng Bắc Kinh “chỉ đang quanh co” và sẽ sớm cần phải thực hiện các bước mạnh tay hơn để giải quyết nhiều vấn đề về cấu trúc trong nền kinh tế.
Trump 2.0 và những dự đoán về phản ứng của Trung Quốc
Việc ông Trump đe dọa áp thêm 10% thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc đang làm gia tăng lo ngại trên thị trường toàn cầu. Một cuộc thăm dò của Reuters dự báo rằng những đòn thuế mới này có thể làm giảm tăng trưởng của Trung Quốc tới 1%.
Tuy nhiên, Trung Quốc dường như đang chọn chiến lược chờ đợi. Chuyên gia kinh tế Carlos Casanova cho rằng Bắc Kinh có thể đang cố giữ lực kích thích tài khóa cho đến khi có thêm thông tin rõ ràng về chính sách thương mại của Mỹ trong năm 2025.
Tiền tệ Trung Quốc có khả năng suy yếu
Trong khi đó, Magnus cho biết ông nghĩ mức thuế quan mới sẽ không có tác động lớn đến nền kinh tế Trung Quốc, mặc dù chúng có thể khiến đồng nhân dân tệ suy yếu hơn nữa.
Trong đợt áp thuế đầu tiên của ông Trump vào tháng 3/2018, Bắc Kinh đã bù đắp một số tác động bằng cách để đồng nhân dân tệ mất giá, khiến hàng xuất khẩu của Trung Quốc rẻ hơn. Đồng tiền này đã giảm khoảng 12% so với USD, đạt mức thấp nhất trong gần một thập kỷ vào tháng 8/2019. Sau đó, Washington đã cáo buộc Trung Quốc là kẻ thao túng tiền tệ, dẫn tới mức thuế quan cao hơn của Mỹ trong nhiều tháng cho đến khi các cuộc đàm phán làm dịu bớt căng thẳng giữa hai cường quốc.
Trung Quốc có cần Kế hoạch Marshall không?
Ông Huang Yiping, hiệu trưởng Trường phát triển quốc gia thuộc Đại học Bắc Kinh và là thành viên Ủy ban chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, đã kêu gọi một chương trình kích thích lớn hơn nhiều để ổn định và thúc đẩy nhu cầu trong nước.
Trong một cuộc phỏng vấn trong tháng này với tờ South China Morning Post , ông đã kêu gọi Bắc Kinh triển khai “Kế hoạch Marshall của Trung Quốc”, ám chỉ chương trình viện trợ kinh tế sau Thế chiến thứ 2 do Mỹ khởi xướng để tái thiết châu Âu.
Phiên bản của ông Huang đề xuất sử dụng năng lực công nghiệp dư thừa của Trung Quốc để giúp các nước thu nhập thấp ở Nam Bán cầu xây dựng cơ sở hạ tầng mới và chuyển đổi sang năng lượng tái tạo . Tuy nhiên, đề xuất này có khả năng sẽ phải đối mặt với phản ứng dữ dội từ phương Tây, vốn đã lo ngại về ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở châu Phi, châu Á và châu Mỹ.
Quang cảnh cảng hàng hóa tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Tương lai nào cho Trung Quốc
Các nhà phân tích khác đồng ý rằng Bắc Kinh vẫn cần phải bơm một lượng lớn tiền vào nền kinh tế, với dự báo dao động từ 5 nghìn tỷ nhân dân tệ đến 10 nghìn tỷ nhân dân tệ. Chuyên gia kinh tế cấp cao Carlos Casanova của Union Bancaire Privee (UBP) châu Á đã nói với Reuters trong tháng này rằng cần có một gói 23 nghìn tỷ nhân dân tệ.
Nhiều nhà phân tích cũng khuyến nghị rằng bất kỳ biện pháp kích thích nào trong tương lai cũng nên tập trung vào chi tiêu phúc lợi xã hội cho các hộ gia đình và hỗ trợ nhiều hơn cho lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn, thay vì các dự án đầu tư công nghiệp và cơ sở hạ tầng truyền thống.
Trong khi ông Magnus đồng ý rằng chính phủ sẽ điều chỉnh các chính sách để thúc đẩy nhu cầu trong nước, ông vẫn hoài nghi liệu Trung Quốc có nhanh chóng chuyển đổi khỏi nền kinh tế dựa trên sản xuất và xuất khẩu hay không.
Ông nói với DW: “Tôi không nói rằng Bắc Kinh sẽ rỗng tuếch khi đưa ra các biện pháp kích thích kinh tế tiếp theo, nhưng tôi nghĩ ưu tiên của chính phủ chắc chắn chưa phải là thay đổi mô hình phát triển để trở thành nền kinh tế hướng đến phúc lợi và do người tiêu dùng dẫn dắt”.
Bắc Kinh đứng trước lựa chọn khó khăn: hoặc chấp nhận các biện pháp kích thích quyết liệt hơn, hoặc tiếp tục duy trì cách tiếp cận thận trọng để đối phó với Tổng thống đắc cử Trump. Dù chọn con đường nào, nền kinh tế Trung Quốc sẽ cần điều chỉnh lớn nếu muốn lấy lại động lực tăng trưởng mạnh mẽ như trước.
Với bối cảnh đầy bất định, Bắc Kinh liệu có đang đánh cược quá nhiều vào chính sách “chờ thời” hay không? Đó sẽ là câu hỏi lớn quyết định triển vọng kinh tế của quốc gia này trong những năm tới.
Bầu cử Mỹ 2024: Giới chuyên gia lo ngại kế hoạch áp thuế của ông Donald Trump
Giới chuyên gia kinh tế cho rằng các kế hoạch áp thuế của ứng cử viên Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ đẩy thuế nhập khẩu của Mỹ trở lại mức của những năm 1930, gây ra lạm phát, làm sụp đổ thương mại Mỹ - Trung Quốc, dẫn tới sự trả đũa và sắp xếp lại mạnh mẽ các chuỗi cung ứng.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tại một sự kiện ở bang Maryland. Ảnh: AA/TTXVN
Ông Trump đã gọi thuế quan là "từ đẹp nhất trên thế giới" và lập luận rằng các kế hoạch của ông sẽ xây dựng lại cơ sở sản xuất của Mỹ, tăng việc làm và thu nhập của Mỹ, kiếm được hàng nghìn tỷ USD doanh thu liên bang trong 10 năm.
Tuy nhiên, Chủ tịch nhóm vận động "Nông dân vì Thương mại tự do", ông Bob Hemesath ở bang Iowa, lo ngại rằng ngành nông nghiệp Mỹ sẽ phải trả giá đắt nếu ông Trump đắc cử Tổng thống và thực hiện lời hứa nhanh chóng áp thuế 60% đối với hàng hóa Trung Quốc và 10% đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu khác. Ông Hemesath dự báo đây có thể là một sự lặp lại tồi tệ hơn nhiều của cuộc chiến thương mại năm 2018-2019 giữa Mỹ và Trung Quốc dưới thời ông Trump, ảnh hưởng nặng nề đến hàng nông sản của Mỹ.
Những lo ngại của ông Hemesath đã được nhắc lại trong một nghiên cứu gần đây của Hiệp hội trồng ngô quốc gia và Hiệp hội đậu nành Mỹ. Nghiên cứu dự báo rằng một cuộc chiến thương mại mới với Trung Quốc có thể khiến xuất khẩu cây trồng của Mỹ giảm mạnh hơn, giá trong nước giảm và khiến dịch chuyển hàng nhập khẩu của Trung Quốc sang Brazil và Argentina.
Về phần mình, các nhà kinh tế học đều đồng ý rằng thuế quan do các công ty nhập khẩu các sản phẩm chịu thuế trả, và họ sẽ chuyển chi phí cho người tiêu dùng hoặc chấp nhận lợi nhuận thấp hơn.
Theo Tax Foundation, nếu được áp dụng đầy đủ, các loại thuế này sẽ nâng mức thuế quan trung bình của Mỹ lên 17,7% - mức cao nhất kể từ năm 1934. Các kế hoạch này được so sánh với Đạo luật Thuế quan Smoot-Hawley năm 1930, đạo luật đã tăng mạnh thuế quan của Mỹ, gây ra sự trả đũa và sự sụp đổ của thương mại toàn cầu, làm trầm trọng thêm cuộc Đại suy thoái.
Trong khi đó, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ, bà Kamala Harris đã chỉ trích các kế hoạch thuế quan của ông Trump là "thuế bán hàng quốc gia", cảnh báo kế hoạch này sẽ khiến các gia đình Mỹ phải trả tới 4.000 USD/năm. Phòng thí nghiệm Ngân sách của Đại học Yale ước tính rằng tổng mức giảm thu nhập hộ gia đình hằng năm sẽ là 2.576 USD, do tác động của việc trả đũa, nhưng có thể lên tới 7.600 USD nếu ông Trump thực hiện đúng các kế hoạch mà ông nói. Bà Harris ủng hộ cách tiếp cận có mục tiêu hơn đối với thuế quan, nhằm bảo vệ các ngành công nghiệp chiến lược của Mỹ. Bà đã tuyên bố vào tháng 9 rằng sẽ đàm phán lại Hiệp định thương mại Mỹ-Mexico-Canada, do ông Trump đàm phán vào năm 2026, để bảo vệ việc làm trong ngành ô tô của Mỹ.
Về phần mình, nhóm nghiên cứu ngân sách của Đại học Yale tính toán rằng mức thuế quan của ông Trump ban đầu sẽ làm tăng mức giá tiêu dùng 1,2% - 5,1%.
Tuy nhiên, người phát ngôn chiến dịch tranh cử của ông Trump trích dẫn một nghiên cứu từ Liên minh vì một nước Mỹ thịnh vượng, nhóm ủng hộ thuế quan, cho thấy mức thuế quan phổ cập 10% sẽ không gây ra "mức tăng giá đáng kể" và khi kết hợp với việc cắt giảm thuế bù trừ, sẽ tạo ra mức tăng trưởng kinh tế trị giá 728 tỷ USD và 2,8 triệu việc làm.
Những quan ngại về các tác động sau khi châu Âu áp thuế xe điện Trung Quốc Hiệp hội Công nghiệp ô tô Đức (VDA) ngày 3/7 kêu gọi Ủy ban châu Âu (EC) hủy bỏ kế hoạch áp thuế đối với ô tô điện do Trung Quốc sản xuất trong nỗ lực cuối cùng nhằm tác động đến các cuộc đàm phán trước khi thuế quan có hiệu lực vào ngày 4/7 tới. Ô tô điện được sản xuất...