Liệu có kẽ hở để “chạy” kết luận giám định trong các vụ hiếp dâm?
Liên quan tới kết quả giám định trong những vụ hiếp dâm, nhiều nạn nhân cho rằng họ không được nhận, không được biết kết quả sau khi giám định (mặc dù người bị hại hoặc đại diện của nạn nhân phải ký vào biên bản giám định). Liệu đây có phải là một trong những kẽ hở để kẻ phạm tội “chạy” tội, trốn tội?
Người ký biên bản phải được biết nội dung
Những vụ án hiếp dâm, cưỡng dâm đã gây ra cho nạn nhân sự hoảng loạn về tinh thần và thể xác, dù người đó là ai, bất cứ lứa tuổi nào. Tuy nhiên, trên thực tế, việc xử lý đối tượng còn nhiều khó khăn và bất cập, nhất là tính trung thực của kết luận giám định.
Chị Nguyễn Thị H. đang trình bày sự việc với luật sư Trịnh Quang Chiến.
Đêm 26/6/2013, Nguyễn Thị H. (SN 1989) ở Hà Nội cùng 4 người bạn đi ăn liên hoan chia tay một người bạn ở Hà Tĩnh. Bốn người bạn là T., Đào Ngọc Q. và Nguyễn Đình Mừng, trong đó Q. là bạn học cùng lớp với H. và Nguyễn Đình Mừng (SN 1986) là điều dưỡng viên bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 Thường Tín (Hà Nội).
Theo lời kể của Nguyễn Thị H: Hôm đó, H. cùng 4 người bạn tới quán vườn Thượng Uyển ở Hà Nội để ăn uống với nhau. Gần tàn bữa tiệc, người bạn quê Hà Tĩnh về trước để chuẩn bị đồ để hôm sau về quê. Trong lúc ăn uống, mọi người có chuốc rượu cho H. nhưng H. vẫn đủ tỉnh táo để kiểm soát hành vi của bản thân.
Khi ăn xong, cả nhóm rủ đi hát karaoke. H. nhớ lại: “Tới quán karaoke mọi người đưa cho em một cốc bia và nói: “Uống đi cho giải rượu”, em trả lời “tửu lượng của mình còn vô tư lắm”.
Nói xong, em cầm cốc bia để uống. Sau đó, em rơi vào trạng thái lơ mơ. Tuy em vẫn biết nhưng không thể kháng cự được khi anh Mừng lột quần áo của em ra và thực hiện hành vi hiếp dâm đối với em.
Em cố gắng gượng chống cự một cách yếu ớt, rồi ngất lịm đi. Đến khi tỉnh lại, em thấy mình nằm ở một phòng khác của quán karaoke, còn phòng bên dưới là mấy người bạn đang hát. Quá hoảng loạn, em gọi điện cho cô giáo đang dạy em và Q.. Cô đã trấn an và động viên em phải bình tĩnh để giải quyết sự việc…
Khi tỉnh lại, em thấy Q. vào đón em và đưa em về phòng trọ, rồi Q. nói: “ Sao dây lưng và khóa quần lại tả tơi thế kia…”. Em đã khóc và nói với Q. là: “Mình bị Mừng hiếp dâm”. Lúc đó, em nói sẽ báo công an về sự việc vừa xảy ra. Nghe xong, Q. nói với em: “Hãy bình tĩnh xem mọi việc thế nào đừng báo công an vội…”.
Tuy nhiên, em đã báo công an huyện Thường Tín ngay và ngày hôm sau, em được đưa vào khoa sản bệnh viện đa khoa Thường Tín giám định. Sau đó, viện Khoa học Hình sự kết luận: “Vết rách màng trinh mới, chảy máu”.
Khi nghe kết luận giám định của bác sĩ, em đã hoài nghi về kết luận này, nhưng lúc đó em rất xấu hổ và sợ hãi. Rồi em đề nghị bác sĩ cho mình xem kết luận giám định nhưng đề nghị của em không được chấp nhận.
Em có nói “Cháu đã trên 18 tuổi, phải được biết những gì liên quan tới bản thân”. Tuy nhiên, không hiểu vì sao em không được cầm bản kết luận giám định đó. Khi em hỏi thì vị bác sĩ giám định chỉ trả lời: “Tất cả chúng tôi đã gửi đến cơ quan công an, có thắc mắc gì chị liên hệ với họ”".
Video đang HOT
Cũng theo lời của kể của H., sau đó một cán bộ công an (H. không biết tên-PV) gọi H. lên để “dàn xếp” nhưng H. không đồng ý. “Giờ em đã mất tất cả, nhưng phẫn uất hơn cả là không biết em có bị hiếp dâm tập thể hay không. Tiếc là em không được cầm kết quả giám định, nhưng em linh cảm em bị hiếp dâm tập thể và các đối tượng đã rất thô bạo trong việc hãm hiếp em. Minh chứng là em bị chảy nhiều máu trong 2 ngày liền và cực kỳ đau đớn… Nếu như em được cầm bản kết luận giám định lúc đó thì mọi việc chắc chắn đã khác nhiều…”, chị H. nói.
Quá phẫn uất, chị H. đã tìm đến luật sư Trịnh Quang Chiến để nhờ tư vấn về pháp lý.
PV đã có cuộc trao đổi bằng điện thoại với một điều tra viên (người thụ lý hồ sơ-PV) công an huyện Thường Tín và được người này cho biết: “Ngày 23/7/2013, công an huyện Thường Tín đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khỏi tố bị can đối với Nguyễn Đình Mừng về hành vi hiếp dâm theo Điều 111 Bộ luật Hình sự”. Điều đáng nói là chỉ có Nguyễn Đình Mừng bị truy cứu trách nhiệm hình sự, những đối tượng còn lại đều vô can.
Theo một vị bác sĩ (xin được giấu tên), liên quan tới các xét nghiệm, giám định trong ngành y có mấy trường hợp sau: Thứ nhất, nếu bệnh nhân đến làm xét nghệm hoặc giám định thì kết quả phải trả cho bệnh nhân. Nếu bệnh nhân vào viện khám bệnh thì các kết quả giám định hoặc các xét nghiệm được đưa vào trong hồ sơ bệnh án, bệnh nhân không được giữ.
Do đó, về mặt hành chính, bác sĩ đã làm đúng. Tuy nhiên, nếu đây là vụ án hiếp dâm thì đúng là có nhiều bất cập. Vì liên quan đến giám định pháp y thì phải có cơ quan trưng cầu giám định và khi cơ quan trưng cầu giám định với cơ quan giám định đã khép hồ sơ thì chỉ có trời mới biết được đâu là thực, đâu là hư. Mặt khác, nếu sau đó vài tuần nạn nhân mới đi giám định thì khi đó các tổ chức bị tổn thương đã lành và khó phát hiện…
Giám định muộn nên khó kết luận?
Nghi án cha đẻ hiếp dâm con gái trong gần 10 năm trời ở Thái Nguyên cũng có nhiều bất cập về việc giám định.
Theo đơn tố cáo của chị N.T.Huyền, SN 1973, trú tại, xã Lương Sơn, TP.Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên thì chị đã phải mang theo 3 người con của mình về ở nhờ ông bà ngoại ở Hà Nội để trốn vì con gái lớn của chị là Trần Thành S., SN 1996 đã bị bố đẻ của mình là Trần Văn Tiếp lạm dụng tình dục và hiếp dâm từ năm 2004 đến tháng 5/2012.
Vào tháng 2 và tháng 5/2013, ông Tiếp lại tiếp tục lạm dụng tình dục và hiếp dâm cháu H. là em ruột của cháu S. Các con chị Huyền không chịu được nên đã kể hết hành vi hiếp dâm của bố cho mẹ nghe.
Ngày 06/6/2013, chị Huyền đã tố cáo hành vi của ông Tiếp đến công an xã, sau khi nhận đơn, công an xã đã báo cáo vụ việc này đến công an TP.Thái Nguyên.
Trao đổi với PV, chị H., mẹ của nạn nhân cho hay: “Sau khi các con tôi “tố” bố đẻ có hành vi đồi bại, công an đã cho các cháu đi giám định. Tuy nhiên, gia đình không được biết và không được giữ kết quả giám định dẫn đến việc cho đến nay, sự việc đau lòng trên vẫn chưa được làm sáng tỏ.
Chị Huyền cho biết: “Hiện nay gia đình tôi rất khó khăn, mấy mẹ con mỗi người mỗi nơi để lánh nạn. Tôi đã làm đơn gửi công an TP.Thái Nguyên, tố cáo Trần Văn Tiếp có hành vi đồi bại với con đẻ, nhưng chồng tôi đã dằn mặt mấy mẹ con tôi và nói, mẹ con tôi vu khống cho ông ấy?(!). Hiện chồng tôi vẫn chưa bị xử lý. Khi nghe thông tin này, tôi vô cùng bức xúc. Tôi chỉ mong pháp luật sớm trừng trị tên ác quỷ này và bảo vệ quyền lợi của các con tôi”.
Trao đổi với PV, một điều tra viên công an tỉnh Thái Nguyên cho biết: Vì sự việc xảy ra đã lâu nên khi giám định không còn dấu vết(?!). Cho đến nay đã gần một năm trôi qua sự việc vẫn chưa được làm sáng tỏ.
Cần cho nạn nhân đi giám định ngay sau khi bị hiếp dâm Ông Đỗ Bình Trí, Phó giám đốc bệnh viện Sản nhi tỉnh Bắc Giang cho biết: Trong trường hợp bị hiếp dâm, để đảm bảo độ chính xác thì tốt nhất là nạn nhân hoặc người nhà nạn nhân nên đưa nạn nhân đi giám định trong 24 giờ đầu sau khi sự việc xảy ra. Kết quả giám định là chứng cứ quan trọng nhất để kết luận có hay không hành vi hiếp dâm.
Theo Đời sống & pháp luật
Nỗi đau gia đình có con chết trong nhà giam lại không được đưa đi chôn
Công an kết luận nguyên nhân cái chết do "bị can dùng áo sơ mi trắng quấn lại thành sợi dây, buộc vào thành cửa sổ buồng giam treo cổ tự tử". Nhưng gia đình người chết không tin, gửi đơn khắp nơi đề nghị điều tra và sẵn sàng quật tử thi con gái để làm rõ nghi vấn.
Người con gái xấu số ấy là chị Trần Thị Hải Yến (31 tuổi, ngụ thôn Phước Lương, xã An Cư, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên). Chị Yến là nghi can của một vụ án cố ý gây thương tích mà Công an huyện Tuy An điều tra trước đó.
"Con gái tôi bị oan cơ mà, đã nhiều lần tôi làm đơn xin tại ngoại cho nó nhưng không được đồng ý, cuối cùng nó phải chịu một số phận bi thảm như thế. Càng đớn đau hơn con gái chết trong nhà giam, nhưng cơ quan công an lại không để gia đình tôi được nhận xác con mình về mai táng tại địa phương. Vợ chồng nghèo chúng tôi đứt ruột khi con gái chết một cách oan ức...", đó là những lời ai oán của ông Trần Ngọc Long (cha nạn nhân) khi nói về cái chết của con gái mình.
Ông Long và chị Hiền uất ức về hoàn cảnh gia đình.
Tiếp chúng tôi trong căn nhà cấp 4 tuềnh toàng, vợ chồng ông Long vẫn chưa hết chua xót xen lẫn căm giận khi kể về cái chết đầy oan nghiệt của con gái mình. Người con gái xấu số ấy là chị Trần Thị Hải Yến (31 tuổi, ngụ thôn Phước Lương, xã An Cư, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên). Chị Yến là nghi can của một vụ án cố ý gây thương tích mà cơ quan Công an huyện Tuy An điều tra trước đó.
Quệt dòng nước mắt ngắn dài rơi từ cặp mắt khô khốc vì mấy đêm không ngủ, người cha già đầu hai thứ tóc bắt đầu câu chuyện trong nỗi uất nghẹn: "Giờ con gái tôi chết oan như thế nhưng thân cô thế cô như chúng tôi thì chẳng biết kêu ai mấy chú ơi! Đã nhiều lần gia đình tôi xin được bảo lãnh tại ngoại cho con gái nhưng cũng không thành, cuối cùng Yến phải chết một cách bất thường trong trại giam như thế khiến chúng tôi không thể nào cầm lòng được".
"Đầu bạc tiễn đầu xanh"
Không cứng rắn được như chồng, bà Nguyễn Thị Thanh Liễu ngồi tựa người vào tường ánh mắt thẫn thờ nhìn lên di ảnh con gái sau làn khói hương. Bà kể lại cho chúng tôi nguyên nhân con gái mình bị tạm giam rồi ra đi mãi mãi.
Theo đó, tối ngày 3.3.2013, ông Nguyễn Tấn Dũng (nhà bên cạnh) tổ chức hát karaoke đến tận khuya khiến gia đình ông không tài nào ngủ được. Lúc đó bà ra sân gọi với sang nhắc ông Dũng dừng hát để mọi người xung quanh nghỉ ngơi. Trong hơi men, ông Dũng không chịu dừng hát mà còn nổi nóng khiến hai bên lời qua tiếng lại. Trong lúc hai gia đình xô xát, ông Dũng trượt chân ngã và bị thương nhẹ ở phần đầu.
Sự việc đến đây tưởng như dừng lại bởi hai bên đều nhịn nhau, ông Dũng sau vài ngày vẫn đi làm bình thường, hai gia đình xưa nay chưa từng có mâu thuẫn. Thế nhưng đến ngày 15.1.2013, Công an huyện Tuy An bất ngờ ra quyết định khởi tố vụ án, bắt tạm giam chị Yến về tội cố ý gây thương tích. Nạn nhân trong vụ án chẳng ai khác chính là ông Dũng. Theo kết quả giám định pháp y, ông Dũng bị thương tích 12%, trong đó vĩnh viễn 2%.
Tại phiên xử sơ thẩm ngày 19.3.2013, TAND huyện Tuy An tuyên phạt bị cáo Yến 30 tháng tù về tội cố ý gây thương tích. Thấy con mình bị oan, gia đình đã làm đơn kháng cáo. Ngày 1.7, trong phiên xử phúc thẩm, TAND tỉnh Phú Yên nhận thấy chưa đủ cơ sở vững chắc để buộc tội chị Yến, hơn nữa quá trình tố tụng còn sai quy định, vì vậy tòa đã tuyên hủy án và trả hồ sơ về Công an huyện Tuy An điều tra lại.
Trong thời gian chị Yến bị tạm giam tại nhà giam Công an huyện Tuy An, gia đình đã nhiều lần xin cho con gái được tại ngoại. Mặc dù Yến là lao động chính trong nhà khi cha mẹ đã già, các anh chị em đều có gia đình riêng, nhưng yêu cầu của gia đình vẫn không được chấp nhận. Thương con gái chịu cảnh giam giữ chưa biết đến ngày nào ra, lại lo cho tương lai của con, bà Liễu đã gửi đơn thư đi nhiều nơi nhờ can thiệp, giúp đỡ.
Mặc dù gia đình đã nhiều lần làm đơn, nhưng vẫn không được sự đồng tình của cơ quan chức năng huyện Tuy An về việc bảo lãnh chị Yến. Đầu giờ chiều ngày 7.10.2013, cơ quan công an công bố quyết định gia hạn thời gian tạm giam chị Yến thêm hai tháng. Sau đó vài giờ, chị Yến được cho rằng đã tự tử tại buồng giam. Khi gia đình đến nơi, chị Yến đã là cái xác lạnh tanh trong nhà xác Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên.
"Công an nói con gái tôi dùng áo để treo cổ tự tử. Nhưng làm sao có thể như vậy được khi nó biết cột áo vào chỗ nào để treo cổ. Một điều nữa là nếu tự tử sao mặt mày nó lại sưng lên...", ông Long nghẹn đắng chia sẻ với chúng tôi về nỗi uất ức.
Huyệt đào xong nhưng bỏ không vì công an giành chôn chị Yến.
Trong lúc gia đình ông Long đang hoang mang về nguyên nhân dẫn đến cái chết của con gái mình thì tối 19.12.2013, đại diện Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Yên cho biết cơ quan này đã có kết luận nguyên nhân cái chết của chị Trần Thị Hải Yến. Theo đó, chị Yến đã dùng áo dài tay quấn thành sợi, buộc vào cánh cửa buồng giam. Kết luận này dựa trên kết quả giám định pháp y của Trung tâm Pháp y Phú Yên xác định chị Yến chết do ngạt cơ học.
Đắng lòng vì không được chôn cất con gái tử tế
Mặc dù đã có kết luận chính thức từ phía cơ quan chức năng, nhưng gia đình ông Long vẫn hết sức bàng hoàng và dường như không thể tin nỗi đó là sự thật. Bỏ lại công việc đồng áng đang dang dở, vợ chồng ông vội vàng đến cơ quan chức năng huyện Tuy An ngay sau khi nhận được hung tin. Quá đau đớn trước thi thể đứa con gái, nhưng vợ chồng ông không còn cách nào khác ngoài việc xin đem xác chị Yến về quê chôn cất cho đàng hoàng.
Khi đến nơi thì mới vỡ lẽ, cơ quan Công an huyện Tuy An yêu cầu gia đình bà viết đơn theo thủ tục mới được đưa xác con về. Vì không muốn đứa con gái phải bị lạnh lẽo sau khi đã mất, vợ chồng bà đã nhanh chóng viết đơn rồi cùng ký vào gửi cho cơ quan công an như đã trình bày. Trong lúc chờ đợi sự chấp thuận của cơ quan chức năng, vợ chồng bà trở về nhà để chuẩn bị lo hậu sự, chỉ còn người chị gái của nạn nhân là chị Hiền ở lại trông coi xác của em gái.
Thế nhưng sau khi vợ chồng bà Liễu vội vã trở về chuẩn bị tang ma thì cũng lúc này xác chị Yến được cơ quan công an chuyển đi chôn cất ở một nơi khác, cách nhà nạn nhân hơn 30km. Chính điều này đã khiến cho gia đình hết sức bất bình, đau xót cùng cực vì không được tự tay chôn cất cho con gái.
Vẫn chưa hết bàng hoàng, chị Hiền (người tận mắt chứng kiến việc di chuyển địa điểm chôn cất của em mình) cho biết: "Khi gia đình tôi rời nhà xác bệnh viện để về quê lo việc chuẩn bị tang ma, thì công an đến chở quan tài Yến đi. Tưởng họ đưa em tôi về quê nhưng không ngờ họ đi thẳng đến nghĩa trang Thọ Vức (TP.Tuy Hòa), cách nhà tôi hơn 30km. Mặc dù rất đau buồn về việc đứa em gái tự tử trong buồng giam một cách bất thường, nhưng tôi vẫn không thể nào hình dung nổi chuyện em gái tôi được chôn cất ở một nơi xa xôi như vậy. Nhìn xác em được lấp sơ sài một lớp đất, lòng tôi đau đớn nhưng đành bất lực".
Trong lúc đang chuẩn bị tang lễ ở nhà thì ông Long nhận được điện thoại của Hiền nên vội vã giục vợ nhanh chóng đến nghĩa trang Thọ Vức để xem thực hư. "Khi vợ chồng tôi đến nơi thì họ đã lấp đất xong mất rồi. Chúng tôi tưởng họ sẽ đưa thi hài cháu về nhà, ai dè họ vội mang đi chôn. Tội nghiệp con tôi, bị giam gần chín tháng trời chịu bao khổ cực mà khi chết cũng lạnh lẽo với mỗi bộ quần áo xộc xệch. Người thân thì không ai được thấy mặt Yến lần cuối, vợ chồng tôi cũng không hất được nắm đất cho con. Nó có tội tình gì đâu mà sao đến chết cũng còn phải chịu đựng nỗi đau như thế chứ? ".
Nỗi đau dồn dập đến với vợ chồng ông Long-bà Liễu khi con gái chết mà vẫn chưa được trả lại sự trong sạch, không được về quê với ông bà tổ tiên. Người làm cha làm mẹ mà không được tự tay chôn cất con mình một cách tử tế. Sai sót thuộc về các cơ quan chức năng, nhưng dù như thế nào đi nữa thì nạn nhân cũng không thể sống lại và nỗi đau với gia đình biết đến bao giờ nguôi.
Theo Dòng đời
800 dân giết trộm chó:Người khởi tố liên quan tới án oan! Hai vụ việc "cẩu tặc" bị đánh chết ở Bắc Giang vào cuối tháng 8/2013 và ở Nghệ An vào đầu tháng 6/2013 rơi vào bế tắc trong việc phá án nhưng có diễn biến bên lề bất ngờ. Người bị khiếu nại có liên quan đến vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn Ngày 27/8, hàng trăm người dân ở thôn...