Liệu pro DOTA 2 có khả năng làm trùm Liên Minh Huyền Thoại?
Không ít người chơi của cộng đồng DOTA 2 luôn cho rằng Liên Minh Huyền Thoại (LMHT) là tựa game dễ chơi hơn rất nhiều.
Dẫn chứng khá rõ ràng khi Dendi – cựu thần đồng một thời đã từng thử sức với tựa game Liên Minh Huyền Thoại trong giai đoạn trước khi Valve ra mắt DOTA 2. Dù sao thì giữa 2 tựa game vẫn có những điểm chung nhất định, thế nên Dendi đã không mất nhiều thời gian để làm quen, bắt nhịp và lọt vào top 10 người xếp hạng cao nhất châu Âu.
Sau khi chuyển sang DOTA 2, Dendi có phát biểu câu nói khá bất hủ khi cho rằng: “LMHT quá dễ và ít thử thách cho người chơi”. Đó là quan điểm cá nhân của anh, nhưng không phải ai cũng như Dendi để luôn “bá đạo” trong mọi trò mà họ tham gia. Trong quá trình làm quen và hòa nhập với LMHT, những người chơi DOTA 2 cũng không khác các newbie là mấy và sẽ gặp khá nhiều khó khăn.
Dendi từng nhận định Liên Minh Huyền Thoại là tựa game dễ chơi hơn rất nhiều so với DOTA 2
Khó khăn đầu tiên sẽ đến từ hệ thống phép bổ trợ. Đây là điều hoàn toàn mới mẻ với các game thủ DOTA 2, khi mà trong LMHT, người chơi có thể chọn 2 phép bổ trợ trong mỗi trận đấu. Mỗi phép bổ trợ đều có những tác dụng riêng biệt và thường được chọn tùy vào tướng cũng như vị trí của người chơi. Nếu chưa hiểu biết nhiều về LMHT, sẽ rất khó cho các game thủ DOTA 2 có thể lựa chọn phép bổ trợ chuẩn xác cho vị tướng của mình.
Hệ thống phép bổ trợ trong LMHT (hiện tại các phép bổ trợ đã thay đổi và hơi khác đôi chút so với ảnh trên).
Chưa kể, những rắc rối có thể bắt đầu ngay từ khâu chọn tướng, khi mà không như DOTA 2, người chơi phải mua tướng trong cửa hàng để có thể sử dụng chúng. Tất nhiên, mỗi tuần Riot đều cung cấp một lượng tướng nhất định miễn phí cho người chơi, nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc các newbie sẽ không có nhiều cơ hội để thử sức với các vị tướng mới, cũng như đôi khi cảm thấy lạ lẫm và bối rối nếu gặp những tướng lạ bên phía địch.
Người chơi phải mua để sở hữu cho mình các vị tướng trong LMHT.
Đó mới chỉ là những khó khăn cơ bản, những điều cần nhớ khi vào trong trận đấu cũng tương đối phức tạp. Những kỹ năng như last hit đã là điều quá quen thuộc với các game thủ DOTA 2, tuy nhiên, việc không được phép deny creep đôi khi cũng gây ra cảm giác “ngứa tay” cho nhiều game thủ.
Bên cạnh đó, họ cũng phải làm quen với việc spam kỹ năng để đẩy đường, ăn lính, kết hợp với tấn công đối thủ. Điều này tưởng như đơn giản nhưng lại khá nghịch tay với hầu hết người chơi DOTA 2, khi họ luôn quen với việc giữ mana cũng như skill để phục vụ những pha combat.
Bạn chỉ có thể last hit mà không thể deny trong LMHT.
Chưa kể, nếu như trong DOTA 2, người chơi khá linh động trong việc phân chia vị trí thì trong LMHT lại hoàn toàn khác biệt. Một đội hình thông thường sẽ gồm các vị trí căn bản như Mid, Top, AD, Support và Jungle. Khái niệm Jungle có lẽ không còn xa lạ với hầu hết người chơi DOTA 2 khi những hero như Chen hay Enchantress khá phổ biến.
Thế nhưng Jungle trong LMHT lại hoàn toàn khác biệt, khi vị trí này sẽ nhận thêm được khá nhiều sức mạnh từ những bùa lợi từ quái vật trong rừng. Người đi rừng cũng sẽ phụ trách dẫn đầu những cuộc gank, tạo áp lực lên các lane ngay trong giai đoạn đầu game từ những lợi thế ấy. Đó cũng là lý do mà những tình huống giao tranh trong LMHT thường bắt đầu từ khá sớm, gây bỡ ngỡ cho không ít newbie.
Đội hình cơ bản trong LMHT.
Những vị tướng đi rừng phổ biến trong LMHT.
Item quen thuộc, Town Portal cũng không tồn tại trong LMHT, thế nên các game thủ DOTA 2 nếu muốn thử sức với tựa game này thì cũng nên làm quen dần với việc chạy bộ ra lane, trừ khi bạn chọn cho mình phép bổ trợ là “Dịch chuyển”. Thế nhưng, phép bổ trợ này lại có thời gian hồi khá lâu, gần 4 phút.
Đổi lại, chỉ với phím B, người chơi sẽ được hỗ trợ dịch chuyển về nhà miễn phí, và chỉ bị gián đoạn khi nhận phải sát thương. Không ít lần, những người chơi DOTA 2 khi chuyển qua LMHT đã chạy bộ phần lớn quãng đường để về nhà regen, trước khi nhận ra rằng nếu ấn B có thể tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều.
Người chơi có thể ấn “B” để biến về hồi máu trong LMHT.
Bên cạnh đó, tiết tấu trong các trận đấu LMHT cũng được đẩy lên khá nhanh ngay từ những phút đầu tiên. Nguồn sát thương chủ yếu sẽ đến từ vị trí AD carry của mỗi đội. Nhưng nếu như trong DOTA 2, những carry hạng nặng như Spectre, Anti Mage hay Phantom Lancer cực kỳ mạnh và trâu ở giai đoạn cuối game thì trong LMHT, tất cả các vị trí AD carry đều là những vị tướng đánh xa, và sở hữu lượng máu khá giấy xuyên suốt trận đấu.
Với PA, PL hay AM, người chơi có thể tả xung hữu đột giữa đội hình team địch, nhưng ngược lại, với Catylin, Vayne hay Ashe, các carry trong LMHT hoàn toàn có thể bốc hơi trong một nốt nhạc nếu không được bảo kê hay chọn được vị trí đứng phù hợp.
Video đang HOT
Những xạ thủ – carry thông dụng trong LMHT.
Chỉ mới nhiêu đây thôi đã đủ thấy LMHT hoàn toàn không phải là tựa game dễ chơi như nhiều người chơi DOTA 2 lầm tưởng. Dendi cảm thấy dễ vì đơn giản anh ta giỏi và có năng khiếu trong mọi trò chơi. Thực tế, cả LMHT và DOTA 2 đều có những sự khác nhau trong cách chơi cũng như khá nhiều yếu tố khác.
Chính những điều đó làm nên nét hấp dẫn và thú vị riêng biệt của từng tựa game. Cũng là quá khập khiễng nếu so sánh độ khó giữa 2 tựa game MOBA đang rất hot này. Hãy cứ thử chuyển game và cảm nhận những khó khăn, bỡ ngỡ khi bạn rời xa tựa game quen thuộc của mình.
Theo Gamek
DOTA 2: Những bí ẩn ít người biết về nickname của gamer chuyên nghiệp
ằng sau những cái tên quen thuộc của game thủ DOTA 2 chuyên nghiệp là cả một câu chuyện thú vị.
Đằng sau những chiến thắng, vinh quang của mọi đội tuyển DOTA 2 đều có công sức rất lớn từ những người chơi đầy tài năng. Có những gương mặt đã quá quen thuộc với cộng đồng người hâm mộ như Loda, Dendi hay rất nhiều tượng đài nữa. Và đằng sau những cái tên quen thuộc ấy cũng là cả một câu chuyện về ý nghĩa và lý do họ chọn chúng.
Loda
Cái tên Loda bắt nguồn từ "Lord Of Dol Amroth" - một nhân vật trong series phim Lord of the Rings game thủ người Thụy Điển này hâm mộ. Loda là tên viết tắt của nhân vật ấy. Tuy nhiên, với rất nhiều thành công cũng như với việc trở thành một tượng đài trong DOTA 2, cái tên Loda chắc hẳn được mọi người biết đến nhiều hơn hẳn so với nhân vật trong Lord of the Rings kia.
Admiral Bulldog
Bulldog là tên của anh chàng này trong DOTA 1, đơn giản vì anh thích cún. Admiral thì có lịch sử rõ ràng hơn, khi anh chàng này từng chơi Battlefield và quyết định để Admiral ở phía trước Bulldog như một chức danh của mình (Admiral nghĩa là sĩ quan cấp cao, đô đốc).
Akke
Akke lấy tên xuất phát từ họ của anh ấy: "Akterhall"
EGM
EGM là viết tắt của cụm từ: "Enter God Mode"
Ohaiyo
Anh chọn tên theo bản nhạc chuông ưa thích của mình.
Xtinct
Hồi trung học, Xtinct rất thích từ "extinct",và khi trở thành game thủ chuyên nghiệp, anh quyết định đặt tên na ná theo từ mà mình yêu thích.
Yamateh
Cái tên này bắt nguồn từ việc anh ấy hay "xem phim" và nhân vật trong phim thường xuyên có lời thoại "yamete" (nghĩa là dừng lại đi). Một thời gian sau đó, anh đổi tên là NWP, viết tắt theo tên thật "Ng Wei Poong" của mình.
Mason
Mason lấy tên game theo tên thật của mình "Mason Venne".
Arteezy
Giống với Mason, tài năng trẻ người Canada cũng lấy tên dựa theo tên thật của mình: "Artour Babaev".
Universe
Cái tên Universe bắt nguồn từ việc anh là một fan cuồng của thiên văn học.
Era
Cái tên Era khởi nguồn từ bài hát yêu thích của anh: "Adept - The Era of Treachery".
Xiao 8
Đội trưởng của LGD Gaming chọn cho mình cái tên xiao8 đơn giản vì anh không thể đặt tên xiao từ 1-7.
Fy
- Hơi thất vọng cho các fan nữ khi Fy là viết tắt của tên bạn gái game thủ đẹp trai này.
Burning
Anh "Cháy" lấy tên là Burning do được mối tình đầu giới thiệu cho bài hát: "Maria Arredondo's Burning".
Iceiceice
Ban đầu anh chỉ muốn đặt tên là ice, nhưng cái tên này đã có người sử dụng nên thôi đành đặt là iceiceice vậy.
MMY!
Dấu ! xuất phát từ nickname của anh hồi còn thi đấu DOTA 1 cho EHOME là X!!. Còn MMY là viết tắt của (mao)(mao)(ya), dịch ra là "Fuzzy duck".
YYF
YYF là viết tắt của cụm từ "Yue Ye Feng" trong tiếng Trung Quốc, dịch ra nghĩa là Maple in the Moonlight.
Pajkatt
Na ná với với hai từ "pie cat". Pajkatt tiết lộ ngoài đời anh ấy thích bánh và đang nuôi một con mèo cực dễ thương.
Qojqva
Không biết đặt tên như thế nào, anh gõ bừa lên bàn phím, và kết quả là cái tên qojqva ra đời.
FATA
Cái tên FATA là viết tắt của từ "fatality", dịch ra là định mệnh.
Dendi
"Tôi cũng không nhớ tại sao lại chọn cái tên này nữa, chắc là trong một phút ngẫu hứng" Câu trả lời đậm chất Dendi khi anh được phóng viên hỏi lí do game thủ này lựa chọn cái tên đó.
Rotk
Rotk là viết tắt của cụm từ "Return of the King".
Hao
Xuất phát từ tên thật của anh ấy là Chen Zhihao.
ChuaN
Được lấy theo tên đệm của game thủ này.
Mushi
Đầu tiên Mushi chọn tên là Mushi.Lushi. Tuy nhiên sau khi có nhà tài trợ và buộc phải để tag nhà tài trợ, anh không thể chọn cái tên dài như thế. Nên chỉ đơn giản là Mushi. Mushi trong tiếng Hong Kong nghĩa là không bao giờ thất bại.
1437
Hơi khó hiểu nhưng 1437 tiết lộ tên anh là viết tắt của cụm từ "I love you forever".
Theo Gamek
DOTA 2: Những sự thật ít người biết về huyền thoại Dendi Dendi là game thủ nằm trong top những người có lượng fan hâm mộ cũng như thu nhập từ DOTA 2 cao nhất thế giới. Dendi - tên thật là Danil Ishutin, anh là một game thủ rất nổi tiếng của cộng đồng DOTA 2 thế giới, cũng đồng thời là game thủ nằm trong top những người có lượng fan hâm mộ...