‘Liệt sỹ’ 40 năm lưu lạc: Bộ trưởng Bộ Y tế vào cuộc
Bộ trưởng Bộ Y tế có công văn chỉ đạo Bệnh viện Việt Đức tập trung thăm khám, điều trị và miễn phí cho “liệt sỹ” trở về sau 40 năm lưu lạc xứ người.
Như TS đã đưa tin về trường hợp ông Phạm Văn Được (tức Phan Hữu Được, ở thôn Tự Tiên, xã Tiên Minh, Tiên Lãng, Hải Phòng), một chiến binh sau 40 năm lưu lạc xứ người, sống cảnh đói rách và mất trí nhớ đã trở về quê hương.
Ngày 24/6, Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng đã sử dụng các thiết bị máy móc hiện đại nhất để khám, phát hiện ông Được đang mang trong mình quá nhiều bệnh tật.
Ông Được bị bệnh u gan lớn, u xương đầu gối và tình trạng viêm gan C với lượng men gan quá cao; sỏi túi mật to cần xử lý gấp. Đồng thời trên cơ thể ông Được còn có những vết gãy xương từ rất lâu nhưng không được chữa trị.
Ông Phan Hữu Được (bên phải) được chuyển lên Bệnh viện Việt Đức điều trị – Ảnh Minh Khang
Ngày 29/6, bà Nguyễn Thị Kim Tiến – Bộ trưởng Bộ Y tế đã có công văn gửi Bệnh viện Việt Đức biểu dương tinh thần làm việc, khẩn trương, có trách nhiệm và hết lòng vì người bệnh của tập thể cán bộ, y bác sỹ Bệnh viện khi mới đây gia đình đưa ông Được đến khám, điều trị tại Bệnh viện Việt Đức.
Đồng thời, công văn nêu rõ: “Ông Phan Hữu Được là trường hợp đặc biệt, Bộ Y tế đề nghị Giám đốc Bệnh viện tiếp tục chỉ đạo các khoa, phòng chuyên môn, tập trung các thiết bị hiện đại nhất trong khả năng có thể, tổ chức thăm khám, điều trị và miễn phí toàn bộ đối với trường hợp đặc biệt này”.
Trước đó, bằng nhiều nguồn thông tin, gia đình đã tìm thấy ông và đưa ông về lại nơi “chôn rau cắt rốn”, đoàn tụ cùng người thân trong sự ngỡ ngàng, mừng vui khôn siết nhưng cũng đầy đau xót khi trở về với danh hiệu “4 không” – Không vợ, không con, không tài sản và không chế độ, kèm theo những vết thương chiến tranh và bệnh tật.
Video đang HOT
Ngày 25/6, ông Nguyễn Văn Thành, Bí thư Thành ủy Hải Phòng về thăm hỏi, động viên và chuyển lời thăm hỏi sức khỏe, trao tặng ông Được 10 triệu đồng từ tiền lương của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.
Về các chính sách liên quan đến ông Phan Hữu Được, ông Thành yêu cầu Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và UBND huyện Tiên Lãng phối hợp với các sở ngành liên quan giải quyết trong thời gian nhanh nhất.
Bộ trưởng Bộ Lao động – TBXH Phạm Thị Hải Chuyền cũng đã chỉ đạo Sở Lao động – TBXH TP Hải Phòng kết hợp với UBND huyện Tiên Lãng và các cơ quan chức năng khẩn trương giải quyết chế độ, chính sách cho vị thuyền trưởng “liệt sỹ” trở về sau 40 năm lưu lạc xứ người này.
Theo vietbao
Liệt sĩ trở về hoang mang chờ ngày được hưởng chế độ chính sách
Sự trở về của ông Phan Hữu Được sau 40 năm lang bạt không ký ức đã đem lại hạnh phúc phúc vô bờ cho hai người cháu hiếu thảo. Sự trở về của ông cũng hé lộ một ký ức dài đau buồn và nhiều mất mát.
Trước một nhân cách cao cả của người chiến sĩ anh dũng đã hy sinh hết thảy vì dân tộc, những mất mát của ông sẽ được xã hội đền đáp như thế nào? Liệu việc chuyển từ danh xưng "liệt sĩ" thành "thương binh" có quá khó khăn?
"Tôi đã không tin và chưa từng chưa hi vọng"
Tôi đã định không kể ra đây những trăn trở của anh Phan Hữu Lợi về việc yêu cầu quyền lợi và chính sách cho người chú ruột của mình. Nhưng cứ nhìn ánh mắt anh ngấn lệ là lại không khỏi day dứt.
Ông Được với gương mặt ưu tư cố hữu
Khi xác định được việc chú ruột mình vẫn còn sống và đang rất khổ sở, người cháu nghèo ấy đã không ngần ngại bảo vợ tháo nhanh đôi hoa tai hồi môn, thứ tài sản đáng giá nhất của chị, bán lấy 4 triệu đồng; vay mượn thêm ít nữa từ người thân, để vội vã nhảy xe vào Nam tìm chú.
Ngày anh đi Nam chẳng có lấy một chiếc áo mới để mặc cho đàng hoàng. Anh Nguyễn Công Hiệp, Bí thư đoàn chi nhánh điện lực Tiên Lãng, một người quen của gia đình, kể: "Sáng hôm đấy anh Lợi bảo với tôi là phải đi đón chú ruột còn sống về, nhưng trên người vẫn là chiếc áo phông cũ đã ngả màu. Tôi thương quá liền chạy ra chợ mua ngay cho anh cái áo sơ mi trắng để anh mặc trước khi lên xe. Dù sao thì cũng đây cũng là lần đầu anh đi xa".
Nghèo là vậy, nhưng khi đón được ông Được về, anh liền mổ ngay con lợn 60 kg để mời họ hàng, làng xóm ăn mừng vì gia đình đã có người chết trở về. Con lợn ấy là tài sản lớn mà trước đó vợ chồng anh định bụng nuôi thêm chút nữa bán đi mua bộ bàn ghế lấy chỗ ngồi khi nhà có khách.
Hiếm hoi lắm mới thấy ông Được vui vẻ trò chuyện, tươi cười tỉnh táo (trong ảnh, ông Được vui vẻ nói chuyện với nhà báo Phạm Huy Hoàn, TBT báo điện tử Dân trí).
Khi đón ông Được trở về, 3 ngày sau thì anh Lợi lọc cọc chở chú lên UBND xã báo cáo chính quyền địa phương. Anh đưa chú lên trình xã không phải là để yêu cầu xã có chế độ đãi ngộ cho một liệt sĩ còn sống trở về mà chỉ đơn giải là để công an khỏi bắt chú khi phát hiện thấy người lạ mà không có giấy tờ ở địa phương.
Anh Lợi thật thà kể: "Tôi với vợ con và em trai cho rằng, người ta tìm được hài cốt liệt sĩ về chỉ còn được tý đất thôi, còn mình thì tìm được chú ruột về bằng da bằng thịt thật. Thế là nhà mình có phúc lắm rồi. Thôi thì chú mình mình nuôi lấy. Chứ cả hai anh em đều nghèo không lấy tiền đâu ra mà chạy làm chế độ cho chú".
Đêm thứ 4 sau ngày ông Được về lại quê hương, anh em anh Lợi cũng phân trần với ông Được: "Chú ạ, nếu giờ mà cháu kêu gào lên, chạy đi gõ cửa nhiều nơi thì người ta cũng có thể cho hưởng chế độ này kia. Nhưng mà hoàn cảnh cháu nghèo khó không biết vay mượn vào đâu. Mà làm như thế hóa ra xương máu chú đổ xuống thành ra vô nghĩa. Thôi mình bỏ ý định ấy đi".
Nghe người cháu nói vậy, ông Được đã trả lời: "Không sao đâu, mấy năm dài chú không được ăn no vẫn sống được. Giờ có các cháu cho ăn no là sướng lắm rồi".
Vì thế nên khi gặp anh Lợi, chúng tôi đã hỏi về nguyện vọng của anh dành cho chú thì anh chỉ ước một cái thẻ bảo hiểm y tế để đưa chú đi điều trị thương tật bớt khó khăn. Người em trai Phan Hữu Lộc thì ước xa xôi hơn: "mong sao từ nay về sau, trời phù hộ cho anh em tôi làm ăn thuận lợi để có điều kiện bồi dưỡng cho chú miếng ăn, giấc ngủ để chú béo khỏe lên".
Có người đã cho suy nghĩ của anh em anh Lợi là "khù khờ", "sỹ diện" nhưng tận sâu trong lòng anh đã không có hi vọng. Anh nói: "Tôi chứng kiến nhiều trường hợp ngoài xã hội khi chạy vạy đi làm chính sách rồi, gian nan lắm. Vì thế xét khả năng của mình, tôi đã không tin và chưa từng hi vọng, chú mình sẽ được hưởng chế độ chính sách của nhà nước".
Có lẽ họ sẽ sống với nhau trong căn nhà nhỏ chật vật như thế đến hết đời nếu như không có báo chí vào cuộc.
Làm chứng minh thư cho chú đê sau này có mảnh đât yên nghỉ
Ngày 2/4, anh Lợi đã dẫn người chú mang danh "liệt sĩ" lên trình báo UBND xã Tiên Minh. Tại đây, anh Lợi đã có ý nhờ cậy Phó Chủ tịch xã - ông Đoàn Xuân Thi - xin chính quyền tạo điều kiện làm cho chú anh chứng minh nhân dân và hộ khẩu. Nhằm một lý do duy nhất mà anh Lợi đã thật thà trình bày: "Để phòng khi mai này chú tôi mất đi, thì gia đình cũng phải làm điếu văn cho chú. Nếu không lúc đấy chú tôi chết thành ra không tên, không họ, không quê quán thì lấy đâu ra đất mà yên nghỉ".
Đề nghị của anh đã được giúp đỡ nhiệt tình bằng hướng dẫn nhanh, trước mắt anh phải về làm đơn đề nghị xóa tên người đã chết, cắt danh sách liệt sĩ thì sau đó mới làm được chứng minh nhân dân. Có chứng minh thì mới nhập được hộ khẩu. Còn về chính sách xã hội, lãnh đạo UBND xã nói luôn là rất khó vì việc này là ở trên quyết chứ xã không dám.
Anh Lợi yên tâm mang chú về vì đã báo cáo chính quyền rồi, chú sẽ bình yên ở nhà anh và ngày một ngày hai sẽ được ra khỏi danh sách liệt sĩ của xã. Sau đấy sức khỏe ông yếu, anh Phan Hữu Mười, người cháu họ đã đón ông từ bến xe An Sương ngay sau khi ông trở về Việt Nam, đưa ông vào Sài Gòn để chữa bệnh suốt 20 ngày.
Ngày 15/6, nhận được thông tin về trường hợp liệt sĩ Phan Hữu Được còn sống trở về, chúng tôi đã có buổi làm việc với đại diện chính quyền xã Tiên Minh thì nhận được ý kiến gia đình là cháu ông Được thuộc diện khó khăn về kinh tế. Chính quyền sẽ hỗ trợ xóa tên liệt sĩ theo nguyện vọng của thân nhân. Báo cáo rồi phòng lao động thương binh xã hội huyện xin ý kiến. Riêng việc giải quyết chế độ chính sách thì rất khó vì ông Được không còn giấy tờ gì.
Trao đổi với Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng thì thật bất ngờ, sau 2 tháng 14 ngày "liệt sĩ" Được may mắn trở về lại quê hương, huyện vẫn chưa hề được báo cáo. Chúng tôi liên hệ với lãnh đạo Phòng Lao động thương binh và xã hội huyện Tiên Lãng, rất may cơ quan này đã nhận được báo cáo của xã về trường hợp của ông Được. Phòng đã tổ chức xuống thăm và ghi nhận việc gia đình hứa sẽ có trách nhiệm đưa ông Được đi khám bệnh. Còn về chính sách xã hội đối với "liệt sĩ" Được thì "chưa thấy ông ý kiến gì nên phòng cũng chưa có động thái gì".
Theo Dantri
Vị thuyền trưởng 'liệt sỹ' 40 năm lưu lạc xứ người 40 năm phiêu dạt xứ người, ai ngờ vị thuyền trưởng ngày nào đến cái tên mình còn không nhớ lại có ngày đoàn tụ bên người thân, xóm làng. Những ngày này, câu chuyện về người "liệt sỹ" trở về sau 40 năm báo tử được lan truyền khắp huyện Tiên Lãng (Hải Phòng). Những người trong làng, trong xã gọi vui...