‘Liều mạng’ dùng 43 tài khoản thao túng cổ phiếu, nhân viên môi giới nhận ‘kết đắng’
Hàng loạt quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các cá nhân vi phạm nghĩa vụ công khai, minh bạch thông tin trên thị trường chứng khoán đã liên tục được cơ quan quản lý đưa ra gần đây.
Trong đó đáng chú ý là trường hợp một cựu nhân viên môi giới của Chứng khoán Đông Á đã bị phạt 600 triệu đồng và “tước” chứng chỉ hành nghề do sử dụng 43 tài khoản nhằm thao túng giá cổ phiếu VAT.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước mới đây đã ban hành quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Chu Trường Giang và quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề chứng khoán của ông Chu Trường Giang – nguyên là nhân viên môi giới Công ty TNHH MTV Chứng khoán Ngân hàng Đông Á (DAS).
Tình trạng vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin giao dịch chứng khoán vẫn liên tục xảy ra trên thị trường chứng khoán
Cụ thể, ông Giang bị phạt 600 triệu đồng theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 3 và Khoản 3 Điều 29 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23/9/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán được sửa đổi tại Khoản 1 và Khoản 36 Điều 1 Nghị định số 145/2016/NĐ-CP ngày 01/11/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2013/NĐ-CP.
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, ông này đã sử dụng 43 tài khoản để liên tục mua, bán, tạo cung cầu giả tạo, thao túng cổ phiếu của Công ty Cổ phần VT Vạn Xuân (mã VAT).
Bên cạnh việc xử phạt tiền, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng thu hồi chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán của ông Chu Trường Giang kể từ ngày 10/5/2019.
Tuy nhiên, theo xác nhận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, qua kết quả kiểm tra và các tài liệu có trong hồ sơ, xem xét tính toán số lợi bất hợp pháp từ việc thực hiện hành vi vi phạm cho thấy không có số lợi bất hợp pháp từ hành vi vi phạm của cựu nhân viên môi giới này.
Video đang HOT
Trong thông báo của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước không nêu rõ thời gian mà ông Chu Trường Giang đã thực hiện hành vi thao túng giá đối với cổ phiếu VAT. Tuy nhiên, trong vòng 1 năm trở lại đây, cổ phiếu VAT diễn biến khá ảm đạm với thị giá thấp.
Đóng cửa phiên 13/5, mã này đứng giá tham chiếu 2.100 đồng với 45.700 cổ phiếu được giao dịch. Bình quân giao dịch trong 1 năm qua của mã này ở mức hơn 35.000 cổ phiếu mỗi ngày và phiên được chuyển nhượng nhiều nhất đạt gần 650 nghìn cổ phiếu vào ngày 27/2/2019 còn ngày thanh khoản thấp nhất là 16/11/2018 với 100 cổ phiếu được giao dịch.
Về phía Chứng khoán Đông Á, công ty này cho biết, việc thao túng giá chứng khoán, cụ thể là đối với cổ phiếu VAT nói trên, là hành vi cá nhân của ông Chu Trường Giang và diễn ra hoàn toàn bên ngoài hoạt động DAS.
Trong những ngày gần đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã liên tục đưa ra các quyết định xử phạt đối với nhiều cá nhân có vi phạm trên thị trường chứng khoán.
Cụ thể, ông Võ Anh Linh – người liên quan của bà Phạm Thị Thu Hà, ủy viên HĐQT Công ty cổ phần Thủy điện Nậm Mu (mã HJS) bị phạt 27,5 triệu đồng do đăng ký mua 2.096.000 cổ phiếu HJS từ ngày 30/01/2019 đến ngày 20/02/2019 nhưng đã mua 2.050.000 cổ phiếu HJS ngày 29/01/2019).
Ông Lê Thanh Phương – Ủy viên Hội đồng quản trị của Công ty cổ phần Thủy sản Cà Mau (mã chứng khoán CAT) bị phạt 20 triệu đồng vì đăng ký mua 50.000 cổ phiếu CAT từ ngày 16/4/2018 đến ngày 15/5/2018 (khớp lệnh 0 cổ phiếu) nhưng đã báo cáo không đúng thời hạn về lý do không thực hiện được giao dịch).
Ông Chu Chee Kwang – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Nam Long (mã chứng khoán NLG) bị phạt 20 triệu đồng do đăng ký mua 50.000 cổ phiếu NLG từ ngày 12/06/2018 đến ngày 11/07/2018 (khớp lệnh: 0 cổ phiếu NLG), tuy nhiên, đến ngày 01/08/2018, Sở GDCK TPHCM mới nhận được báo cáo giải trình về lý do không thực hiện được giao dịch…
Theo Dân trí
Thua lỗ,và hàng loạt cổ phiếu vào diện cảnh báo và hủy niêm yết
Trải qua quý 1/2019 đầy khó khăn, thị trường chứng khoán chứng kiến nhiều cổ phiếu rơi vào tình trạng cảnh báo, thậm chí là hủy niêm yết do công ty làm ăn thua lỗ.
Theo đó, Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM vừa ra Quyết định số 125/QĐ-SGDHCM đưa cổ phiếu OGC của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Dương vào diện kiểm soát kể từ ngày 21/4/2017 do Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2015 là âm 1.780,18 tỷ đồng; Lợi nhuận sau thuế của Công ty mẹ năm 2016 là âm 727,93 tỷ đồng và Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2016 là âm2.479,73 tỷ đồng căn cứ Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2015 và 2016.
Cũng theo Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, từ thời điểm 21/4/2017 đến nay Sở vẫn giữ nguyên diện kiểm soát đối với cổ phiếu OGC của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Dương.
Trong khi đó, ngày 10/4/2019, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM đã nhận được báo cáo tài chính Hợp nhất kiểm toán năm 2018 của OGC. Theo đó, lợi nhuận sau thuế của Công ty mẹ năm 2018 là 26,01 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến ngày 31/12/2018 là âm 2.860,99 tỷ đồng và vẫn còn vấn đề ngoại trừ và nhấn mạnh đã tồn tại trước đây.
Ngày 11/4/2019, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM cũng nhận được công văn số 074/2019/CV-OGC ngày 10/4/2019 của OGC giải trình các vấn đề ngoại trừ và nhấn mạnh của kiểm toán trên BCTC riêng và hợp nhất kiểm toán năm 2018.
Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM cho biết, sẽ tiếp tục giữ nguyên diện kiểm soát đối với cổ phiếu OGC do công ty vẫn còn lỗ lũy kế nhiều và những vấn đề ngoại trừ trên báo cáo tài chính kiểm toán tồn tại đã lâu và công ty vẫn chưa khắc phục. Việc xem xét hướng xử lý tiếp theo đối với cổ phiếu OGC sẽ căn cứ vào báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2019 của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Dương.
Một cổ phiếu cũng bị đưa vào diện cảnh báo đó là BCG của Công ty cổ phần Bamboo Capital, do kết quả sản xuất kinh doanh năm 2018 bị lỗ. Cụ thể, theo Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2018, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ ghi nhận lỗ 15,84 tỷ đồng.
Đưa ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng thua lỗ trên, Công ty cổ phần Bamboo Capital cho biết, một phần là do công ty mẹ đã tái cơ cấu, chuyển dần các hoạt động kinh doanh thương mại sang các công ty con. Đồng thời công ty cũng thu hẹp các hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả thấp trong mảng thương mại như các sản phẩm tinh bột sắn, cacao và thoái vốn khỏi các công ty không nằm trong lĩnh vực kinh doanh trọng điểm như Công ty Phú Thuận, ô tô 1-5...
Một nguyên nhân nữa cũng được Công ty cổ phần Bamboo Capital đưa ra là do công ty đã tập trung nguồn lực đầu tư vào các dự án có quy mô lớn, mang tính chiến lược và dài hạn đối với định hướng và sự phát triển của công ty trong lĩnh vực bất động sản và năng lượng tái tạo.
Ngoài hai công ty trên, Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM cũng ra Quyết định số 119/QĐ-SGDHCM đưa cổ phiếu PTL của Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng và Đô thị Dầu khí vào diện bị kiểm soát do "Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2015 là âm 143,62 tỷ đồng căn cứ BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2015, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ tại báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2016 là 1,03 tỷ đồng và có ý kiến ngoại trừ dẫn đến kết quả kinh doanh năm 2016 chưa đảm bảo khả năng có lãi.
Trong khi đó, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM cũng nhận được báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2018 của Công ty và đã công bố thông tin ra thị trường. Theo đó, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ là âm 17.315.788.600 đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2018 là âm 232.434.016.678 đồng. Như vậy, công ty chưa khắc phục nguyên nhân rơi vào diện kiểm soát. Đồng thời, tại BCTC kiểm toán các vấn đề ngoại trừ của các năm trước vẫn còn tồn đọng.
"Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM tiếp tục giữ nguyên diện kiểm soát đối với cổ phiếu PTL, việc xem xét hướng xử lý tiếp theo đối với cổ phiếu PTL sẽ căn cứ vào BCTC soát xét bán niên 2019 của Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng và Đô thị Dầu khí", Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM cho hay.
Khác với các công ty trên, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM vừa có quyết định hủy niêm yết đối với cổ phiếu PPI của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển dự án hạ tầng Thái Bình Dương. Cụ thể, kể từ ngày 20/5, hủy niêm yết 48.290.629 cổ phiếu PPI, giá trị niêm yết theo mệnh giá là 482.906.290.000 đồng.
Đưa ra nguyên nhân hủy niêm yết cổ phiếu PPI, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM cho biết, do kết quả sản xuất, kinh doanh căn cứ vào lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển dự án hạ tầng Thái Bình Dương bị thua lỗ trong năm 2016, năm 2017 và năm 2018, thuộc trường hợp chứng khoán bị hủy niêm yết theo quy định.
Cụ thể, lợi nhuận sau thuế của cổ đông Công ty mẹ năm 2018 âm 91,92 tỷ đồng; lợi nhuận chưa phân phối tại ngày 31/12/2018 âm 160,17 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm tài chính 2017 là âm 84,66 tỷ đồng; Lợi nhuận sau thuế của cổ động công ty mẹ năm tài chính 2016 âm 37,27 tỷ đồng.
Minh Ngọc
Theo vnmedia.vn
HQC khởi động dự án BĐS nông nghiệp Công ty địa ốc Hoàng Quân (HQC) vừa tổ chức ĐHCĐ thường niên 2019. Tại đại hội lần này, Công ty địa ốc Hoàng Quân đặt ra mục tiêu doanh thu 1.513 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế (LNST) 145 tỷ đồng tương đương lần lượt gấp 2,8 thực đạt về doanh thu và 3,4 lần thực đạt về LNST của năm 2018....