“Liệt sĩ” trở về sau 25 năm báo tử: Gian nan hành trình trở về quê nhà
Trong lúc đi liên lạc lấy thông tin từ quân đoàn, ông Bình bị địch bắn trọng thương không nhớ đường về đơn vị. Sau 39 năm lưu lạc nơi xứ người, chàng lính năm xưa không ít lần tìm về quê hương nhưng đều vô vọng.
Khi ông Bình kể về hành trình tìm đường trở về, đồng đội của ông đã bật khóc
Đưa “liệt sĩ” trở về từ Facebook
Sau 25 năm nhận giấy báo tử hi sinh tại chiến trường ở Campuchia, mới đây ông Phạm Văn Bình (SN 1954, trú tại xã Kỳ Sơn, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã trở về quê nhà. Nhưng khi trở về, những người thân thiết nhất đã ra đi, chỉ còn lại 3 người cháu ruột con của anh trai.
Trước đó, vào năm 1993, gia đình ông Bình đau xót khi nhận được giấy báo tử ghi rõ “Phạm Văn Bình (SN 1954, trú tại xã Kỳ Sơn, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) cấp bậc hạ sĩ, chức vụ chiến sĩ. Ngày 21/2/1979, ông Bình đã hi sinh trong trường hợp chiến đấu mất tích”.
Nhận được giấy báo tử rằng em và con mình đã mất, gia đình ông Bình đau xót khôn nguôi, nhưng họ vẫn hi vọng rằng ông Bình sẽ sống và trở về. Cũng thời gian đó, người thân lập bàn thờ, chọn ngày 21/2 hằng năm làm đám giỗ cho ông.
Giấy báo tử năm 1993 ghi rõ ông Bình đã hi sinh tại chiến trường
Là người trực tiếp sang Campuchia đón chú về nhà, ông Phạm Trung Hiếu (54 tuổi, cháu ruột ông Bình) cho biết, trước đó, vào ngày 10/10 ông nhận được thông tin từ người con trai sinh sống tại TP Hồ Chí Minh nói trên Facebook có người tên Phạm Văn Bình, lưu lạc từ chiến tranh đang tìm cách liên hệ với người thân ở Việt Nam để tìm về quê.
Lúc này ông Hiếu đã nhanh chóng liên hệ với anh Nguyễn Nhật Dũng – người đăng thông tin trên Facebook để xác minh có phải người chú ruột mình mất tích 39 năm trước hay không.
Qua bức ảnh, ông Hiếu đã nhận ra người có tên Phạm Văn Bình là chú ruột của mình nên ông đã cùng con trai sang Campuchia để đón chú trở về quê nhà.
Video đang HOT
“Có nằm mơ tôi cũng không dám nghĩ chú mình còn sống vì mấy chục năm qua gia đình vẫn làm đám giỗ cho chú. Anh Dũng này là giám đốc một công ty cao su ở Campuchia. Chú Bình vô tình xin vào làm thuê cho công ty này, sau khi trò chuyện, mới biết là người cùng quê ở Kỳ Anh đã lưu lạc từ chiến tranh, nên anh Dũng đăng lên Facebook để tìm người thân”, ông Hiếu kể lại.
Chị Phạm Thị Lợi (SN 1982, cháu ruột ông Bình) cho biết, khi nhận được giấy báo tử, bố chị là anh trai ông Bình đau xót khôn nguôi. Suốt nhiều năm ông ngược xuôi hỏi tin đồng đội về tung tích của em trai nhưng biệt tích.
“Ngày bà nội và bố mẹ tôi mất, lúc nào cũng nhắc đến chú vì thương. Bố mẹ và bà đã khóc rất nhiều, ngày bố tôi mất có dặn mấy anh em phải tìm kiếm tung tích chú, nếu chết phải tìm thấy xác, sống thì trở về. Nay tìm được chú qua Facebook, chúng tôi rất vui mừng và hạnh phúc. Sắp tới gia đình sẽ sang đưa vợ và con chú về quê ở”, chị Lợi cho hay.
Ông Bình cùng vợ con tại Campuchia
“Liệt sĩ” trở về sẽ được xét duyệt hưởng chế độ thương binh
Là người đăng tải thông tin để đưa ông Bình trở về quê nhà, anh Nguyễn Nhật Dũng, giám đốc một nông trương cao su tại Campuchia cho biết, vào tháng 6/2017, anh đã gặp ông Phạm Văn Bình trong một chuyến đi kiểm tra công việc tại nông trường.
Qua cuộc trò chuyện, ông Bình đã kể cho anh Dũng nghe về cuộc sống hiện tại của mình và gia đình ở Việt Nam trước khi nhập ngũ, rồi bị thất lạc. Biết được nguyện vọng của ông Bình là muốn trở về Việt Nam nhưng không nhớ rõ địa chỉ, kinh tế lại khó khăn, sống ở vùng xa xôi hẻo lánh nên anh Dũng đã đăng tải thông tin của ông Bình lên mạng xã hội.
“Tôi đã đăng lên Facebook để tìm người thân cho ông Bình. Cách đây 3 tháng tôi cũng về quê ở Kỳ Anh (Hà Tĩnh) và xác minh ở xã Kỳ Sơn có liệt sĩ Phạm Văn Bình. Và thật tình cờ là người nhà ông Bình cũng nhận ra ông thông qua thông tin trên Facebook và liên lạc với tôi”, anh Dũng nhớ lại.
Ông Bình được anh Dũng báo thông tin để đưa “liệt sĩ” này về quê nhà sau 25 năm báo tử
Ông Nguyễn Đình Tương, Phó trưởng phòng LĐ-TB&XH cho biết, hiện đơn vị đang xác minh, làm hồ sơ gửi lên Sở LĐ-TB&XH để làm xét duyệt hưởng chế độ trợ cấp đối với trường hợp của ông Bình.
Theo ông Tương, ông Bình được công nhận liệt sĩ từ 25 năm trước. Do người thân mất nên hiện nay ông Bình được hưởng trợ cấp hương khói, mỗi năm 500 ngàn đồng, ngoài ra các ngày lễ Tết được tặng quà.
“Đây là sự việc hi hữu lần đầu tiên xảy ra trên địa bàn huyện. Chúng tôi đang hỗ trợ với gia đình xác minh lại việc trở về của ông Bình báo cáo lên Sở để làm chế độ hưởng trợ cấp theo nguyện vọng của gia đình”, ông Tương cho hay.
Theo Danviet
Trở về sau 25 năm báo tử: Tưởng đã chết về thắp hương bố mẹ khuất núi
Ông Phạm Văn Bình (SN 1954, trú thôn Mỹ Lợi, xã Kỳ Sơn, Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vừa trở về nhà sau 25 năm nhận giấy báo tử. Cha mẹ và anh trai ông đều đã mất.
Theo Chủ tịch xã Kỳ Sơn Nguyễn Anh Ngọc, ông Bình được công nhận liệt sỹ cách đây mấy chục năm.
Ông Bình (phải) gặp lại ông Nguyễn Thanh Mai, người bạn chiến đấu một thời
"Người thân của ông Bình nhận chế độ tuất liệt sĩ từ nhiều năm. Sau đó, mẹ của ông mất nên chế độ này bị cắt và hiện nay người thân ông được hỗ trợ 500 nghìn đồng/năm tiền hương khói", ông Ngọc cho hay.
Năm 1977, ông Phạm Văn Bình nhập ngũ chiến đấu tại chiến trường Campuchia. Ngày 21/2/1979, trong lúc đưa thông tin liên lạc cho đơn vị thì bị địch phục kích bị thương nặng.
Vợ con của ông Bình tại Campuchia
Năm 1993, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tĩnh đã gửi giấy báo tử về cho thân nhân, cho biết ông Bình đã chiến đấu mất tin và được xác nhận là liệt sĩ.
Chị Nguyễn Thị Lợi (SN 1982, cháu ruột của ông Bình) kể lại, chị biết thông tin ông Bình còn sống thông qua mạng xã hội.
Cách đây 1 tháng, anh Nguyễn Nhật Dũng (trú xã Kỳ Phú, Kỳ Anh) đăng thông tin tìm liệt sĩ có hình ảnh trùng khớp với ảnh thờ cúng của người chú ruột của mình.
Giấy báo tử năm 1993
"Chú tôi làm thuê cho anh Dũng tại Campuchia, thấy anh Dũng đăng tin, tôi thấy hình ảnh giống với hình mà bấy lâu nay thờ cúng chú nên đã thông báo cho gia đình. Tôi được anh Dũng đưa sang Campuchia đưa chú về", chị Lợi nói.
Trở về tại thôn Mỹ Lợi, ông Phạm Văn Bình xúc động cho biết, sau khi bị địch bắn bị thương ở tay, chân và đầu, ông bị hôn mê. Tỉnh dậy, ông bò xuống ruộng tìm nước uống và được người dân Campuchia đưa về cưu mang.
Ông vẫn nhớ về quê hương nhưng không có giấy tờ và trí não lúc nhớ lúc không.
"Tôi đi phụ hồ, sống cùng người dân vùng hẻo lánh. Sau một thời gian tôi gặp 1 người phụ nữ bản địa, lúc ấy cũng đã nhiều tuổi, và kết hôn với người đó. Chúng tôi có con gái 10 tuổi. Tôi trở về đây thu xếp, rồi sẽ đưa vợ con về Việt Nam sinh sống", ông Bình nói.
Được biết, ông Bình là con út trong gia đình có hai anh em. Hiện bố mẹ và anh trai của ông đã mất.
Thiện Lương
Theo VNN
Chủ nhân Facebook đưa "liệt sĩ sống" trở về sau 39 năm mất tin là ai? Như đã thông tin, gia đình liệt sĩ Phạm Văn Bình hết sức vui mừng vì biết tin ông còn sống qua Facebook sau 25 năm nhận giấy báo tử. PV đã liên hệ với người có nick facebook "Nhật Dũng" để tìm hiểu về quá trình giúp đỡ ông Bình trở về quê hương sau 39 năm mất tin. Anh Nguyễn Nhật...