Liệu tiếng chuông tạo kỷ lục trên sàn chứng khoán của ông Trump có ngân vang lâu?
Trước một đám đông đang hưng phấn tại Phố Wall, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tươi cười rung chuông khởi động phiên giao dịch sáng 12/12.
Ông Donald Trump phát biểu tại ennsylvania, Mỹ. Ảnh: AA/TTXVN
Tại sàn giao dịch chứng khoán ngày 12/12, một số nhân vật nổi tiếng trong giới kinh doanh, bao gồm ông chủ Goldman Sachs David Solomon và giám đốc Target Brian Cornell, đã tề tựu. Tổng thống đắc cử Trump được chào đón bằng tràng pháo tay và tiếng huýt sáo kéo dài, sau đó là tiếng hô vang “USA! USA!”.
Chuyến thăm của ông đánh dấu sự xuất hiện tương đối hiếm hoi của một tổng thống đắc cử hoặc cựu tổng thống tại Phố Wall.
Không khí tại Phố Wall – “trái tim” của thị trường tài chính Mỹ – khi đó khá lạc quan, phấn khởi. Không chỉ bởi Tổng thống đắc cử Trump được tạp chí Time vinh danh là nhân vật của năm mà thị trường tài chính vốn mạnh mẽ của Mỹ đã tăng vọt lên tầm cao mới kể từ sau bầu cử.
Chuyến thăm này phản ánh vị trí quan trọng của thị trường chứng khoán đối với ông Trump. Tuy nhiên, thời gian sẽ là câu trả lời cho băn khoăn rằng đây sẽ là hồi báo hiệu bùng nổ kinh tế trong tương lai hay hồi chuông báo tử của thị trường.
Ông Trump bước vào nhiệm kỳ mới ở thời điểm mà nền kinh tế Mỹ được Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ( Fed) Jerome Powell miêu tả là “khiến các quốc gia khác ghen tị”. Mỹ đạt tăng trưởng 2,8%, tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp chỉ 4,2% và yếu tố năng suất – vốn được coi là khó nắm bắt và bí ẩn – đang tăng trưởng với tốc độ rất nhanh và mạnh mẽ.
Những yếu tố này gộp lại đẩy thị trường chứng khoán Mỹ lên kỷ lục với chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones đang trên lộ trình cán mốc hơn 17% tính đến cuối năm. S&P 500 tăng đến 28% kể từ tháng 1, trong khi Nasdaq đã bùng nổ hơn 40%. Các nhà đầu tư đang kỳ vọng nhiều hơn, với chính quyền của ông Trump dự kiến sẽ nới lỏng quy định và bật đèn xanh cho các vụ thâu tóm vốn có thể nằm trong diện cần xem xét nghiêm ngặt trong chính quyền của Tổng thống Joe Biden.
Video đang HOT
Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo rằng mức cao hiện tại của thị trường chứng khoán Mỹ có thể khó duy trì trong năm tới. Trong khi đó, việc làm mới chậm lại và lạm phát đang tỏ ra khá “cứng đầu”.
Nhiều ưu tiên của ông Trump – bao gồm cắt giảm chi tiêu của chính phủ, dựng lên rào cản thương mại rộng khắp và trục xuất hàng loạt người di cư – nếu được ban hành, có thể hình thành nhiều thách thức hơn nữa cho tăng trưởng. Nhà kinh tế trưởng Mark Zandi tại Moody’s Analytics nhận xét: “Tôi nghĩ rằng, toàn bộ các chính sách, nếu được thực hiện ở mức độ mà tổng thống đã nêu, sẽ gây ra vấn đề cho nền kinh tế”.
Tại sàn giao dịch chứng khoán ngày 12/12, Tổng thống đắc cử Trump tập trung đề cập đến những phần khác trong chương trình nghị sự của ông được coi là dễ chấp nhận hơn đối với thị trường. Đó là lời hứa giảm thuế từ 21% xuống 15% cho các doanh nghiệp sản xuất tại Mỹ, cắt giảm quy định và đẩy nhanh quá trình phê duyệt của chính phủ. Ông cười và nói: “Tôi cho rằng chỉ cần một tuần là đủ thời gian phê duyệt một nhà máy điện hạt nhân. Bạn nghĩ sao?”.
Theo ông Mark Zandi, các chính sách tương tự, sẽ tốt cho lợi nhuận của của doanh nghiệp, dù không nhất thiết tốt cho nền kinh tế, đã thúc đẩy giá cổ phiếu tăng đáng kể trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump. S&P 500 đã tăng hơn 67% dưới nhiệm kỳ đầu của ông Trump. Con số này khá ấn tượng nhưng chưa thể phá vỡ kỷ lục của thời cựu Tổng thống Bill Clinton vào những năm 1990 và ông Barack Obama trong bốn năm nhiệm kỳ đầu tiên. Trong khi đó, tính đến thời điểm này, chỉ số S&P 500 đã tăng 59% dưới thời ông Biden.
Ông Trump hiện từ chối dự đoán liệu bản thân có thể lặp lại được thành tích của nhiệm kỳ đầu hay không. Khi được hỏi về việc các nhà đầu tư nên mua gì để đón đầu tương lai, Tổng thống đắc cử Trump đã từ chối đưa ra lời khuyên cụ thể, đây là điều khá khác thường so với tính cách thường thấy của ông.
“Tôi không muốn tạo ra tình huống khi mọi người nghe theo lời tôi rồi thị trường lại chao đảo hay điều gì đó tương tự. Về lâu dài, Mỹ sẽ trở thành một quốc gia không nơi nào sánh được”, ông chia sẻ.
Diễn biến mới trong chính sách nhập cư của Tổng thống đắc cử Trump
Ngày 8/12, Tổng thống Mỹ đắc cử Trump cam kết sẽ hợp tác với đảng Dân chủ để đưa ra một kế hoạch cụ thể đối với người nhập cư.
Người di cư chờ vượt qua khu vực biên giới Mexico - Mỹ ở Ciudad Juarez (Mexico), ngày 4/6/2024. Ảnh: AA/TTXVN
Ngày 8/12 (giờ địa phương), trong một cuộc phỏng vấn với chương trình Meet the Press, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã bất ngờ bày tỏ thiện chí làm việc với các nhà lập pháp đảng Dân chủ nhằm đạt được thỏa thuận cho phép những người thuộc diện Dreamers được ở lại Mỹ.
Đây là bước chuyển rõ rệt trong cách tiếp cận của ông với vấn đề nhập cư, vốn luôn là chủ đề gây tranh cãi và chia rẽ tại Mỹ.
Dreamers và sự thay đổi thái độ của Trump
Dreamers là thuật ngữ để chỉ những người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ khi còn nhỏ, được bảo vệ dưới chương trình Hoãn trục xuất đối với Người nhập cư khi còn nhỏ (DACA) do cựu Tổng thống Barack Obama ban hành năm 2012. Chương trình này nhằm ngăn chặn trục xuất những người đến Mỹ trước 16 tuổi và đáp ứng các yêu cầu nhất định.
"Chúng ta phải làm gì đó với Dreamers", ông Trump phát biểu trong cuộc phỏng vấn. Ông nhấn mạnh rằng nhiều người trong số họ hiện đã trưởng thành, không nói được ngôn ngữ của quê hương và thậm chí đã trở thành doanh nhân thành đạt tại Mỹ.
Tổng thống đắc cử Trump cam kết sẽ hợp tác với đảng Dân chủ để đưa ra một kế hoạch cụ thể. Ông tuyên bố: "Đảng Cộng hòa rất cởi mở với những Dreamers", đồng thời khẳng định đây là vấn đề nhân đạo cần được giải quyết.
Mặc dù bày tỏ thiện chí với Dreamers, nhưng ông Trump không hề thay đổi lập trường cứng rắn với vấn đề nhập cư bất hợp pháp nói chung. Ông tái khẳng định những ưu tiên hàng đầu mà ông từng đề cập trong chiến dịch tranh cử tổng thống vẫn là kế hoạch trục xuất hàng loạt.
"Kế hoạch này là cần thiết để bảo vệ biên giới, ngăn chặn dòng fentanyl vào Mỹ và giảm gánh nặng tài chính do nhập cư bất hợp pháp", ông Trump nhấn mạnh.
Trong cuộc phỏng vấn, khi được hỏi liệu có khả thi để trục xuất tất cả hơn 10 triệu người nhập cư bất hợp pháp trong vòng 4 năm hay không, ông Trump trả lời: "Bạn phải làm điều đó. Đây là một nhiệm vụ rất khó khăn, nhưng cần thiết để bảo vệ đất nước".
Ông cho biết sẽ ưu tiên trục xuất những người có tiền án hoặc mắc các vấn đề tâm thần, đồng thời cam kết khôi phục hệ thống chăm sóc tâm thần cho những trường hợp cần thiết.
Chính sách nhập cư: Vấn đề chia rẽ và phức tạp
Việc giải quyết tình trạng pháp lý của Dreamers từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi giữa hai đảng tại Quốc hội. Đảng Cộng hòa cho rằng DACA là hành động vượt quyền của cựu Tổng thống Obama, trong khi đảng Dân chủ khẳng định đây là giải pháp cần thiết và hợp lý.
Các nỗ lực tìm kiếm thỏa thuận về Dreamers luôn vấp phải sự phản đối từ cả hai phía. Một số đảng viên Cộng hòa ủng hộ chương trình này, nhưng không ít người trong đảng coi đây là sự mềm yếu, trong khi đảng Dân chủ lại yêu cầu các nhượng bộ lớn hơn về nhập cư từ phía Cộng hòa.
Thái độ nhượng bộ của ông Trump với Dreamers có thể mang lại cơ hội đột phá, nhưng cũng khiến ông đối mặt với nguy cơ mất điểm trong nội bộ đảng Cộng hòa.
Bên cạnh đó, kế hoạch trục xuất hàng loạt, dù quyết liệt, sẽ gặp thách thức lớn về nguồn lực và pháp lý. Việc xác định, kiện tụng và trục xuất hàng triệu người không chỉ tốn kém mà còn có thể gây ra khủng hoảng nhân đạo.
Sự thay đổi của ông Trump đối với Dreamers đặt ra câu hỏi: Liệu đây có phải là dấu hiệu của một chính sách nhân đạo hơn hay chỉ là chiến thuật chính trị? Dù kết quả ra sao, vấn đề này chắc chắn sẽ tiếp tục là tâm điểm trong tranh cãi trong nhiệm kỳ tiếp theo của ông Trump.
Tương lai của Dreamers không chỉ phụ thuộc vào thiện chí của các nhà lãnh đạo, mà còn vào khả năng vượt qua sự chia rẽ sâu sắc trong hệ thống chính trị Mỹ.
Đặc phái viên của ông Trump về Ukraine sẽ định hình lại quan hệ với Mỹ thế nào? Với kinh nghiệm quân sự lâu năm, Tướng Keith Kellogg hứa hẹn sẽ mang đến một hướng đi mới trong quan hệ với Kiev giữa xung đột Nga - Ukraine leo thang. Giao tranh giữa các lực lượng Nga và Ukraine ở miền Đông Ukraine. Ảnh: Sputnik Theo tờ Kiev Post ngày 6/12, Trung tướng đã nghỉ hưu Keith Kellogg, người vừa được...