Liệu có nguy cơ mắc Covid-19 khi ăn thực phẩm tại những “ổ dịch”?
Pháp phát hiện những ổ dịch Covid-19 tại các lò giết mổ gia súc, theo đó làm dấy lên lo ngại nguy cơ nhiễm bệnh do ăn thịt gia súc từ các lò mổ này.
Chỉ trong vài ngày qua, nước Pháp đã phát hiện các ổ dịch Covid-19 lớn tại những lò giết mổ gia súc, với hàng trăm ca được xác nhận dương tính với virus Sars CoV-2. Liệu có nguy cơ mắc Covid-19 khi ăn thịt gia súc từ những lò giết mổ này hay không?
Trước những lo ngại này, cơ quan y tế Pháp ngày 24/5 đã lên tiếng trấn an khi khẳng định tới thời điểm hiện nay, không có báo cáo về bất kỳ trường hợp lây nhiễm nào do ăn thực phẩm tại những khu vực bị ảnh hưởng.
Video đang HOT
(Ảnh minh họa)
Điều kiện làm việc tại những lò giết mổ gia súc (như tiếp xúc gần, vệ sinh không đảm bảo) dường như là một trong những yếu tố giải thích cho sự xuất hiện của các ổ dịch, song điều này không gây ảnh hưởng tới chất lượng thịt. Theo Nhóm chuyên gia khẩn cấp về Covid-19 thuộc Cơ quan an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường và lao động Pháp (Anses), hiện không có bất kỳ yếu tố nào chứng minh việc sử dụng những thực phẩm bị ô nhiễm có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiêu hóa.
Trong khi đó chuyên gia Sandra Martin- Latil, thuộc Phòng thí nghiệm an toàn thực phẩm của Anses nhấn mạnh, phương thức lây truyền chính của virus Sars CoV-2 hiện nay vẫn là đường hô hấp và tiếp xúc gần giữa người với người. Chuyên gia này không loại trừ khả năng lây nhiễm khi một người mắc Covid-19 không thực hiện đúng các quy trình vệ sinh dịch tễ như xử lý thịt bằng tay hoặc thông qua các giọt bắn hô hấp như ho hay hắt hơi, song nhấn mạnh khả năng này là rất hiếm gắp bởi con đường lây nhiễm chính vẫn là qua không khí, chứ không phải là thực phẩm.
Tổ chức Y tế thế giới cũng khẳng định điều tương tự khi nhấn mạnh, rất ít khả năng Covid-19 lây truyền qua thực phẩm hay bao bì đóng gói thực phẩm. Đây là một bệnh về hô hấp và các phương thức lây truyền chính là tiếp xúc giữa người với người và tiếp xúc trực tiếp với các giọt bắn từ người mắc bệnh sau khi ho hay hắt hơi. Hiện không có nghiên cứu nào chứng minh, virus gây ra các bệnh về hô hấp có thể lây truyền qua thực phẩm hay bao bì đóng gói thực phẩm.
Liên quan tới quá trình chế biến thực phẩm, Cơ quan an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường và lao động Pháp khuyến cáo, thực phẩm được đun nấu ở nhiệt độ 63 độ C trong vòng 4 phút sẽ giúp vô hiệu hóa virus Sars-CoV-2./.
Thực phẩm, thảo dược chứa kháng sinh tự nhiên tốt cho cơ thể
Vấn đề kháng thuốc kháng sinh hiện nay đã mang tính toàn cầu và đặc biệt nổi trội ở các nước đang phát triển. Ở Việt Nam còn phải kể tới tình trạng dùng thuốc kháng sinh không theo đơn của bác sĩ, điều này khiến cho vấn đề kháng thuốc kháng sinh tại Việt Nam đáng báo động.
Ảnh minh họa.
Nhưng thật may là quanh chúng ta còn có nhiều thảo dược, thực phẩm có chứa kháng sinh tự nhiên mà không gây hại cho cơ thể. Trong số này, có lẽ tỏi - loại gia vị đã quá quen thuộc với mỗi người Việt Nam được xem như một loại kháng sinh tự nhiên có thể kháng cả nấm và vi rút, giảm cảm cúm, kháng lại vi khuẩn gây bệnh.
Với trà xanh, một thức uống quen thuộc có chứa chất chống ôxy hóa rất cần thiết cho cơ thể. Trong trà xanh còn có các hoạt chất đặc biệt hiệu quả đối với một số chủng vi khuẩn đường miệng. Còn gừng và nghệ đã xuất hiện trong nhiều loại thực phẩm chức năng nhờ những tác dụng kháng khuẩn, chống nấm, ngăn ngừa viêm loét. Gừng có thể chống lại nhiều loại vi khuẩn như e.coli và salmonella gây bệnh đường tiêu hóa. Bởi vậy mà gừng thường xuất hiện trong các bài thuốc chữa tiêu chảy do lạnh, tiêu chảy nhiễm khuẩn, đau bụng toát mồ hôi...
Vẫn biết, trong thực tế có nhiều bệnh cần dùng đến thuốc kháng sinh đặc trị, nên ngay từ khi chưa mắc bệnh, người dân có thể nâng cao sức đề kháng của mình bằng việc bổ sung đều đặn các loại thực phẩm có chứa kháng sinh tự nhiên vào bữa ăn hằng ngày. Khi phải dùng thuốc kháng sinh thì tuân theo chỉ định bác sĩ. Không yêu cầu thuốc kháng sinh nếu nhân viên y tế nói không cần sử dụng; không chia sẻ cho người khác hoặc dùng các kháng sinh còn dư thừa.
Sa Chi
Chuyên gia chỉ rõ những "thời điểm vàng" cần phải uống nước trong ngày để tăng sức đề kháng "đánh bại" dịch Covid-19 Theo BS. TS. Từ Ngữ: Nhiều người chỉ có thói quen sử dụng nước khi cảm thấy khát nhưng đây là một suy nghĩ sai lầm, chúng ta nên chia đều lượng nước cần uống trong một ngày cho những thời điểm: sáng - trưa - chiều - tối. Trong công cuộc phòng ngừa Covid-19, việc tăng sức đề kháng bằng cách uống...