Liệu pháp miễn dịch + hóa trị: Tăng tuổi thọ cho người ung thư dạ dày
FDA vừa cho phép dùng opdivo ( liệu pháp miễn dịch) kết hợp với hóa trị trong điều trị ung thư dạ dày tiến triển hoặc di căn…
Liệu pháp opdivo (nivolumab) dùng kết hợp với một số loại hóa trị liệu, vừa được FDA (Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) phê duyệt, để điều trị cho người bị ung thư dạ dày tiến triển hoặc di căn. Đây là liệu pháp miễn dịch đầu tiên được FDA chấp thuận trong điều trị đầu tiên cho những bệnh nhân này.
Có khoảng 28.000 ca chẩn đoán ung thư dạ dày mới mỗi năm ở Mỹ. Với liệu pháp hiện có, khả năng sống sót nói chung là rất kém; tỷ lệ chữa khỏi bằng cắt bỏ (phẫu thuật) rất thấp và tỷ lệ sống cho tất cả các giai đoạn là 32%. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với ung thư dạ dày tiến triển hoặc di căn là 5%.
Opdivo là một kháng thể đơn dòng ức chế sự phát triển của khối u bằng cách tăng cường chức năng của tế bào T. Hiệu quả của nó đã được đánh giá trong một thử nghiệm ngẫu nhiên, đa trung tâm, nhãn mở trên 1.581 bệnh nhân bị ung thư dạ dày tiến triển hoặc di căn chưa được điều trị trước đó.
Trung bình 789 bệnh nhân được dùng opdivo kết hợp với hóa trị liệu sống lâu hơn 792 bệnh nhân chỉ được hóa trị. Thời gian sống thêm trung bình là 13,8 tháng đối với bệnh nhân được điều trị bằng opdivo cộng với hóa trị so với 11,6 tháng đối với bệnh nhân chỉ được hóa trị.
Các tác dụng phụ phổ biến nhất của opdivo kết hợp với hóa trị bao gồm bệnh thần kinh ngoại vi (tổn thương dây thần kinh bên ngoài não và tủy sống), buồn nôn, mệt mỏi, tiêu chảy, nôn mửa, giảm cảm giác thèm ăn (chán ăn), đau bụng, táo bón và đau cơ xương.
Opdivo có thể gây ra các tình trạng nghiêm trọng (tác dụng phụ qua trung gian miễn dịch) bao gồm: Viêm phổi, viêm ruột, viêm gan, viêm thận… Bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ nếu có vấn đề về hệ thống miễn dịch, phổi hoặc hô hấp, các vấn đề về gan, đã được cấy ghép nội tạng, đang mang thai hoặc dự định có thai trước khi bắt đầu điều trị.
Video đang HOT
Dinh dưỡng đúng: lời giải cho bệnh nhân đang điều trị ung thư
Dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối và phù hợp sẽ có tác động đến hiệu quả điều trị cũng như sự bình phục của bệnh nhân.
Những quan điểm dinh dưỡng sai lầm có thể đẩy nhanh tiến trình phát triển của ung thư, làm bệnh nhân suy kiệt nghiêm trọng.
Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong chăm sóc người bệnh ung thư. Một số bệnh ung thư có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình cung cấp dinh dưỡng của cơ thể. tình trạng dinh dưỡng kém cũng ảnh hưởng ngược lại đến đáp ứng điều trị, cách thức điều trị và chất lượng cuộc sống trên người bệnh. các tác dụng phụ từ phương pháp điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch,... có thể khiến người bệnh ăn ít hơn và giảm cân.
Do vậy, với người bệnh đã và đang điều trị ung thư cần có một chế độ ăn cân đối, lành mạnh để cung cấp năng lượng, phục hồi, đảm bảo sức khỏe điều trị bệnh.
Báo Sức khỏe & Đời sống giới thiệu đến bạn đọc những chia sẻ từ GS.TS Lê Thị Hương - Viện trưởng Viện Đào tạo Y học dự phòng & Y tế công cộng, phụ trách Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng, bệnh viện K (Hà Nội) về vấn đề dinh dưỡng cho bệnh nhân đang điều trị ung thư.
Dinh dưỡng đầy đủ, cân đối và hợp lý
Người bệnh ung thư cần có chế độ ăn dinh dưỡng tương tự như người bình thường, tức là đầy đủ, cân đối và hợp lý các chất dinh dưỡng
Đủ năng lượng:
Nhu cầu năng lượng của mỗi người khác nhau, tùy thuộc vào tuổi, giới tính, chuyển hóa cơ bản, mức độ lao động và môi trường lao động, kích thước cơ thể, tình trạng bệnh tật. Năng lượng trong khẩu phần ăn chủ yếu từ các loại thức ăn giàu tinh bột (cơm, bún, bánh mì..); do đó cần chú trọng đối vưới các loại thực phẩm này, tránh dư thừa năng lượng.
Theo độ tuổi khác nhau, cơ thể cần được cung cấp khoảng từ 200 - 300 g gạo một ngày hoặc lượng tương đương các thực phẩm như bánh mì, ngô, khoai...
Cân đối:
Trong 4 nhóm thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày gồm: protein,lipid, glucid, vitamin và khoáng chất. Trong đó protein, chất béo và tinh bột cung cấp năng lượng cho cơ thể. Bữa ăn hợp lý phải đảm bảo tính cân đối giữa 3 chất sinh năng lượng là protid (12-14%), lipid (20-30%) và glucid (56-68%). Chất đạm từ các nguồn gốc động vật (thịt, cá, tôm, cua...) hay thực vật (đậu nành, đậu phộng...).
Chất béo là hết sức quan trọng, cung cấp năng lượng cao (9kcal) là môi trường hòa tan các vitamin, nhưng cần ăn cân đối giữa các nguồn chất béo từ động vật và chất béo từ thực vật. Chú ý đến tỷ lệ các chất béo chưa bão hòa, đặc biệt là omega 3; vitamin và khoáng chất từ nhiều nguồn khác nhau. Chúng ta cần ăn 400g rau, 200g quả chín, thịt động vật để cung cấp các khoáng chất thiết yếu. Ngoài ra cần cung cấp đủ nước cho cơ thể.
Đa dạng thực phẩm:
Chế độ dinh dưỡng hợp lý cần đảm bảo tính đa dạng của thực phẩm hàng ngày. Mỗi ngày chúng ta cần ăn từ 15-20 loại thực phẩm để đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho nhu cầu của cơ thể.
Trong trường hợp bệnh nhân không ăn đầy đủ thì phải được bổ sung thêm. Ngược lại, nếu bệnh nhân có các vấn đề liên quan đến thể trạng như thừa cân, béo phì, các bệnh lý nền khác... thì cần có sự điều chỉnh phù hợp.
Chuyên biệt cho từng cá thể người bệnh
Mỗi bệnh nhân khác nhau sẽ có những đặc điểm bệnh lý, tình trạng sức khỏe, thể trạng khác nhau. Cho nên, việc chăm sóc chế độ ăn phù hợp cho đặc điểm thể trạng của từng bệnh nhân là vô cùng quan trọng.
Đơn cử, trường hợp bệnh nhân bị ung thư dạ dày, các vấn đề như trào ngược dạ dày, thực quản, nôn ói... sẽ khó có thể điều trị dứt điểm nếu không thể phẫu thuật để loại bỏ khối u. Các vấn đề liên quan đến bệnh lý đường tiêu hóa có thể gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng của bệnh nhân, ảnh hưởng đến quá trình cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể; nếu kéo dài bệnh nhân có thể bị sụt cân, ảnh hưởng sức khỏe cũng như ảnh hưởng về mặt tinh thần ở bệnh nhân.
Với các trường hợp này, nếu bệnh nhận được chăm sóc tại gia đình, người nhà bệnh nhân nên thử các loại thức ăn khác nhau theo khẩu vị của người bệnh. Người nhà bệnh nhân cần áp dụng nhiều cách chế biến khác nhau để có các món ăn dễ tiêu, giúp người bệnh không gặp các vấn đề liên quan đến quá trình tiêu hóa như trào ngược, nôn ói. Cố gắng lựa chọn các loại thực phẩm sạch, tươi, giàu dinh dưỡng.
Các thành phần dinh dưỡng trong bữa ăn cần được cân đối giữa các nhóm chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, tinh bột cũng như rau xanh, hoa quả chín... Nên chọn các phương thức chế biến giúp thực phẩm mềm, nhừ dễ hấp thu. Nếu người bệnh có thể ăn được cơm thì cơm nên nấu chín mềm, thịt băm nhỏ, xay nhỏ, hầm nhừ. Các loại rau cần thái nhỏ, không nên nấu quá kỹ để tránh mất các vitamin và dưỡng chất.
Khuyến nghị người bệnh nên ăn các loại cá như cá mòi, cá thu, cá hồi... để cung cấp các thành phần dinh dưỡng như i-ốt, omega 3... giúp bệnh nhân phục hồi và tăng cường sức khỏe. Đạm từ cá dễ hấp thu hơn so với từ thịt; trứng và sữa cũng là những nguồn dinh dưỡng tốt.
Tùy từng người, từng bệnh ung thư có những yếu tố khác nhau. Do đó, người bệnh điều trị ung thư nên gặp bác sỹ điều trị để được tư vấn, trao đổi và thiết lập một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho riêng mình.
Chế độ ăn của bệnh nhân ung thư hay bất cứ trường hợp nào khác đều cần phải đảm bảo sự cân bằng và đầy đủ đề dinh dưỡng. Người bệnh không nên kiêng khem cầu kỳ, loại bỏ hết những thực phẩm giàu dinh dưỡng; áp dụng chế độ ăn thực dưỡng, uống ngũ cốc... để tiêu diệt tế bào ung thư. Đó là quan điểm sai lầm, bởi dinh dưỡng hợp lý là yếu tố hết sức quan trọng góp phần vào thành công của điều trị.
BS tiết lộ: Ung thư phổi giai đoạn cuối vẫn có thể sống thêm 10 năm nhờ 2 giải pháp mới Với 2 phương pháp điều trị ung thư sau đây, bệnh nhân bị ung thư phổi hoàn toàn có thể kéo dài thời gian sống của mình như người bình thường trong nhiều năm. Ung thư có thể nói là một trong những căn bệnh đáng sợ nhất, bởi trong mắt nhiều người, ung thư là "căn bệnh nan y", đặc biệt là...