Liệu pháp insulin sớm có hiệu quả cho bệnh tiểu đường type 2
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã chứng minh hiệu quả của liệu pháp insulin sớm đối với bệnh nhân mới được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường type 2 (T2D), qua đó có thể giảm nguy cơ đột quỵ và nhập viện do suy tim so với những người không được điều trị.
Một nhóm nghiên cứu chung do Giáo sư Ông Kiến Bình (Weng Jianping) thuộc Đại học Y Khoa An Huy dẫn đầu, cùng các nhà khoa học từ Đại học Khoa học Kỹ thuật Trung Quốc, Đại học Y khoa Nam Phương và Đại học Bắc Kinh đã tiến hành nghiên cứu quan sát trong 24 năm về quá trình điều trị cho 5.424 bệnh nhân T2D trên khắp cả nước.
Họ phát hiện ra rằng bệnh nhân T2D mới được chẩn đoán trải qua liệu pháp này có nguy cơ đột quỵ giảm 31% và nguy cơ nhập viện do suy tim giảm 28%.
Nghiên cứu này chứng minh hiệu quả của liệu pháp insulin sớm trong việc cải thiện các dấu ấn sinh học liên quan quan đến viêm mạn tính và chức năng nội mạc, vốn là những thông tin cho thấy nguy cơ tim mạch, ở bệnh nhân T2D mới được chẩn đoán. Điều này cung cấp bằng chứng thuyết phục để áp dụng liệu pháp insulin sớm như lựa chọn điều trị tuyến đầu cho bệnh nhân mới được chẩn đoán.
Video đang HOT
Phát hiện này được công bố trên tạp chí quốc tế Signal Transduction and Targeted Therapy vào đầu tháng 6.
Trung Quốc trồng lúa thành công ở vùng sa mạc khắc nghiệt
Các nhà khoa học Trung Quốc đã giảm một nửa chu kỳ tăng trưởng của giống lúa thông thường được trồng trong nhà kính sa mạc ở Tân Cương.
Đây được coi là sự đổi mới nông nghiệp đáng hoan nghênh đối với Bắc Kinh khi nước này đang tìm kiếm các phương pháp mới để đảm bảo an ninh lương thực trong nước.
Đài truyền hình nhà nước CCTV đưa tin thử nghiệm này là thành công đầu tiên của kỹ thuật mới trong môi trường kiểm soát khí hậu ở sa mạc, mở đường cho hy vọng canh tác nhanh chóng ở vùng khô hạn quanh năm.
Thành tựu này là một phần trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm tăng cường khả năng tự cung cấp lương thực, ưu tiên quốc gia khi biến đổi khí hậu ngày càng gây tác động nghiêm trọng và thương mại toàn cầu biến động nhanh chóng. Nỗ lực trồng trọt ở những khu vực cằn cỗi hoặc bị bỏ hoang đang trở nên cần thiết hơn, vì Trung Quốc có diện tích đất canh tác nhỏ hơn so với tỷ lệ dân số.
Theo các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc, thử nghiệm này được thực hiện nhờ phương pháp canh tác không dùng đất, kiểm soát nhiệt độ và chiếu sáng nhân tạo. Kết quả cho thấy giống lúa truyền thống đã sẵn sàng cho thu hoạch chỉ 60 ngày. Thử nghiệm diễn ra ở Hotan, một huyện phía tây nam khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương.
Trong khi đó, với các biện pháp canh tác thông thường, quá trình này sẽ mất từ 120 đến 150 ngày ở các vùng trồng lúa lớn ở phía nam hoặc đông bắc.
Cây lúa tăng trưởng với tốc độ này từng được ghi nhận ở các cơ sở thí nghiệm ngay từ năm 2021, nhưng thành công trong thử nghiệm ở Tân Cương mang lại khả năng ứng dụng rộng rãi hơn vì chi phí xây dựng và trang bị cơ sở ở nơi này ít hơn, khu vực này cũng có ngày dài hơn và sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rõ ràng hơn.
Ông Yang Qichang, người đứng đầu dự án và là nhà khoa học trưởng của khoa Nông nghiệp Đô thị thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc, cho biết các công trình ở Hotan có chi phí 350 nhân dân tệ (48 USD)/m2, chỉ bằng 1/3 chi phí nhà kính ở Hà Lan.
Ông cho biết thử nghiệm ở Hotan cũng tiêu thụ 1/4 năng lượng mà một nhà kính tiêu chuẩn ở Hà Lan tiêu thụ.
"Sau khi hội nhập trong tương lai với nguồn năng lượng mới, cơ giới hóa và công nghệ thông minh, chi phí xây dựng và vận hành sẽ giảm đáng kể. Những nhà kính này sẽ có tính cạnh tranh mạnh mẽ", ông nói.
Các phương pháp canh tác mới đang được thử nghiệm thường xuyên hơn ở khu vực Tân Cương khi Bắc Kinh tìm cách mở rộng sản xuất lương thực ở nhiều khu vực hơn.
Tháng 10/2023, các nhà nghiên cứu đã công bố cánh đồng thử nghiệm rộng lớn ở rìa sa mạc Taklimakan trồng giống lúa chịu mặn có năng suất cao hơn nhiều so với lúa chịu mặn được trồng ở nơi khác.
Chỉ 2 tháng trước đó, các phương tiện truyền thông cũng đưa tin về bước đột phá công nghệ trong nuôi trồng thủy sản trong khu vực, với cá nước ngọt, tôm sú, bào ngư và tôm hùm được nuôi tại ngư trường địa phương.
Tại Tân Cương, bông thường chiếm phần lớn sản lượng nông nghiệp, nên lúa hiếm khi được trồng do điều kiện thiếu nước. Khu vực này chủ yếu trồng cây lương thực là lúa mì và ngô.
Các nhà khoa học dự đoán sớm nguy cơ sa sút trí tuệ với độ chính xác hơn 90% Theo nghiên cứu, những người có hàm lượng GFAP cao hơn có nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ cao gấp 2,32 lần so với người có GFAP ở mức độ thông thường. Các nhà khoa học Trung Quốc vừa xác định được những protein huyết tương đóng vai trò quan trọng trong việc dự đoán sớm nguy cơ sa sút trí...