Liệu án phạt của Riot đối với cvMax có công bằng hay không?
Nhiều người cho rằng án phạt của Riot đối với cvMax là “thiếu công bằng”, và nhiều ý kiến còn hoài nghi rằng án phạt đó là cách để Riot “trả đũa” cvMax.
Riot Hàn Quốc đã chính thức công bố án phạt cấm tham gia vô thời hạn tất cả các hoạt động do Riot tổ chức đối với huấn luyện viên cũ của Griffin cvMax. Theo Riot, cxMax đã liên tục có những hành vi bạo hành về ngôn từ và thể chất trong một thời gian dài, và mức độ bạo hành cao đến mức khó có thể chấp nhận.
Dù vậy, hầu hết người hâm mộ eSports Hàn Quốc không đồng ý với án phạt này của Riot. Lý do là bởi nó là một án phạt “vô thời hạn”. Công chúng cho rằng đó là một án phạt quá nặng. Riot đã rất cứng rắn và tuyên bố rằng “cvMax sẽ không được tham gia bất cứ hoạt động nào do Riot tổ chức, bao gồm LCK”. Liệu cvMax có đáng phải nhận án phạt này không?
Án phạt của Riot không thống nhất với ba tiêu chuẩn sau
1. Điểm án phạt toàn cầu (GPI)
Nền tảng trong các án phạt của Riot là gì? Đầu tiên, họ luôn dựa vào điểm án phạt toàn cầu mà chính họ đã tạo ra cách đây vài năm. Dựa trên thang điểm này, vi phạm của cvMax nằm ở mục “hành vi rất nghiêm trọng”.
Theo văn bản của Riot, quãng thời gian cấm tham gia các hoạt động đối với vi phạm này là từ ba đến mười tháng. Điều này đồng nghĩa với việc cvMax nên nhận một án phạt với thời gian tương tự. Dù vậy, Riot vẫn lưu ý rằng, trong một số trường hợp đặc biệt, họ có quyền thay đổi thời gian tối thiểu và tối đa của án phạt.
Chúng ta có thể hiểu là Riot cho rằng hành vi của cvMax là một trường hợp đặc biệt, và việc cấm hoạt động vô thời hạn là cần thiết. Vậy thì, đâu là lý do để Riot quyết định như vậy? Công chúng rất cần một lời giải thích rõ ràng và cụ thể hơn. Riot cho rằng “mức độ bạo hành bằng ngôn từ đối với các tuyển thủ là rất nặng nề, và đã được kiểm chứng thông qua nhiều nguồn chứng cứ khác nhau”, nhưng lời giải thích đó khó để làm người hâm mộ cảm thấy thuyết phục.
2. Những tiền lệ trước đây trong thể thao
Video đang HOT
Nếu Riot đã đưa ra một án phạt nặng như cấm hoạt động vĩnh viễn, liệu họ đã xem qua những vụ việc tương tự đã xảy ra trong quá khứ hay không? Dù vậy, những trường hợp đã xảy ra trong thể thao truyền thống và vụ việc lần này không giống nhau hoàn toàn.
Mới đây, một HLV bóng đá đã bị cấm hoạt động vĩnh viễn. Jeong Jung-sun đã có hành vi tấn công một phụ huynh cuả tuyển thủ, và ông đã bị cấm tham gia khỏi mọi hoạt động của Liên Đoàn Bóng Đá Hàn Quốc. Một vụ việc khác là HLV Cho Jae-beom trong môn trượt băng tốc độ, khi ông này đã có những hành vi xúc phạm về nhân cách, thể chất, và lời nói đối với một vận động viên khuyết tật. Như vậy, những án phạt cấm hoạt động vô thời hạn thường được áp dụng với những hành vi như cố tình gây nên chấn thương hay bạo hành,…
Theo Uỷ Ban Thể Thao Olympic Hàn Quốc (KSOC), “KeSPA không phải là một tổ chức chính thức thuộc KSOC, họ chỉ là một tổ chức được công nhận, nên Uỷ Ban Công Bằng Thể Thao không thể hỗ trợ trực tiếp trong vấn đề này, nhưng nếu KeSPA có cần giúp đỡ, chúng tôi luôn sẵn sàng”.
KeSPA phối hợp tổ chức LCK cùng Riot Hàn Quốc, và họ là một tổ chức được KSOC công nhận. Nếu KeSPA và Riot gặp khó khăn trong vấn đề quyết định mức án phạt, họ nên xin ý kiến của Uỷ Ban Công Bằng Thể Thao và ra án phạt theo những quy định cụ thể.
3. Theo những quy định của luật
KSOC cho rằng các án phạt nên được dựa trên những quy định luật pháp cụ thể. EYP LAW, một hãng luật của Hàn Quốc, đã chia sẻ về vấn đề này gần đây.
“Nếu nạn nhân bị bạo hành về mặt thể chất, đó có thể xem là một hành vi cố ý gây thương tích, nhưng nếu xét trên khía cạnh đó, án phạt đáng ra phải nhẹ hơn. Điều đó có thể thay đổi dựa trên những thoả thuận riêng của các bên, nhưng án phạt đáng ra nên là một khoản phạt tiền, hoặc cấm hoạt động có thời hạn”. EYP LAW còn cho biết thêm: “Hành vi của cvMax sẽ phải nhận một án phạt nhẹ hơn, nếu nó diễn ra trong thể thao truyền thống”.
Ngoài ra, theo điều 31 trong quy định của Uỷ Ban Công Bằng Thể Thao, những đóng góp của cvMax trong việc phát hiện hành vi thiếu công bằng trong hợp đồng của Kanavi nên được coi là một tình tiết giảm nhẹ. Ngoài ra, theo điều 34, cvMax có quyền được đề nghị xem xét lại án phạt. Mặc dù KeSPA và Riot Hàn Quốc không bắt buộc phải chấp hành theo những quy định của Uỷ Ban Công Bằng Thể Thao, ít nhất họ cũng nên cho một cvMax một cơ hội để kháng cáo quyết định này.
Dù vậy, Riot vẫn quyết định “cấm hoạt động vô thời hạn” đối với cvMax, một án phạt nặng nhất trong LMHT. Nhiều người cho rằng đây là một hành động “trả đũa” của Riot nhắm vào cvMax.
Theo Game TV
Chủ sở hữu cũ đội tuyển Team Flash nhận án phạt từ BTC VCS
Ban tổ chức Vietnam Championship Series đã đưa ra thông báo chính thức về quyết định xử phạt anh Trần Nhật Tiến - chủ sở hữu cũ đội tuyển Team Flash.
Vài phút trước, Ban tổ chức giải đấu Vietnam Championship Series (VCS) đã ra thông báo chính thức về quyết định xử phạt cá nhân Trần Nhật Tiến - chủ sở hữu cũ đội tuyển Team Flash.
Toàn văn thông báo như sau:
"Vào cuối tháng 9/2019, BTC VCS nhận được thông báo từ một số vận động viên và nhân viên Team Flash về việc không hoàn thành nghĩa vụ trong hợp đồng với vận động viên.
Qua quá trình điều tra, BTC đã có xác nhận từ các vận động viên và cá nhân Trần Nhật Tiến về các sai phạm sau:
- Không minh bạch trong vấn đề hợp đồng với vận động viên
- Chậm trễ lương vận động viên và nhân viên
- Không minh bạch về tài chính với đơn vị sở hữu đội (Team Flash)
QUYẾT ĐỊNH: Trần Nhật Tiến bị cấm tham gia tất cả các giải đấu của Garena và Riot Games trong vòng 24 tháng kể từ thời điểm ra thông báo. Án phạt này bao gồm nhưng không giới hạn trong các vai trò sau: chủ sở hữu, huấn luyện viên, nhân viên... Tất cả các đội nếu vi phạm sẽ bị xử phạt tương ứng. Sau 24 tháng, Garena và Riot Games sẽ xem xét lại án phạt.
HOÀN CẢNH SỰ VIỆC:
Vào tháng 06/2019, Trần Nhật Tiến kí kết hợp đồng bán quyền sở hữu suất thi đấu VCS và hợp đồng vận động viên cho Team Flash.
Trần Nhật Tiến được Team Flash ủy quyền quản lý đội, Team Flash thực hiện việc chuyển tiền hằng tháng để vận hành đội.
Trong quá trình vận hành, Trần Nhật Tiến không cung cấp được giấy tờ tài chính về việc thanh toán lương vận động viên cũng như các chi phí vận hành đội khác.
Vào tháng 9/2019, BTC tiến hành điều tra và xác thực các vấn đề trên."
Như vậy với quyết định này, chủ sở hữu cũ và cựu quản lý của Team Flash sẽ bị cấm tham gia các giải đấu do Garena và Riot Games tổ chức trong vòng 2 năm. Hiện anh Trần Nhật Tiến vẫn chưa đưa ra bình luận nào về quyết định này của ban tổ chức VCS.
Theo Game TV
Levi muốn kháng cáo lên BTC nhằm tăng án phạt cho Zeros sau "show diễn" đỉnh cao của Yoshino Trong một ngày mà Zeros phải ở Gaming House xem những người đồng đội của mình thi đấu do án phạt thì "người đóng thế" Yoshino lại tiếp tục tỏa sáng rực rỡ đem về chiến thắng 2 - 0 cho GAM trước QG. 2 trận phải ngồi dự bị để nhường xuất đánh chính cho Zeros dường như không làm cho anh...